Bảng 2.11 : Thu nhập từ hoạt động cho vay của DNVVN trên tổngthu nhập thu nhập Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng 53,598,515,57 7 80,397,773,365 104,517,105,375 Thu nhập cho vay
DNVVN
19,295,465,60 8
36,178,998,014 39,716,500,043
Tỷ trọng (%) 0.36 0.45 0.38
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn
Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một hoạt động quan trọng, mang lại một phần lớn thu nhập cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Vì doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chiến lược của chi nhánh nên có thể thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Có thể thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN trong thời gian qua khá ổn định.nếu như năm 2006 tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng là hơn 53.598 tỷ đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên gần 30 tỷ đồng và sang năm 2008 vẫn tăng trưởng với số lượng tốt (hơn
40 tỷ đồng) thì tỷ lệ thu nhập từ cho vay các DNVVN năm 2007 lại tăng 16.883 tỷ đồng (tăng hơn 87% so với tổng thu nhập năm 2006) trong khi năm 2008 lại chỉ tăng hơn 3 tỷ đồng. Chính điều này đã làm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN giảm từ 45% năm 2007 xuống còn 38% năm 2008. Mặc dù vẫn giữ một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh nhưng có thể nhân thấy mức tăng tăng trưởng tuyệt đối từ hoạt động cho vay DNVVN là quá ít. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN năm 2008 có dấu hiệu đi xuống. Nguyên nhân ở đây phần lớn là do khả năng thu hồi nợ năm 2008 còn nhiều hạn chế dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn đồng thời cũng làm cho một phần lớn khoản lãi chưa thu hồi được.
Biểu đồ 2.12 : Thu nhập từ hoạt động cho vay
So với thu nhập của tồn hệ thống ngân hàng trong thời gian qua thì chi nhánh Hà Nội vẫn là chi nhánh tiên phong trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Trước những khó khăn của ngành ngân hàng- tài chính trong năm 2008 mà thu nhập của hoạt động cho vay vẫn không giảm sút là một điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên để khắc phục những biểu hiện suy giảm đó cịn tồn tại thì trong thời gian tới VPBank Hà Nội cần khai thác và phát huy thế mạnh của mình để tạo
điều kiên mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ năm, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên chi phí
cho vay DNVVN .
Bảng 2.13 : Tỷ trọng thu nhập so với chi phí cho vay DNVVN
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Thu nhập cho vay DNVVN
19,295,465,608 36,178,998,014 39,716,500,043 Chi phí cho vay
DNVVN
9,376,382,024 14,632,591,256 18,245,356,652
Tỷ lệ (%) 205.8% 247.3% 217.7%
Nguồn : Báo cáo phịng kế tốn
Ở bảng số liệu này một lần nữa cho thấy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tỏ ra rất hiệu. Với kênh sử dụng vốn này, VPBank tỏ ra khá hiệu quả bới so với chi phí bỏ ra thì thu nhập từ việc cho vay DNVVN ln luôn rất khả quan với tỷ lệ thu nhâp/ chi phí ở mức trên 200% tức là thu nhập khơng những bù đắp được chi phí mà cịn đem lại lợi nhuận rất lớn. Trong 3 năm qua thì tỷ lệ gia tăng thu nhập và chi phí có nhiều biên động song có thể nhân xét chung thấy rằng việc gia tăng chi phí rất hợp lý vì thu nhập cũng tăng theo rất tương quan. Điều đó cho thấy mỗi một đồng chi phí mà ngân hàng bỏ ra đều đem lại lợi nhuận và khơng hề lãng phí.
Thứ sáu, chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên dư nợ
cho vay DNVVN
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Thu nhập cho vay DNVVN
19,295.465 36,178.998 39,716.501 Dư nợ cho vay
DNVVN
670,727.47 1,300,172.97 1,375,036.72
Tỷ lệ (%) 2.87% 2.78% 2.89%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phịng kế tốn
Có thể nhận thấy thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN ở chi nhánh VPBank Hà Nội trong 3 năm qua không biến động nhiều khi xét nó trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay với nhóm đối tượng DNVVN.Điều này có thể cho thấy trong 3 năm qua, VPBank Hà Nội vẫn chủ yếu đang tập trung mở rộng cho vay chứ chưa có nhiều biện pháp thật sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng. Trong vấn đề mở rộng cho vay có thể thấy VPBank Hà Nội đã đạt được những kết quả rất khả quan khi mà dư nợ liên tục tăng đồng thời số lượng doanh nghiệp đến với VPBank cũng ngày càng nhiều. Việc tỷ trọng thu nhập trong tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm qua cịn khá thấp chứng tỏ chính sách cho vay đối với DNVVN cịn có rất nhiều ưu đãi với nhóm đối tượng này. Trong những năm sắp tới chi nhánh cần tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng để tỷ lệ thu nhập từ cho vay tương xứng hơn với dư nợ cho vay.
2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại VPBank Hà Nội
2.3.1 Những kết quả đạt được
VPBank Hà Nội trong những năm qua đã phát huy được những lợi thế của mình, đứng vững với vai trị là chi nhánh đầu đàn trong hệ thống ngân
hàng VPBank để thu được những thành tích đáng ghi nhận. Cùng với chiến lược phát triển lâu dài của hệ thống, chi nhánh được ban lãnh đạo ngân hàng đặt niềm tin vào khả năng có thể hồn thành vượt mức những kế hoạch đặt ra đồng thời góp một phần không nhỏ làm gia tăng thu nhập của toàn hệ thống.Chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị trí “chim đầu đàn” với tổng lợi nhuận sau trích dự phịng rủi ro chung chiếm gần 26% tổng lợi nhuận toàn Hệ thống; Tổng số dư huy động chiếm trên 36% số dư huy động từ thị trường 1 của toàn Hệ thống; Tổng dư nợ chiếm 34% dư nợ tín dụng tồn Hệ thống. Chất lượng tín dụng ln được bảo đảm với tỷ lệ nợ xấu thấp dưới qui định của NHNN rất nhiều (luôn nhỏ hơn 1%).Đây được coi là thành tích đáng biểu dương nhất của chi nhánh và là kết quả của sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên tồn chi nhánh,
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế có những biến động phức tạp nhưng VPBank chi nhánh Hà Nội vẫn giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng các điều kiện tín dụng song khơng vì thế mà thu nhập của chi nhánh suy giảm. Ngược lại, nhờ sự nỗ lực trong việc mở rộng khách hàng nên mức tăng trưởng tín dụng vẫn khơng hề giảm sút trong thời gian qua
Với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến với VPBank liên tục tăng. Đặc biệt tập trung ở các ngành đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế như thương mại, dịch vụ tiêu dùng… Điều này đặc biệt quan trọng, tạo cho VPBank một thị trường rất tiềm năng.
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNVVN của chi nhánh trong ban năm qua ln ở mức an tồn dưới 1%. Đây được coi là thành tích nổi bật nhất của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh Hà Nội trong công tác thu hồi nợ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn ổn định. Mặc dù năm 2008 tỷ trọng thu nhập của lĩnh vực này có giảm tỷ trọng nhưng sự giảm sút đó chắc chắn có thể cải thiện trong những năm tiếp theo,
Nhìn chung hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua có nhiều thánh tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên những kết quả đã đạt được vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của thương hiệu VPBank. Trong thời gian tới, chi nhánh có thể phát huy tối đa tiềm lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tới mức cao hơn nữa.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Quy trình thẩm định trước khi cho vay cịn mang tính chủ quan
Đây là hạn chế chung của nhiều ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Quá trình thẩm định cịn mang nặng tính thủ tục,chưa sâu sát vào tình hình thực tế khiến rủi ro tiềm ẩn trong tình hình tài chính của các doanh nghiệp khá cao. Hiện tại ở chi nhánh Hà Nội nhìn chung quy trình cho vay đã đảm bảo đúng nguyên tắc nhưng đôi khi với nhưng khách hàng quen các cán bộ tín dụng vẫn có thái độ chủ quan, bỏ qua một số thủ tục pháp nhân hay kiểm tra kĩ lưỡng tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, với một số khách hàng thì thời gian xét duyệt vẫn cịn q lâu, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp nhận các khoản vốn vay.
Các sản phẩm dịch vụ cho vay vẫn chưa đa dạng
Không chỉ riêng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà với mọi đối tượng khách hàng thì tính đơn điệu trong các loại hình sản phẩm dịch vụ vẫn còn là một hạn chế đối với VPBank. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn dĩ có rất nhiều hình thức cho vay có thể được triển khai nhưng VPBank vẫn chưa khai thác được một cách triệt để tất cả các hình thức đó khi mà các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường có những đặc điểm và nhu cầu rất đa dạng . VPBank Hà Nội hiên tại vẫn chỉ chủ yếu áp dụng các hình thức như cho vay theo hạn mức, cho vay theo món, cho vay trả góp…Những hình thức này hầu hết các ngân hàng khác đều áp dụng khiến cho VPBank khơng phát huy hết được tính ưu việt của mình so với các ngân hàng khác.
Mức độ đa dạng trong các lĩnh vực cho vay doanh nghiệp
Hiện nay chi nhánh vẫn còn tập trung vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiêu dùng mà chưa có sự đa dạng trong cơ cấu cho vay của doanh nghiệp. Mặc dù những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chiếm một thị phần rất lớn nhưng trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các ngân hàng lớn chủ trương tập trung vào đối tượng khách hàng này do vậy việc đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay đối với các doanh nghiệp cần được chú trọng phát triển.
Công nghệ ngân hàng chưa hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm
Mặc dù được kế thừa tồn bộ hệ thống cơ sở vật chất từ Hội sở chính nhưng đó chỉ là những cơ sở ban đầu. Hiện tại với quy mơ vốn cịn chưa thực sự bền vững nên vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến việc đầu tư cho cơng nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu các quy trình thủ công. Đây cũng là một hạn chế lớn trong việc tạo hình ảnh thực sự chuyên nghiệp trong mắt các khách hàng. Việc đầu tư vào công nghệ tân tiến thực sự là một thách thức đối với các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng khi mà VPBank chỉ thực sự mới bước qua được giai đoạn khó khăn để phát triển thực sự trong một thời gian rất ngắn.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên ở VPBank chủ yếu là các nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động. Mặt khác ở VPBank số lượng nhân viên nữ còn chiếm đa số do yêu
cầu cơng việc địi hỏi sự tỷ mỉ và chính xác nhưng lại là hạn chế trong những cơng việc địi hỏi sự linh động và nhạy bén
Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương xứng với tiềm năng
Theo thống kê, hiện nay ở nước ta có tới 96% số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp nhưng chỉ mới cơ hơn 30% trong số đó tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại. Mặc dù tại VPBank Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn liên tục tăng qua các năm nhưng rõ ràng con số đó chưa phải là lớn, chưa phản ánh được hết tiềm năng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này một phần xuất phát từ việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tạo điều kiện thận lợi để tiếp xúc với nguồn tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó cịn do năng lực tài chính từ phía các DNVVN chưa cao, tính cơng khai, minh bạch về tài chính cịn thấp gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định để cho vay
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VPBANK
CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển của VPBank Hà Nội trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng chung
Là chi nhánh hàng đầu của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh VPBank Hà Nội trong những năm qua không ngừng mở rộng về cả số lượng và chất lượng .
Tình hình kinh tế thế giới năm 2009 được dự đốn sẽ cịn nhiều khó khăn: với tỷ lệ tăng trưởng thế giới sẽ ở mức thấp nhất kể từ năm 1970 đến nay; Doanh số thương mại thế giới 2009 sẽ tiếp tục sụt giảm; Xuất khẩu bị giảm sút do các nước có thu nhập cao giảm nhu cầu nhập khẩu; Sản xuất kinh doanh bị đình đốn, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc phá sản, người lao động bị mất việc, thị trường tiêu dùng suy giảm; giá cả dầu mỏ, vàng, ngoại tệ, lương thực sẽ biến động khó lường tác động trực tiếp đến các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Việt Nam sẽ tiếp tục chịu chi phối bởi những biến động của nền kinh tế thế giới; kinh tế sẽ đi xuống và tiềm ẩn nhiều rủi ro; những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh là bất động sản, sắt thép, vận tải, du lịch, hàng tiêu dùng xuất khẩu; nợ quá hạn của các ngân hàng sẽ tăng cao; thị trường bất động sản tiếp tục chững lại; thị trường chứng khốn tiếp tục biến động mạnh và có chiều hướng đi xuống; luợng kiều hối chuyển về Việt Nam có xu hướng giảm; tỷ giá có xu hướng tăng cao tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và các doanh nghiệp nhập khẩu; lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay có xu hướng giảm và sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng.. .
Trong bối cảnh đó,VPBank Hà Nội xác định phương hướng hoạt động
trong năm 2009 như sau :
- Tích cực triển khai các hoạt động củng cố chất lượng tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý, thu hồi nợ quá hạn, phát triển các
hoạt động dịch vụ ít rủi ro, đặc biệt đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, giám sát, cảnh báo và ngăn ngừa, xử lý kịp thời rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thơng qua việc nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực cơng nghệ: triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị nội bộ dựa trên nền tảng triển khai các ứng dụng tin học và tự động công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ tin học điện tử,viễn thông trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâg cao chất lượng nguồn nhân lực để đạt mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả… tạo tiền đề để phát triển khi thời cơ thuận lợi.
- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với đối tác chiến lược OCBC trên các