Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 30)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng

1.1.9. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam

Nhìn chung, các tổ chức XHTD hàng đầu trên thể giới gồm Moody’s, Fitch, S&P sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách tồn diện về kinh tế, ngành và cơng ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính tốn sau khi dữ liệu đãđiều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các DN trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kì tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà DN tạo ra được với dòng tiền mà DN phải chitrả.

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệpcủa Moody’s

Phương pháp XHTD của Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độ rủi ro của người đi vay. Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câuhỏi:

(1) Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại được khoản tiền gốc và lãi đúng hạn cho một khoản vay cụ thể?

(2) Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác là như thế nào (cao hay thấp hơn)?

Moody’s đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựa trên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xu hướng ngành, nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khả năng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dịng tiền trong trường hợp môi trường kinh doanh có thay đổi lớn.

Việc XHTD này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, và các yếu tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (của doanh nghiệp).

Về phân tích định lượng, Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, được ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo XHTD DN.

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệpcủa Fitch

Fitch xếp hạng DN dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của DN trong khảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi DN và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các DN khác trong cùng một nhóm các DN tương đồng. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dịng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của DN. Fitch có24 mức XHTD: cao nhất là AAA và thấp nhất là DDD.

Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào.

Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến địn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong q trìnhđịnh giá.

Bảng 1.1: Các chỉ số tài chính sửdụng trong xếp hạng tín dụng của Fitch Tỷ số đảm bảo

Nợ thuần = Nợ- tiền mặt và các khoản tương đương tiền FFO interst coverage = FFO lãi vay Cổ tức cổ phần ưu đãi

lãi vay phải trả cổ tức cổ phần ưu đãi

FCF dept - service coverage = FCF lãi vay Cổ tức cổ phần ưu đãi

Lãi vay Cổ thức cổ phần ưu đãi Nợ NH Nợ DH đến hạn trả

Các thước đo đòn bẩy

FFO adjusted leverage = Tổng nợ + tài sản thuê ngoài + cổ phần ưu đãi FFO + Lãi vay+ cổ tức cổ phần ưu đãi + CF thuê ngoài

Tổng nợ + Tài sản th ngồi EBITDAR

Tổng nợ

Tổng mức vốn hóa thị trường

Các thước đo khả năng sinh lời

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần

EBITDA Doanh thu thuần

(Nguồn: Các phương pháp XHTD DN điển hình trên thế giới phần 2- Lê Tất Thành - www.rating.com.vn)

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Standar & Poor’s (S&P)

XHTD của S&P được công bố bắt đầu từ năm 1916, cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên toàn thế giới những phân tích độc lập về

ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc của một DN hay một quốc gia. S&P có 22 mức XHTD: cao nhất là AAA và thấp nhất là D.

Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P tập trung nhiều vào phân tích dịng tiền và khả năng thanh tốn trong quá khứ.

Trong quá trình xếp hạng, S&P khơng phân loại theo tín chấp của dữ liệu mà phân theo rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bao gồm: rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh, vị thế DN trong ngành, lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các DN khác trong nhóm tương đồng. Rủi ro tài chính bao gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thơng tin kế tốn, khả năng đáp ứng của dịng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh tốn ngắn hạn.

1.1.9.2. Mơ hình Xếp hạng tín dụng ởViệt Nam

Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC)

So với nhiều nước phát triển trên thế giới, hoạt động xếp hạng tín dụng tại Việt Nam cịn chưa phát triển. Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) là một trong những tổ chức thực hiện xếp hạng tín dụngtại Việt Nam. Với vị trí là tổ chức trực thuộc NHNN, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng củacác NHTM và các TCTD phi ngân hàng, CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu để có một sản phẩm chấm điểm chính xác, hỗ trợ hệ thống các NHTM trong hoạt động tín dụng. CIC hiện đang sử dụng các chỉ tiêu tài chính để chấm điểm theo hướng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của NHNN bao gồm: tính thanh khoản, cân nợ, thu nhập, tình hình hoạt động qua 3 năm tài chính liên tục. Các doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng cũng được phân theo quy mô, nguồn vốn kinh tế, số lao động, doanh thu thuần, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kết quả khảo sát tổng hợp các yếu tố: bảng cân đối kế tốn, kết quả kinh doanh, tình hình dư nợ ngân sách, các thông tin phi tài chính,… cũng được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụngdoanh nghiệp. Tuy nhiên mơ hình

này có nhiều hạn chế do không đánh giá cao các chỉ tiêu phi tài chính dẫn tới độ chính xác khơng cao.

Xếp hạng tín dụng nội bộ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Xếp hạng tín dụng khách hàng đối với các ngân hàng là hoạt động rất quan trọng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tính dụng phù hợp cho các khách hàng đi vay. Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của các ngân hàng mở rộng, trong khi đó thơng tin đối với các khoản vay thể nhân (nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay…) thường khó nắm bắt hơn so với doanh nghiệpnên xếp hạng tín dụng D khách hàng trở nên cấp thiết hơn. Nắm bắt được vấn đề này, các NHTM Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ. Một số NHTM ở Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng áp dụng riêng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng BIDV xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các tiêu chí tài chính bằng cách thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, ngân hàng Vietinbank sử dụng kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu. Tương tự như BIDV hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mơ hình xếp hạng dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính tốn từ dữ liệu hệ thống thông tin ứng dụng của Vietinbank.

Doanh nghiệp kinh doanh thơng tin tín dụngtại ViệtNam

Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRV)

Cơng ty CRV thành lập ngày 05/12/2006, là một tổ chức độc lập cung cấp thơng tin tín nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thơng tin tín nhiệm của các ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra, cơng ty cịn mở rộng cung cấp thơng tin tín dụng cho hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Việt

Việt Nam nói chung. Phương pháp xếp hạng của CRV dựa trên một quy trình đánh giá bao gồm hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đã có tham khảo cơng nghệ của các tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới. Mơ hình mà CRV sử dụng là mơ hình phân tích phân biệt DA (Discriminent Analise). Mục tiêu chung của DA trongxếp hạng tín dụnglà phân biệt giữa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và doanh nghiệp khơng có nguy cơ phá sản một cách khách quan và chính xác nhất, bằng việc sử dụng hàm phân biệt, trong đó biến số là các chỉ tiêu tài chính. Mục tiêu chính là tìm một hệ các tổ hợp tuyến tính của các biến nhằm phân biệt tốt nhất các nhóm, các cá thể trong mỗi nhóm gần nhau nhất và các nhóm được phân biệt tốt nhất (xa nhau nhất). Từ năm 2010, CRV mỗi năm đưa ra một Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, cung cấp thơng tin tín nhiệm của các doanh nghiệp đồng thời đánh giá rủi ro của các ngành nghề kinh tế.

Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp (C&R)

Cơng ty C&R thành lập vào năm 1996, là một trong những công ty hoạt động chun về thơng tin tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam. VietnamCredit (C&R) là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam của Cổng thơng tin tín nhiệm châu Á – Asiagate (Asian Credit Information Gateway). Công ty sử dụng các chuyên gia để viết các báo cáo tín nhiệm về cơng ty, về ngành kinh tế và các báo cáo rủi ro khác. Song thông tin mà công ty C&R đưa ra khá giống với thơng tin mà CIC đưa ra, đó là đưa ra các thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động…) và xếp hạng của riêng họ. Các kết quả xếp hạng tín nhiệm của các cơng ty này thực sự không được các ngân hàng và các tổ chức trong nước chưa thực sự công nhận độ tin cậy của các báo cáo này. Điều này thể hiện rõ khi cơng ty C&R cơng bố xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng, thì Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã gửi công văn tới Ngân hàng Nhà nước bày tỏ bức xúc của các hội viên về kết quả xếp hạng tín nhiệm. Người đứng đầu VNBA cho rằng, việc một công ty tư nhân đứng ra xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng là không đủ căn cứ. Điều này thể hiện các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm chưa có được sự tin lcậy từ

những người quan tâm, đồng thời nó cũng thể hiện trìnhđộ và thói quen chưa minh bạch thơng tin của Việt Nam.

Cơng ty cổ phần thơng tin tín dụng Việt Nam (PCB)

Tháng 2 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho Công ty Thơng tin Tín dụng Việt Nam (PCB). Theo đó, PCB có đủ điều kiện pháp lý để thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp sản phẩm thơng tin tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Giống như nhiều nước trên thế giới, trung tâm thơng tin tín dụng của nhà nước và công ty thơng tin tín dụng tư nhân cùng song song tồn tại. PCB sẽ hỗ trợ CIC trong việc cung cấp các sản phẩm thơng tin tín dụng, chủ yếu là cho mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngay từ ngày đầu thành lập, PCB đã xác định mục tiêu hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đánh giá mức độ rủi ro các khoản vay, cũng như giúp khách hàng vay trong việc tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng. Hoạt động của PCB sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch về mặt thông tin giữa người đi vay và người cho vay, khuyến khích khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn nhằm xây dựng một thị trường tín dụng lành mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, PCB đã bước đầu mở cửa hệ thống, cung cấp các sản phẩm báo cáo tín dụng cơ bản cho một số ngân hàng đã ký hợp đồng.Trong tình hình kinh tế suy thối, nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay. Do đó, PCB ra đời với kho dữ liệu bao gồm cả thơng tin tích cực và tiêu cực sẽ là giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa người đi vay và tổ chức tín dụng, thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng.

PCB là cơng ty thơng tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được thành lập bởi 11 Ngân hàng Thương mại cổ phần bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Techcombank, VIB, Đông Á, VPBank, ABBank, Sacombank và SCB. Với sự tư vấn của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), PCB đã chọn nhà cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng hàng đầu thế giới - Tập đoàn CRIF - làm đối tác

tin tín dụng trên tồn thế giới, CRIF có đủ năng lực và chun mơn để hỗ trợ xây dựng PCB trở thành một trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân đạt chuẩn quốc tế.

1.2. Giới thiệu mơ hình Z- Score

Mơ hình Z-Score là mơ hình dự đốn nguy cơ phá sản của DN trong vòng 2 năm tới được Giáo sư người Mỹ Edward I.Altman, trường Đại học New York (Hoa Kỳ) công bố lần đầu vào tháng 9/1968 trên tạp chí Journal of Finance Z-Score. Cơng trình nghiên cứu của Giáo sư Altman phát triển dựa trên mơ hình của Beaver (1967). Mơ hình Z-Score được tính tốn dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để tiên đoán về khả năng phá sản của DN trong vòng 2 năm sắp tới. Các chỉ tiêu sử dụng trong cơng thức tính toán đều dễ dàng thu thập được trên BCTC của doanh nghiệpvà thông tin công bố rộng rãi ra cơng chúng. Mơ hình của Giáo sư Altman được ứng dụng ở nhiều nước(từ Hoa Kỳ đến một số nước châu Âu và hiện tại các nước châu Á cũng đang áp dụng nhiều) trong phân tích, dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chứng tỏ được tính ưu việt trong việc phân loại vùng rủi ro của doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mơ hình này lúc đầu được Altman xây dựng dựa trên các phương pháp phân tích thống kê với số mẫu 66 doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm bao gồm nhóm phá sản và nhóm khơng phá sản. Nhóm phá sản (Nhóm 1) bao gồm các nhà sản xuất đã nộp đơn yêu cầu phá sản. Quy mơ tài sản trung bình của các cơng ty này là 6,4 triệu USD, dao động trong khoảng 0,7 đến 25,9 triệu USD.Altman nhận ra rằng nhóm này khơng đồng nhất về quy mô và ngành công nghiệp, mặc dù tất cả các công ty đều tương đối nhỏ và từ các ngành sản xuất.Ông đã cố gắng lựa chọn cẩn

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)