1.2 Rủi ro kiểm toán
1.2.4 Yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán trong việc đánh giá RRKT
DFK là một bộ phận của tập đồn DFK tồn cầu, do đó quy trình kiểm tốn của cơng ty tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam (VSA):
• VSA 310 – Hiểu biết về môi trường kinh doanh: Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng một cách liên tục trong tất cả các
giai đoạn của cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết này phải đầy đủ, thấu đáo và được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau, làm cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá rủi ro.
• VSA 240 – Gian lận và sai sót.
• VSA 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định kiểm tốn BCTC.
• VSA 570 – Hoạt động liên tục
• VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán: Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải lập kế
hoạch kiểm tốn dựa trên những hiểu biết thích hợp và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và KSNB của KH. Trong đó, việc nhận diện các thủ tục và
ước tính kế tốn phức tạp, các khu vực có rủi ro cao của BCTC, các bên hữu quan và
cơng tác đánh giá rủi ro kiểm tốn được đặc biệt nhấn mạnh. Các rủi ro mà KTV cần quan tâm khi lập kế hoạch kiểm toán bao gồm rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC do sai sót, gian lận, hành vi khơng tn thủ pháp luật và các quy định và do gỉa thiết hoạt
động liên tục bị phá vỡ.
• VSA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm tốn: Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải thực hiện tìm hiểu KSNB của KH, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên những hiểu biết vềKH, đồng thời sử dụng sựxét đốn nghề nghiệp của mình đểđánh giá
RRKT và thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán giảm xuống mức có thể
chấp nhận được.
Các chuẩn mực này đưa ra tình huống, sự kiện và điều kiện làm tăng rủi ro gian lận, sai sót, rủi ro hành vi khơng tuân thủ pháp luật và quy định, rủi ro giả thiết hoạt động liên tục khơng cịn đứng vững nữa; và yêu cầu KTV phải bám sát các dấu hiệu trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng. Kết quả quá trình tìm hiểu những tình huống, sự kiện này cung cấp thơng tin hữu ích giúp KTV đánh giá và phản ứng kịp thời trong các giai đoạn của cuộc kiểm tốn.
• VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, đồng thời sử dụng sựxét đoán
nghề nghiệp của mình đểđánh giá RRKT và thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm tốn giảm xuống mức có thể chấp nhận được.
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA)
Chuẩn mực kiểm tốn quốc tếliên quan đến quy trình đánh gía rủi ro là ISA 315 và
ISA 330, nhưng chuẩn mực có liên quan và chi phối mậnh mẽ nhất đế việc đánh giá rủi ro là ISA 315 – đặc biệt nhấn mạnh đến mơ hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh gía rủi ro kiểm tốn.
• ISA 315 – Hiểu biết vềđơn vị, môi trường hoạt độngvà đánh giá rủi ro;
Yêu cầu KTV hiểu biết về các khía cạnh trọng yếu của DN và môi trường hoạt
động, các thành phần của hệ thống KSNB để nhận định và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu. Các thơng tin cần tìm hiểu:
o Các nhân tố bên ngoài: ngành nghề, quy định pháp lý, hệ thống kế tốn...
o Tính chất và đặc điểm của đơn vị.
o Mục tiêu, chiến lược và các rủi ro kinh doanh có liên quan.
o Đo lường và soát xét kết quảđộng.
o Hệ thống kiểm sốt nội bộ.
• Đánh giá rủi ro sai lệch trọng yếu:
KTV phải nhận diện và đánh giá những rủi ro có sai lệch trọng yếu trên BCTC. Để đánh giá, KTV cần:
Nhận diện những rủi ro bằng cách xem xét tình hình của đơn vị và mơi trường hoạt động, bao gồm hệ thống kiểm sốt; và xem xét loại nghiệp vụ, số dư tài khoản và việc trình bày trên BCTC.
Liên hệ những rủi ro đã nhận diện với những sai sót có thể xảy ra với các cơ sở
dẫn liệu.
Xem xét ảnh hưởng và khảnăng xảy ra rủi ro.
Phần này cũng yêu cầu KTV xác định xem có hay không những rủi ro đã đánh
giá là những rủi ro trọng yếu cần có những cân nhắc đặc biệt, hoặc đó là những rủi ro mà thực hiện TNCB thì khơng đủ cung cấp bằng chứng hữu hiệu, KTV được yêu cầu đánh gía việc thiết kế hệ thống kiểm soát đối với rủi ro và thực hiện hệ thống trong thực tế.
• Thơng tin cho người quản lý cao cấp (Gorvernace và Management): KTV thông báo cho cấp quản lý thích hợp ngay khi có thể các yếu kém trọng yếu trọng kiểm soát nội bộđã biết.
• Lập hồsơ kiểm tốn.
ISA 330 – Đối phó với rủi ro. Nội dung cơ bản gồm 5 phần:
Đối phó với rủi ro.
Thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm cơ bản
Đánh giá bằng chứng
Lập hồsơ kiểm soát.