Biểu đồ cho thấy đa phần GV thường xuyên sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm/tự luận, trắc nghiệm có nhiều lựa chọn và vấn đáp để đánh giá HS; thỉnh thoảng đánh giá qua phiếu đánh giá của GV và tổ chức HS tự đánh giá. Việc đánh giá qua vở tự học của HS cịn ít sử dụng. Ngun nhân có thể là do chương trình hóa học hiện hành vẫn cịn là chương trình theo hướng tiếp cận nội dung nên việc đánh giá còn nặng về kiến thức, kỹ năng hơn là đánh giá quá trình phát triển, sự sáng tạo tìm tịi kiến thức qua vở tự học của HS.
Câu hỏi 3:
TT Các biểu hiện của NLTH Đồng ý Không
đồng ý
1 Xác định nội dung cần TH: HS xác định nội dung về KT, KN và mức độ cần đạt được của từng nội dung.
2
Xác định phương pháp và phương tiện TH: HS xác định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ TH trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để lĩnh hội những nội dung TH đã xác định.
3
Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả: HS xác định
được quỹ thời gian cho mỗi hoạt động TH và đưa ra dự kiến sản phẩm đạt được sau khi TH.
4 Thu thập/Tìm kiếm nguồn thơng tin TH: HS nghe, đọc, ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn
thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, website, khảo sát thực tiễn, thực nghiệm, giáo trình điện tử, ...
5
Phân tích và xử lí thơng tin đã tìm kiếm: HS so sánh,
đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thơng tin thu thập được và rút ra kết luận.
6
Vận dụng KT, KN để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập: HS đề xuất và lựa chọn các KT, KN để giải quyết
các yêu cầu của tình huống/nhiệm vụ học tập.
7
Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn KT, KN: HS phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả
TH với thang đánh giá NLTH và chuẩn KT, KN để đưa ra nhận xét, kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được.
8
Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo: HS nhận ra và điều chỉnh được những
sai sót, hạn chế của bản thân trong q trình TH, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ học tập khác.