So sánh lớp học truyền thống và mơ hình LHĐN

Một phần của tài liệu skkn luận văn mô hình lớp học đảo ngược LONG sửa1 (Trang 28)

Theo Marks [58], học tập theo mơ hình LHĐN sẽ góp phần rèn luyện và phát triển các cấp độ tư duy bậc cao theo thang đo nhận thức của Bloom cho HS. Điều này được mơ tả trong hình 1.4.

1.5.3. Hạn chế của mơ hình lớp học đảo ngược

Mơ hình lớp học đảo ngược cũng tồn tại những hạn chế sau:

- Khơng phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet để tự học trực tuyến.

- Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số em chưa có kĩ năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn

định để thuận lợi khi học tập.

- Rất khó để thiết kế Video bài học đúng với ý tưởng sư phạm, thực hiện được đúng PPDH, có tính tốn hỗ trợ người học phù hợp để HS tự học và học

cách tự học. Thông thường GV sẽ sử dụng các video được thiết kế sẵn, được chia sẻ nhưng sẽ khơng hồn tồn phù hợp với GV đó, hoặc nếu tự làm thì rất

nhiều thời gian hoặc chất lượng video không đạt đủ yêu cầu hỗ trợ tự học.

- HS không thể nêu các thắc mắc, đặt câu hỏi những vấn đề chưa hiểu. - Động lực của HS là yếu tố then chốt khi tự học

- Để kích thích và tạo động lực cho HS thì GV phải có kiến thức về CNTT ở một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ lớn.

Những phân tích trên cho thấy vai trị của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS trong các hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành cơng của mơ hình.

1.5.4. Phương tiện học tập trong mơ hình lớp học đảo ngược

Trong lớp học đảo ngược, HS là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học; HS được tạo cơ hội để trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi, và làm rõ những thắc mắc, quan niệm sai lầm (Bergmann & Sams, 2012). Năm 1984, Benjamin Bloom đã công bố rằng trong môi trường lớp học đảo ngược, các hướng dẫn cá nhân có hiệu quả hơn so với môi trường lớp học thông thường.

Luận văn nghiên cứu sử dụng E-learning hỗ trợ dạy - tự học trong mơ hình lớp học đảo ngược nên E-learning (cụ thể là các học liệu số hóa, các video bài giảng…) chính là phương tiện học tập của mơ hình lớp học đảo ngược. Các học liệu, bài giảng có thể dưới nhiều định dạng khác nhau như slide, file âm thanh, podcast (video ngắn- sử dụng trên hệ điều hành IOS), bài thuyết trình PowerPoint, video (có thể nhúng các hình ảnh động), hình chụp màn hình hay các tài liệu đa phương tiện khác... phù hợp với sự đa dạng về trình độ học tập và khả năng tiếp thu của HS [60]. Theo Jami Carlacio, những điều kiện cần thiết để sử dụng lớp học đảo ngược hiệu quả gồm mọi

HS đều có thể truy cập Internet để xem bài giảng; video phải bắt đầu với âm lượng nhỏ và tăng dần lên; mỗi video được bắt đầu bằng 1 tình huống, 1 câu hỏi gây chú ý; nội dung video phải chuẩn xác, chất lượng tốt, âm thanh và hình ảnh hợp lý sẽ giúp HS học tập tốt hơn [37].

Nhưng nếu không tự làm được các bài giảng video thiết kế cơng phu thì có tổ chức lớp học đảo ngược được không? Các nhà nghiên cứu cũng đã giả thuyết tình huống này và câu trả lời là “có thể được”. Học liệu cung cấp cho HS sử dụng ở nhà không luôn bắt buộc phải là video (mặc dù các hiệu ứng hình ảnh đa phương tiện gây hứng thú và tạo động lực hơn). Tài liệu học tập có thể là một tập tin âm thanh hoặc một video. Các tập tin âm thanh và video cho HS xem ở nhà không được dài hơn 15 phút và có thể kèm theo một số câu hỏi HS phải chuẩn bị để thảo luận trên lớp.

Hiện nay, trên Youtube đã có rất nhiều video dạy học hấp dẫn với nội dung bài học được trình bày thành các đoạn video ngắn giúp HS dễ tiếp thu hơn. HS yếu hơn có thể thoải mái xem lại video nhiều lần cho đến lúc thực sự hiểu bài mà không phải ngại ngùng với các bạn cùng lớp hay GV của mình. Ngược lại, HS giỏi hơn có thể tiếp tục học với các nội dung cao hơn, tránh sự chán nản.

Khi có được các phương tiện thích hợp, GV sẽ phát huy hết sự sáng tạo của mình trong cơng tác giảng dạy, làm cho bài giảng hấp dẫn hơn, để HS có những tình cảm tốt đẹp với mơn học và làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được, nên khi đưa những phương tiện vào q trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kỹ xảo của HS.

1.5.5. Quy trình học tập trong mơ hình lớp học đảo ngược

Nhờ sự hỗ trợ của E-learning, HS tự học cá nhân ở nhà với tài liệu điện tử (tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi…). HS ngoài hoàn thành các câu hỏi kiểm tra cuối mỗi đơn vị kiến thức cịn phải hồn thành phiếu hướng dẫn tự học. HS đến lớp với phiếu tự học đã hoàn thành và những câu hỏi thắc mắc về bài học; Bài học trên lớp sẽ tăng cường hoạt động vận dụng kiến thức lý thuyết bằng hợp tác giữa HS - HS (hoạt động nhóm), giữa HS - GV (nêu câu hỏi, giải đáp thắc mắc), nâng mức lĩnh hội kiến thức mới lên bậc hiểu, vận dụng; qua đó vừa bồi dưỡng các NLTH vừa đào sâu mở rộng kiến thức.

Như vậy, qua các hoạt động học tập trong mơ hình lớp học đảo ngược, HS sẽ được rèn luyện tính tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi khi TH ở nhà với E-learning…Khi học với bạn, HS được rèn luyện các KN trao đổi làm việc nhóm; Khi học thầy, HS hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong thái giao tiếp của thầy. HS còn được học và rèn luyện các KN viết, nói, thuyết trình...

Hạn chế khi học tập với E-learning là khơng có nhiều điều kiện rèn luyện các KN sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy phê bình, các kĩ năng giao tiếp…Mơ hình lớp học đảo ngược đã tạo điều kiện khắc phục hạn chế này của E-learning. Trên lớp HS được tham gia hoạt động nhóm, rèn luyện các KN hợp tác, giao tiếp, trình bày, GQVĐ... Muốn vậy, HS phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Chính TH ở nhà với E-learning là chìa khóa giúp HS thực hiện tốt hoạt động trên lớp của mình. Nghiên cứu của Cordova và Lepper [49] cho thấy rằng HS tham gia các hoạt động học tập và thực hành trong các nhóm đồng đẳng có thể hiểu sâu hơn chủ đề được học so với khi học tập độc lập, đồng thời các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng TH cũng được nâng cao hơn.

1.5.6. Quy trình sử dụng E-learning hỗ trợ dạy – tự học

Theo Sugata Mitra [65], có 6 bước để thực hiện tổ chức môi trường học tự học: GV gợi mở, tạo hứng thú học tập, khuyến khích HS đặt câu hỏi; (2) HS chuẩn bị phương tiện thiết bị thực hiện; (3) HS lập kế hoạch thực hiện trả lời các câu hỏi; (4) GV giải thích những yêu cầu khi thực hiện, thắc mắc (nếu có), phân chia nhóm (nếu có) và giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, nhóm → HS thực hiện nhiệm vụ → yêu cầu các cá nhân, nhóm lớp trở lại cùng với cả lớp, trình bày phát hiện của họ và nói về cách thực hiện → HS với vai trò là người điều hành, lắng nghe và khuyến khích các nhóm khác quan sát, khơng thêm giá trị cho bài thuyết trình → HS tóm tắt những gì nhóm đã nói và bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung → GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về kinh nghiệm khi thực hiện, những gì đã thực hiện tốt, những gì cần phải khắc phục và lưu ý các cá nhân khác khi thực hiện nhiệm vụ này, cảm nhận về các góp ý của các GV và HS khác, nhận xét góp ý về các thành viên khác trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ; (5) HS khắc phục, điều chỉnh những tồn tại; (6) GV và HS định hướng hoạt động tự học tiếp theo .

Dựa trên quan điểm của Sugata Mitra và các nghiên cứu [19], [41] có thể thấy rằng dạy và tự học có mối quan hệ biến chứng, tác động lẫn nhau, cùng hướng đến sự phát triển bản thân người học (về năng lực, thái độ, kĩ năng, nhận thức). Kết quả của q trình dạy - tự học là người học khơng những được nâng cao về kiến thức, kĩ năng bộ mơn mà cịn có khả năng tự đảm nhiệm, tự tổ chức và thực hiện quá trình học tập hiệu quả. Với thời gian 45 phút, tiết học trên lớp là cơ hội để GV và HS được giáp mặt với nhau, trao đổi trực tiếp các thông tin, là đặc thù mà hình thức học tập trực tuyến khơng thể thay thế. Do đó các hoạt động chính khi học tập trên lớp có sự hỗ trợ của E-learning bao gồm:

- Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với E-learning của HS - Giải đáp các thắc mắc và Hợp thức hóa kiến thức mới

- HS giải bài tập vận dụng, hoạt động nhóm học tập - Giao phiếu hướng dẫn tự học cho bài hôm sau

Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với E-learning của HS

Sản phẩm tự học ở nhà là phiếu tự học mà GV giao, HS cần hoàn thành ở nhà. Trong hoạt động này, HS được rèn luyện kĩ năng tự học khơng có hướng dẫn trực tiếp

của GV vì thế HS sẽ được rèn luyện tính tự lực, các phẩm chất trí tuệ như tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo…

Phần cuối của phiếu hướng dẫn TH yêu cầu HS nêu câu hỏi của mình về bài học. Dựa trên các câu hỏi chất vấn, GV sẽ đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS.

Khi học tập trực tiếp trên lớp, GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm tự học ở nhà của mình. Qua hoạt động này HS cịn được rèn luyện kĩ năng trình bày bằng ngơn ngữ Hóa học, đồng thời GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng với nhau nhằm kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS.

Giải đáp các thắc mắc và hợp thức hóa kiến thức mới

Trong q trình học tập trên lớp, HS được nêu câu hỏi, thắc mắc của mình. Lúc đó, bằng việc chia sẻ và so sánh kết quả tiếp nhận kiến thức của mình với GV và các bạn cùng lớp, HS được rèn luyện các kĩ năng trình bày, lập luận bằng ngơn ngữ Hóa học.

Khi HS trình bày các sản phẩm tự học, GV tiến hành nhận xét, hợp thức hóa kiến thức/kĩ năng bám sát mục tiêu bài học. GV sử dụng BĐTD hoặc bảng biểu để hệ thống hóa bài học. Dựa trên kết quả trình bày của HS, GV nắm bắt tư tưởng, cách suy luận của HS để kịp thời uốn nắn về cách tư duy, trình bày của HS.

HS giải bài tập vận dụng, hoạt động nhóm học tập

Hoạt động này giúp HS nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức được học. Tham gia hoạt động nhóm, HS sẽ được trải nghiệm và được rèn luyện kĩ năng trao đổi thông tin, thu nhập dữ kiện để giải đáp các nhiệm vụ của nhóm. Q trình này rèn luyện cho HS các kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng tập trung được suy nghĩ của người khác, kĩ năng hịa hợp để tạo quan điểm chung. Ngồi ra HS còn được tạo mội trường để xây dựng và củng cố các mối quan hệ tốt với bạn bè xung quanh.

Nâng cao kiến thức và hướng dẫn tự học tiếp theo

Thông qua hoạt động hướng dẫn tự học kiến thức tiếp theo, GV cung cấp và hướng dẫn cho HS cách khai thác nguồn học liệu qua đó HS được học và rèn luyện các kĩ năng lựa chọn và khai thác tài liệu, kĩ năng về CNTT. Tiến trình sử dụng E- learning theo mơ hình lớp học đảo ngược được làm rõ trong hình 1.6

Hình 1.6. Quy trình sử dụng E-learning theo mơ hình lớp học đảo ngược 1.5.7. Các biểu hiện của năng lực tự học thơng qua áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược 1.5.7. Các biểu hiện của năng lực tự học thơng qua áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược

- Hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp: hoạt động TH ở nhà trên lớp học đảo ngược sẽ giúp HS hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.

- Hình thành thói quen đặt câu hỏi: trên lớp học đảo ngược HS có thể xem lại khi cần hoặc sử dụng tài liệu có sẵn để tìm ra câu trả lời đúng. Với những vấn đề chưa hiểu, HS có thể chủ động hỏi thầy cô ngay trên lớp học và được GV trả lời online ngay lúc đó. HS đã biết cách đặt câu hỏi là khi HS biết mình cần hỏi gì, hỏi đúng trọng tâm.

- Thể hiện nhu cầu trao đổi, tương tác với bạn, với thầy cô: thơng qua thảo luận nhóm trên lớp học đảo ngược, HS biết cách tự thể hiện ý kiến của mình, bộc lộ suy nghĩ của bản thân giúp HS tự tin đưa ra kiến.

- Hình thành và phát triển ngơn ngữ: trong mơ hình lớp học đảo ngược, giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở. Trong các hoạt

học tập, lớp, các GV), thực hành theo nhóm, biết sử dụng các ngôn ngữ và giao tiếp với tư cách cá nhân hay tư cách là người đại diện cho nhóm.

- Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức để tự chủ động giải quyết vấn đề. - Hình thành các kĩ năng khai thác, sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông hiện đại hiệu quả

1.6. Thực trạng về việc phát triển năng lực tự học cho học sinh thơng qua mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thơng

1.6.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc phát triển NLTH thơng qua mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học và điều tra về tình hình TH của HS ở các trường THPT hiện nay.

1.6.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 34 GV hóa học và 257 HS lớp 10 tại hai trường THPT ở Hà Nội trong năm học 2020-2021.

1.6.3. Nội dung và phương pháp điều tra

1.6.3.1. Nội dung điều tra - Đối với GV

+ Thực trạng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hóa học nhằm phát triển NLTH cho HS THPT.

+ Mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp và công cụ đánh giá NLTH trong dạy học hóa học.

+ Tìm hiểu thực trạng sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ dạy học của GV. + Việc sử dụng mơ hình LHĐN trong dạy học

- Đối với HS:

Phương pháp TH được HS sử dụng và những khó khăn HS gặp phải trong q trình TH Hóa học.

1.6.3.2. Phương án khảo sát

- Gửi phiếu điều tra đến các trường.

- Dự giờ các tiết dạy Hóa học.

1.6.3.4. Đối tượng khảo sát

- HS lớp 10

- Các GV trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học thuộc một số trường THPT thuộc SGD&ĐT Hà Nội.

- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Kim Anh – Sóc Sơn – Hà Nội và trường THPT Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội

1.6.3.5. Thời gian khảo sát

Năm học 2020 – 2021

1.6.4. Kết quả khảo sát

1.6.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên

Câu hỏi 1:

Biểu đồ 1.1. Mức độ sử dụng các PP/KTDH trong DH hóa học

Biểu đồ cho thấy PP/KTDH được phần lớp GV sử dụng thường xuyên nhất

Một phần của tài liệu skkn luận văn mô hình lớp học đảo ngược LONG sửa1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)