Chương 1 TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.5. Tổ chức tài chính doanh nghiệp
1.5.3. Nội dung cơng tác tài chính doanh nghiệp
Nội dung cơng tác tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 phần việc chủ yếu: Lập kế hoạch tài chính, quản lý giám đốc thực hiện kế hoạch, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài
chính.
1.5.3.1. Lập kế hoạch tài chính ở doanh nghiệp
Mọi hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành từ những định hướng thông qua dự án kinh doanh sản xuất tài chính doanh nghiệp cần phải tham gia xây dựng và thẩm định các dự án đó dưới góc độ tài chính. Thí dụ như tính tốn và thẩm định khả năng sinh lời của các dự án đầu tư...
Khi dự án được thơng qua cần có các quyết định tài chính thích hợp. Những quyết định này là cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Hệ thống kế hoạch tài chính ngắn hạn phản ánh các quyết định tài chính bao gồm kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, kế hoạch tác nghiệp hàng tháng.
1.5.3.2. Quản lý và giám đốc thực hiện kế hoạch
Một kế hoạch tài chính sau khi được hội đồng cổ đơng hoặc cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp thơng qua thì bước tiếp theo là cần có một bộ phận theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu đạt được kế hoạch đã được duyệt. Để thực hiện điều đó cơng tác tài chính doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Trên cơ sở xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, bố trí nguồn tài trợ thích hợp nhằm đảm bảo
chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 28
- Chấp nhận trả tiền, thu tiền, trả thêm hay từ chối thanh toán trong việc thanh toán
với người bán, người mua, người nhận thầu, người bảo hiểm...thông qua hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Bố trí trả các khoản chi phí phát sinh theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh sản xuất trên cơ sở dự tốn.
- Bố trí thanh tốn với Ngân sáchNhà nước và cấp trên các khoản tích lũy tiền tệ...theo quy định.
- Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. - Trích lập và sử dụng các quỹ đúng chế độ quy định.
- Góp ý về việc ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng đối với điều khoản tài chính ghi trong hợp đồng như: giá cả, điều kiện thanh toán...
Quản lý và giám đốc thực hiện kế hoạch tài chính phải được thực hiện trước, trong và sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các chỉ tiêu tài chính và tình hình thu chi cụ thể hàng ngày của doanh nghiệp.
1.5.3.3. Phân tích hoạt động kinh tế tài chính
Q trình thực hiện ba nội dung cơng tác tài chính đó cũng chính là q trình đưa ra ba quyết định quan trọng của cơng tác quản trị tài chính doanh nghiệp: Quyết định đầu tư; quyết định tài trợ và quyết định phân phối. Ba quyết định này có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị doanh nghiệp và sự thành bại của doanh nghiệp.
Quyết định đầu tư là quyết định khởi đầu cho mọi cơ hội kinh doanh trong dài hạn
lẫn ngắn hạn. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định, ảnh hưởng đến việc mua sắm, xây dựng hay chuyển nhượng các tài sản của doanh nghiệp) và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Người quản lý phải xem xét các cơ hội đầu tư, quyết định nên đầu tư vào đâu để đạt được mục đích sinh lợi cao với mức rủi ro chấp nhận được, quyết định thời điểm đầu tư có lợi nhất...
Quyết định đầu tư gắn liền với việc nên lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn, nên sử dụng lợi nhuận tích lũy hay nên kêu gọi thêm vốn từ chủ sở hữu, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn bằng cách phát hành các cơng cụ nợ...tính tốn và quyết định tỷ trọng từng nguồn vốn là bao nhiêu để đạt được cơ cấu tài chính hợp lý, tối ưu.. Đó là những quyết định liên quan đến tài trợ trong hoạt động của doanh nghiệp.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 29 Thực hiện quyết định đầu tư và quyết định tài trợ đã đạt được một số thành quả nhất định, vấn đề tiếp theo là phải phân phối thành quả đó như thế nào nhằm đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu của chủ sở hữu và đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đó là
quyết định phân phối.