Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 85 - 86)

Chương 4 : ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP

4.3. Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu

Phương pháp chỉ số sinh lời rất hữu ích trong việc lựa chọn tổ hợp dự án đầu tư tối ưu trong danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những đơn vị đã xác định được ngân sách đầu tư tối ưu.

Chúng ta biết rằng ngân sách đầu tư và giá sử dụng vốn có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Giới hạn ngân sách đầu tư ohuj thuộc vào giá sử dụng vốn và ngược lại, giá sử dụng vốn chịu ảnh hưởng của ngân sách đầu tư.

Thật vậy, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng đều sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Nhưng trước nhất, nguồn vốn tài trợ đầu tiên cho nhu câu vốn của doanh nghiệp phải là nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó người quản lý sẽ huy động thêm nguồn vốn bên ngồi theo ngun tắc nguồn vốn nào có giá thấp nhất sử dụng trước, kế đến mới là các nguồn vốn có giá trị tăng dần lên cho tới khi nguồn vốn sử dụng cao hơn tỷ suất doanh lợi của dự án thì người sử dụng vốn quyết định khơng huy động nữa. Vì nếu huy động thêm thì kết quả kinh doanh sẽ thấp hoặc thậm chí bị lỗ.

Như vậy, cần phải xây dựng ngân sách đầu tư và giá sử dụng vốn đồng thời với nhau nhằm đảm bảo xây dựng ngân sách tối ưu nhất, mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất

Bước 1: Tính WACC trước khi có đầu tư mới. Bước 2: Chọn các dự án đầu tư có hiệu quả cao:

(IRR > WACC)

Bước 3: Sắp xếp các dự án theo thứ tự IRR giảm dần và chia nhóm theo tính chất dự

án (độc lập, phụ thuộc hay xung khắc).

Bước 4: Khi có nhu cầu đầu tư mới cần xem giá sử dụng từng nguồn vốn tăng thêm

có thay đổi khơng, nếu có, tính giá sử dụng vốn biên tế (WMCC) và điểm gãy (BP), so sánh WMCC với IRR của dự án. Nếu WMCC < IRR thì chấp nhận dự án mới, ngược lại thì loại bỏ.

Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế tương đối ổn định, có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để thẩm định án đầu tư về lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 86 quả của các phương pháp thẩm định các dụ án đầu tư, người ta thường kết hợp nhiều phương pháp với nhau như: kết hợp phương pháp hiện tại hóa với phương pháp thời hoàn vốn v.v…

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)