Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Một phần của tài liệu Bài giảng bồi thường giải phóng mặt bằng ths nguyễn thị nhật linh (Trang 70 - 73)

3.2. Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

3.2.2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

3.2.2.1. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp mà khơng có đất nơng nghiệp để bồi thường thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi cịn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của người có đất thu hồi.

3.2.2.2. Quy định cụ thể về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm

a. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp

Được quy định chi tiết tại Khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 20, NĐ47/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại phần a mục 3.3.1.1 (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi cịn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:

+ Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai;

+ Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu hồi đất nông nghiệp.

- UBND cấp tỉnh căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi đất.

Ví dụ: Tại Khoản 1, Điều 20, Quyết định 46/2014/QĐ-UBND của Chủ tịch

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây: (i) Hỗ trợ bằng tiền 3 (ba) lần giá đất trồng lúa nước đối với diện tích đất thu hồi là đất trồng lúa nước; (ii) Hỗ trợ bằng tiền 2 (hai) lần giá đất cùng loại đối với diện tích đất thu hồi là đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản; (iii) Hỗ trợ bằng tiền 1,5 (một phẩy năm) lần giá đất trồng cây lâu năm đối với diện tích đất thu hồi là đất trồng cây lâu năm; (iv) Hỗ trợ bằng tiền 01 (một) lần giá đất rừng sản xuất đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi là đất rừng sản xuất. Giá đất tính hỗ trợ là giá đất theo Bảng giá đất do UBND tỉnh quy định; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

b. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở

Được quy định chi tiết tại Điều 21, NĐ47/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho các nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện có của hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.

- UBND cấp tỉnh căn cứ chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và điều kiện thực tế tại địa phương quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp đối với từng loại hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi.

Ví dụ: Tại Điều 18, Quyết định 22/2014/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND

tỉnh Quảng Bình quy định về chính sách hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ có nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ quy định như sau: (i) Hỗ trợ 30.000.000 đồng/hộ đối với các xã khu vực miền núi, khu vực đồng bằng, các phường thuộc thị xã Ba Đồn (trừ phường Ba Đồn); (ii) Hỗ trợ 40.000.000 đồng/hộ đối với phường Ba Đồn, các thị trấn thuộc các huyện, các xã thuộc thành phố Đồng Hới; (iii) Hỗ trợ 50.000.000 đồng/hộ đối với các phường thuộc thành phố Đồng Hới. UBND cấp xã nơi có đất thu hồi chủ trì, phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác nhận cụ thể về thời điểm kinh doanh, dịch vụ; các trường hợp có nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ; nhân khẩu trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề. Trường hợp đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cịn trong độ tuổi lao động có nhu cầu thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc hỗ trợ theo trên chỉ được áp dụng đối với các trường hợp đã kinh doanh, dịch vụ ổn định trước thời điểm thông báo chủ trương thu hồi đất và có đăng ký kinh doanh hoặc có đóng thuế.

Một phần của tài liệu Bài giảng bồi thường giải phóng mặt bằng ths nguyễn thị nhật linh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)