Thực trạng hiệu quả chovay DNVVN ở VPBank Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 59)

Trong phương hướng của mình, VPBank “tiếp tục chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trưng vao đối tượng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân”. Vì thế trong thời gian vừa qua, VPBank Hà Nội đã và đang hồn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng. Với vai trị là chi nhánh hàng đầu toàn hệ thống, Vpbank Hà Nội trong những năm qua đã giành được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, VPBank ln đứng vai trị là “người bạn, người hỗ trợ hết mình”. Chính vì thế, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là hoạt động mang lại nhiệu thu nhập nhất cho VPBank Hà Nội trong thời gian qua.

Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với

nguồn vốn của VPBank liên tục tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và có vị thế cạnh tranh tốt với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội. Một phần đạt được điều này là vì Vpbank có chiến lược quảng bá thương hiệu tốt và đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.4: Số lượng DNVVN được phép vay vốn ở VPBank chi nhánh Hà Nội

ĐVT : DN

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số DNVVN được đề nghị vay vốn 492 587 670

Số DNVVN được vay vốn 417 526 569

Tỷ trọng (%) 84 89 87

Nguồn: Báo cáo phịng kế tốn

Trong thời kỳ từ năm 2002 đến nửa đầu năm 2004 tình trạng tín dụng của VPBank rất xấu, nợ quá hạn ở mức báo động. Đến tháng 7 năm 2004 VPBank mới được dỡ bỏ “Lệnh kiểm soát đặc biệt” và từ khi thánh lập VPBank chi nhánh Hà Nội đến nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đến xin vay vốn ở VPBank liên tục tăng qua các năm. Cả 3 năm gần đây tỷ trọng số doanh nghiệp được vay vốn trên số doanh nghiệp được đề nghị vay vốn đều ở mức cao, chứng tỏ chiến lược mở rộng mạng lưới khách hàng của VPBank rất đúng đắn. Năm 2008, tỷ trọng số doanh nghiệp được vay vốn trên số doanh nghiệp được đề nghị vay vốn giảm là do ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc thẩm định các dự án vay vốn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khơng thuận lợi cho ngành ngân hàng tài chính.

Thứ hai, dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nợ cho vay của doanh nghiệp

vừa và nhỏ trong tổng dư nợ

Bảng 2.5 : Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐVT : Triệu Đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2007 31/12/2006 Tổng dư nợ

2,115,441.08

1,940,556.6

8 1,081,818.49

Dư nợ cho vay DNVVN 1,375,036.72 1,300,172.9 7

670,727.47

Tỷ trọng (%) 65 67 62

Nguồn : Báo cáo phịng kế tốn

Bảng số liệu cho ta thấy dư nợ vẫn tăng liên tục qua các năm. Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ tương đối ổn định và phù hợp với tình hình diễn biến kinh tế trong thời gian qua.Năm 2007 là một năm đầy khởi sắc khi tổng dư nợ của chi nhánh tăng hơn 858 tỷ đồng( chiếm 79.34%) so với cùng kỳ năm 2006 trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng hơn 629 tỷ đồng (chiếm gần 94%) so với năm 2006. Điều này một phần lớn do thị trường chứng khoán năm 2007 thực sự bùng nổ khiến cho doanh số cho vay của các ngân hàng tăng lên nhanh chóng khi các ngân hàng tiến hành cho vay cầm cố chứng khoán. Đến cuối năm 2007, thị trường chứng khốn có chiều hướng suy giảm vào 2 tháng cuối năm kèm theo chỉ thị 03 của Chính phủ về hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán khiến cho bước đầu sang năm 2008 các ngân hàng bắt đầu phải tiến hành chính sách thắt chặt tín dụng.Cùng với tình hình biến kinh tế năm 2008 có đấu hiệu khủng hoảng thì tốc độ tăng trưởng dư nợ đã có nhiều giảm sút. VPBank ln duy trì chính sách “bảo thủ” khơng nới lỏng các điều kiện tín dụng khiến tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cũng như tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút rõ rệt ( dưới 10%) so với năm 2006. Tuy nhiên khi mà dư nợ của toàn hệ thống giảm sút mà chi nhánh lại tăng thì đó cũng là cả một sự nỗ lực lớn của nhân viên toàn chi nhánh.

Bảng 2.7 : Dư nợ các DNVVN phân theo ngành có quan hệ tín dụng với VPBank Hà Nội ĐVT : Triệu Đồng Ngành 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dịch vụ- Thương mại 296,461.54 44% 523,969.71 40% 563,765.06 41% Công nghiệp 42,255.83 6% 143,019.03 11% 165004.4064 12% Ngành khác 333,351.55 50% 637,084.76 49% 646267.2584 47% Tổng dư nợ DNVVN 670,727.47 100% 1,300,172.97 100% 1,375,036.72 100%

Nguồn : Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với VPBank Hà Nội thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng do nằm trên địa bàn Hà Nội nên ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quan hệ với VPBank vẫn là ngành thương mại và dịch vụ. Đây là đối tượng ngành chiến lược trên địa bàn thành phố. Chính vì thề việc giữ quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp thuộc ngành trọng yếu này có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với chi nhánh. Trong những năm vừa qua, chi nhánh vẫn tập trung vào cho vay các ngành chiếm ưu thế đó. Tỷ trọng các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ vẫn giữ ổn định qua các năm. Với quy mô vốn không lớn, chi nhánh tập trung vào đối tượng khách hàng này là hoàn tồn đúng đắn vì các doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực này có vịng quay vốn nhanh hơn nữa lại khơng địi hỏi một lượng vốn quá lớn như các ngành xây dựng, công nghiệp.

Bảng 2.8 : Dư nợ cho vay các DNVVN phân theo thời hạn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 228,047.34 34% 572,076.11 44% 536,264.32 39%

Cho vay trung

hạn 335,363.74 50% 494,065.73 38% 591,265.79 43%

Cho vay dài hạn 107,316.40 16% 221,029.40 17% 247,506.61 18% Tổng dư nợ

DNVVN 670,727.47 100% 1,300,172.97 100% 1,375,036.72 100%

Nguồn: báo cáo phịng kế tốn

Biểu đồ 2.9 : Dư nợ cho vay các doanh nghiệp theo thời hạn

Nhìn vào biểu đồ và bảng biểu có thể nhận thấy cơ cấu cho vay theo thời hạn ở VPBank có nhiều biến đổi trong 3 năm qua. Năm 2006 cho vay trung hạn chiểm tỷ trọng lớn nhất, bằng 50% tổng dư nợ đối với DNVVN nhưng sang năm 2007 thì chỉ tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm trước trong khi đó cho vay ngắn hạn lại tăng tỷ trọng lên đáng kể với mức tăng hơn 135% so với cùng kỳ năm trước đó với doanh số tăng 344,028.77 triệu đồng.Sang năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn và trung hạn lại biến động ngược chiều nhưng

chỉ biến động nhẹ; trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ thì dư nợ cho vay trung hạn lại tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2008. Cho vay dài hạn tăng nhẹ và đều trong 3 năm qua chứng tỏ chính sách tín dụng của VPBank trong thời gian qua khá thận trọng.Tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong cao hơn so với dài hạn do nguồn vốn huy động của VPBank trong thời gian này phần lớn là nguồn ngắn hạn. Trong thời gian tới, VPBank Hà Nội sẽ có chính sách phù hợp hơn nhằm gia tăng dư nợ dài hạn với DNVVN trước nhu cầu mua sắm trang thiết bị, máy moc, nhà xưởng rất lớn hiện nay để nhằm đảm bảo gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Thứ ba, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ Bảng 2.10 : Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị: Tr.đ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ DNVVN 670,727.47 1,300,172.97 1,375,036.72 Nợ quá hạn 362,192.83 507,067.46 838,772.40 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.54 0.39 0.61

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn

Có thể thấy trong 3 năm qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với DNVVN của VPBank Hà Nội luôn giữ được mức thấp dưới 1%. Đây được đánh giá là một thành tựu lớn trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi tỷ lệ nợ q hạn tồn bộ các hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua đều ở mức khá cao (trên dưới 3%). Năm 2007 vốn dĩ là một năm hoạt động hiệu quả cao của chi nhánh khi tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp trong một phần do dư nợ đối với DNVVN tăng lên gần 629,445.5 triệu đồng (tăng hơn 93% tổng dư nợ năm trước) trong khi nợ quá hạn chỉ tăng lên 144,874.63 triệu đồng tức

khoảng 30% so với tổng dư nợ quá hạn năm trước đó. Như vậy có thể nói chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2006 của VPBank rất tốt.Năm 2008, do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, khả năng thu hồi nợ cũng từ đó mà kém hơn.Tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên tới 0.6% . Trong khi dư nợ đối với DNVVN chỉ tăng một lượng hơn 75 nghìn triệu đồng mà nợ quá hạn lại tăng hơn 330 nghìn triệu đồng ( tăng hơn 65% tổng nợ quá hạn năm trước). Điều này cho thấy trong năm 2008 việc thu hồi các khoản nợ cũ của VPBank gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là một tỷ lệ nợ quá hạn khá thấp và hoàn toàn cịn nằm trong tầm kiểm sốt của chi nhánh.

Thứ tư, thu nhập từ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.11 : Thu nhập từ hoạt động cho vay của DNVVN trên tổngthu nhập thu nhập Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng 53,598,515,57 7 80,397,773,365 104,517,105,375 Thu nhập cho vay

DNVVN

19,295,465,60 8

36,178,998,014 39,716,500,043

Tỷ trọng (%) 0.36 0.45 0.38

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn

Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một hoạt động quan trọng, mang lại một phần lớn thu nhập cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Vì doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chiến lược của chi nhánh nên có thể thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Có thể thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN trong thời gian qua khá ổn định.nếu như năm 2006 tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng là hơn 53.598 tỷ đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên gần 30 tỷ đồng và sang năm 2008 vẫn tăng trưởng với số lượng tốt (hơn

40 tỷ đồng) thì tỷ lệ thu nhập từ cho vay các DNVVN năm 2007 lại tăng 16.883 tỷ đồng (tăng hơn 87% so với tổng thu nhập năm 2006) trong khi năm 2008 lại chỉ tăng hơn 3 tỷ đồng. Chính điều này đã làm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN giảm từ 45% năm 2007 xuống còn 38% năm 2008. Mặc dù vẫn giữ một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh nhưng có thể nhân thấy mức tăng tăng trưởng tuyệt đối từ hoạt động cho vay DNVVN là quá ít. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN năm 2008 có dấu hiệu đi xuống. Nguyên nhân ở đây phần lớn là do khả năng thu hồi nợ năm 2008 còn nhiều hạn chế dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn đồng thời cũng làm cho một phần lớn khoản lãi chưa thu hồi được.

Biểu đồ 2.12 : Thu nhập từ hoạt động cho vay

So với thu nhập của tồn hệ thống ngân hàng trong thời gian qua thì chi nhánh Hà Nội vẫn là chi nhánh tiên phong trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Trước những khó khăn của ngành ngân hàng- tài chính trong năm 2008 mà thu nhập của hoạt động cho vay vẫn không giảm sút là một điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên để khắc phục những biểu hiện suy giảm đó cịn tồn tại thì trong thời gian tới VPBank Hà Nội cần khai thác và phát huy thế mạnh của mình để tạo

điều kiên mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ năm, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên chi phí

cho vay DNVVN .

Bảng 2.13 : Tỷ trọng thu nhập so với chi phí cho vay DNVVN

Đơn vị : VNĐ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Thu nhập cho vay DNVVN

19,295,465,608 36,178,998,014 39,716,500,043 Chi phí cho vay

DNVVN

9,376,382,024 14,632,591,256 18,245,356,652

Tỷ lệ (%) 205.8% 247.3% 217.7%

Nguồn : Báo cáo phịng kế tốn

Ở bảng số liệu này một lần nữa cho thấy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tỏ ra rất hiệu. Với kênh sử dụng vốn này, VPBank tỏ ra khá hiệu quả bới so với chi phí bỏ ra thì thu nhập từ việc cho vay DNVVN ln ln rất khả quan với tỷ lệ thu nhâp/ chi phí ở mức trên 200% tức là thu nhập không những bù đắp được chi phí mà cịn đem lại lợi nhuận rất lớn. Trong 3 năm qua thì tỷ lệ gia tăng thu nhập và chi phí có nhiều biên động song có thể nhân xét chung thấy rằng việc gia tăng chi phí rất hợp lý vì thu nhập cũng tăng theo rất tương quan. Điều đó cho thấy mỗi một đồng chi phí mà ngân hàng bỏ ra đều đem lại lợi nhuận và khơng hề lãng phí.

Thứ sáu, chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên dư nợ

cho vay DNVVN

Đơn vị: Tr.đ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Thu nhập cho vay DNVVN

19,295.465 36,178.998 39,716.501 Dư nợ cho vay

DNVVN

670,727.47 1,300,172.97 1,375,036.72

Tỷ lệ (%) 2.87% 2.78% 2.89%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn

Có thể nhận thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN ở chi nhánh VPBank Hà Nội trong 3 năm qua không biến động nhiều khi xét nó trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay với nhóm đối tượng DNVVN.Điều này có thể cho thấy trong 3 năm qua, VPBank Hà Nội vẫn chủ yếu đang tập trung mở rộng cho vay chứ chưa có nhiều biện pháp thật sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng. Trong vấn đề mở rộng cho vay có thể thấy VPBank Hà Nội đã đạt được những kết quả rất khả quan khi mà dư nợ liên tục tăng đồng thời số lượng doanh nghiệp đến với VPBank cũng ngày càng nhiều. Việc tỷ trọng thu nhập trong tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm qua còn khá thấp chứng tỏ chính sách cho vay đối với DNVVN cịn có rất nhiều ưu đãi với nhóm đối tượng này. Trong những năm sắp tới chi nhánh cần tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng để tỷ lệ thu nhập từ cho vay tương xứng hơn với dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - chi nhánh Hà Nội (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w