133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016).
1.2.2.1. Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Hóa đơn cước phí vận chuyển
Hóa đơn th kho, bãi, th bốc dỡ hàng hóa trong q trình bán hàng Hợp đồng kinh tế với khách hàng
Các chứng từ phản ánh tình hình thanh tốn: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có của ngân hàng…
- Trình tự ln chuyển chứng từ kế tốn bao gồm các bước sau: +Lập chứng từ kế toán và phàn ảnh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;
+ Kiếm tra chứng từ kế toán; + Ghi số kể toán,
+ Lưu trữ, bảo quản chứng tử kế toán
1.2.2.2. Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản 1.2.2.2.1. Tài khoản kế toán
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngồi hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc th ngồi gia cơng xong đã được
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 155
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán bn và bán lẻ). Trường hợp hàng hóa mua Về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”.
Tài khoản 156 bao gồm có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào);
- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hóa hạch tốn vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến q trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền th kho, th bến bãi,... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong q trình thu mua hàng hóa.
- Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hoá bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.
Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
Tài khoản này được sử dụng để theo dõi giá trị sử dụng của hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi đã hoàn thành bàn giao cho người mua nhưng chưa được xác định là tiêu thụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 157
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
- Bán hàng hóa: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thu TSCĐ theo phương thức cho thu hoạt động. doanh thu hợp đồng xây dưng, dịch vụ tư vấn, đào tạo,…
* Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, theo thơng tư 133/2016/TT-BTC có 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 511 khơng có số dư cuối kì.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 (Doanh thu bán hàng hóa): Tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực,…
- Tài khoản 5112 (Doanh thu bán thành phẩm): Tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,…
- Tài khoản 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ): Tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,…
- Tài khoản 5118 (Doanh thu khác): Tài khoản này dùng để phản ánh về doanh thu
nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước… Khi sử dụng tài khoản này, doanh nghiệp thương mại cần tuân thủ một số nguyên tắc hạch toán sau:
+ Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán (Nếu có).
+ Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế tốn theo tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh hoặc tỷ giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
+ Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
+ Đối với sản phẩm, hàng hố, dịch vụ khơng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu).
+ Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định.
+ Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này khơng được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch tốn vào bên Có Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về trị
giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.
Tài khoản 511 cuối kỳ khơng có số dư.
Tài khoản 632: Giá vốn hàng hóa
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngồi ra, tài khoản này cịn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh khơng lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
Tài khoản này khơng có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh tốn các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng các tài khoản: TK 3331 - “Thuế GTGT phải nộp”, TK 111 - “Tiền mặt”, TK112 - “Tiền gửi ngân hàng”, TK 1381 – “Tài sản thiếu chờ xử lý”, TK 6421 – “Chi phí bán hàng”; TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” ….
1.2.2.2.2. Vận dụng tài khoản kế tốn
Trình tự kế tốn
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hạch tốn theo phương thức bán bn
+ Bán bn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho (Phụ lục số 2) + Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng (Phụ lục số 3)
+ Kế tốn bán bn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng (Phụ lục số 4) - Hạch tốn theo phương thức bán lẻ hàng hóa (Phụ lục số 5)
- Hạch toán theo phương thức bán hàng đại lý
Đối với đơn vị giao đại lý (Phụ lục số 6) Đối với đơn vị nhận đại lý (Phụ lục số 7)
- Hạch tốn theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp (Phụ lục số 8)
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trục tiếp, về cơ bản thì trình tự kế tốn nghiệp vụ bán hàng tương tự như đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là doanh thu bán hàng ghi Có TK 511 là doanh thu bán hàng đã có thuế GTGT.
1.2.2.3. Hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán bán hàng
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính thì hình thức sổ kế tốn gồm các hình thức sau: hình thức kế tốn Nhật ký chung, hình thức kế tốn Nhật ký – Sổ Cái, hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ, kế tốn máy. Mỗi hình thức kế tốn có chế độ sổ khác nhau.
Các sổ kế tốn tổng hợp phản ánh nghiệp vụ bán hàng: Đối với hình thức Nhật Ký Chung (Phụ lục số 9):
Hình thức này sử dụng các loại sổ phản ánh nghiệp vụ bán hàng như sau:
- Sổ Nhật ký chung: Số ghi phản ánh tồn bộ các nghiệp vụ tài chính theo trình tự thời gian phát sinh chúng.
Theo hình thức Nhật ký chung, kế tốn bán hàng sử dụng những mẫu sổ cơ bản sau:
+ Sổ Nhật ký chung (Mẫu S03a – DNN) + Sổ Nhật ký thu tiền (Mẫu S03a1 – DNN) + Sổ Nhật ký bán hàng (Mẫu S03a4 – DNN) + Sổ chi tiết bán hàng (Mẫu S16 – DNN)
+ Sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 156, 333, 511, 632 (Mẫu S03b – DNN) + Sổ chi tiết thanh toán với người mua TK 131 (Mẫu S12 – DNN)
+ Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như: 156, 511 (Mẫu S19 – DNN)
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế tốn) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung:
* Hằng ngày:
- Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
-Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,4,10,.. ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
-Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiều khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập BCTC. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ.
* Hình thức Nhật ký- Sổ Cái (Phụ lục số 10):
Nguyên tắc ghi sổ theo hình thức Nhật ký – sổ cái: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều được ghi vào Sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian. Căn cứ để ghi vào Sổ Nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại.