Khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Bài giảng bồi thường giải phóng mặt bằng ths nguyễn thị nhật linh (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ

4.4. Khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết dịnh thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường khơng đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nơng nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung, các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư cịn tính q cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định cuả pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013, trường hợp người có đất bị thu hồi mà có khiếu nại về quyết định thu hồi đất thì việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại. Trình tự thực hiện như sau:

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp cuả chính mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ

quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định cuả Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định cuả Luật tố tụng hành chính.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính cuả Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định cuả Luật tố tụng hành chính.

4.5. Chi phí và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chi phí tổ cức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định chi tiết tại Điều 31, Nghị Định 47/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự tốn chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:

+ Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;

+ Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự tốn theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương; + Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.

- Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích khơng q 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng cơng trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự tốn kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng cơng việc thực tế, khơng khống chế mức trích 2%.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB lập dự tốn kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định. Việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:

+ Đối với trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được bố trí và hạch tốn vào vốn đầu tư của dự án;

+ Đối với trường hợp nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho th thơng qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất;

+ Đối với trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó có khoản kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) thì khoản kinh phí này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thơng tư 74/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phịng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất khơng q 10% kinh phí bảo đảm cho cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư 74/2015/TT-BTC.

Căn cứ quy định ở trên, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quyết định mức trích cụ thể và tỷ lệ kinh phí dự phịng cho phù hợp với quy mơ, tính chất, đặc điểm của dự án, tiểu dự án. Trường hợp tại địa phương có thành lập Ban chỉ đạo công tác GPMB cấp tỉnh, trên cơ sở nhiệm vụ công tác của Ban chỉ đạo công tác GPMB cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phân chia kinh phí sử dụng cho hoạt động của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và Ban chỉ đạo GPMB cấp tỉnh cho phù hợp. Trường hợp thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kinh phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ nằm trong dự tốn kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu Bài giảng bồi thường giải phóng mặt bằng ths nguyễn thị nhật linh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)