➢ BÀI 23: Hidroclorua – Axit clohidric và muối clorua Phần 1: Nghiên cứu kiến thức nền
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tài liệu SGK 10 – ban cơ bản, bài giảng điện tử và các
tài liệu tham khảo bài “Hidroclorua – Axit clohidric và muối clorua”
Phần 2: Làm bài kiểm tra (tại nhà)
Đề được đưa lên lớp học online Goole Classroom làm ngay sau khi nghiên cứu xong bài giảng E-learning.
Phần 3: Nhiệm vụ chuyên biệt
Tất cả các nhóm trả lời 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Trình bày vai trị của axit clohidric đối với cơ thể.
Câu 2: Viết phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) khi cho axit HCl lần lượt tác dụng
với các chất sau: SO2, MgO, FeO, Fe3O4, Ca(OH)2, Al(NO3)3, MgCO3, KHCO3, Mg, Cu, Fe.
Câu 3: Muối ăn khơng độc nhưng vì sao được sử dụng để diệt khuẩn trong đời
sống như: ngâm rau sống, súc họng khi bị viêm, rửa vết thương, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí.
Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài
Nhóm 3: Thuyết trình nội dung câu 1,2 (Tiết 1) Nhóm 4: Thuyết trình nội dung câu 3,4 (Tiết 2)
2.2.5. Thiết kế phiếu hỏi dùng cho học sinh đánh giá sự phát triển năng lực tự học (dành cho học sinh) (dành cho học sinh)
HS căn cứ vào bảng mơ tả chi tiết các tiêu chí để tự đánh giá NLTH trong học tập của mình từ mức độ từ 1 đến 3 trong thang đánh giá của từng biểu hiện NLTH. Qua điểm trung bình tự đánh giá, GV và HS có thể biết được NLTH của HS đạt ở mức độ nào để cải thiện hoặc tiếp tục duy trì và phát huy. Bên cạnh đó việc tự đánh giá sau mỗi giai đoạn học tập sẽ giúp HS sẽ chủ động điều chỉnh quá trình TH cho phù hợp với bản thân theo hướng cải thiện những biểu hiện còn kém và duy trì các biểu hiện tốt. Phiếu tự đánh giá có thể được sử dụng vào các thời điểm trước (TTĐ) và sau (STĐ) khi áp dụng các biện pháp đề xuất.