Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR):

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 80 - 81)

Chương 4 : ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP

4.2. Phương pháp xác định dự án đầu tư

4.2.2.5. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR):

Tỷ suất doanh lợi nội bộ là lãi suất riêng của dự án. Với lãi suất này thì tổng hiện giá của các khoản thu nhập trong tương lai của dự án bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là với lãi suất này thì hiện giá thuần sẽ bằng khơng (0).

Tức là: NPV = PVCF - PVđt = 0 Suy ra: PVCF = PVđt Hay: PVđt = 1 + ICF1 r +(1 + ICF2 r)2+ ⋯ +(1 + ICFn r)n Trong đó:

Ir: Là tỷ suất doanh lợi nội bộ (còn ký hiệu là IRR), tỷ suất này được tính bằng phương

pháp nội suy hay dùng cách thử và xử lý sai số như sau:

Đầu tiên chọn một lãi suất bất kỳ (thường lấy lãi suất ngân hàng hoặc chi phí vốn của doanh nghiệp) rồi tính chuyển vốn đầu tư cùng với khoản thu nhập dự kiến trong tương lai của dự án về giá trị hiện tại. Sau đó so sánh tổng giá của các khoản thu nhập với tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư, thì tiếp tục làm lại như trên, với điều kiện là phải nâng dần lãi suất lên. Trong trường hợp ngược lại, tổng hiện giá của vốn đầu tư lớn hơn tổng hiện ngía của các khoản thu nhâp thì hạ lãi suất xuống. làm như thế cho đến khi đạt được sự cân bằng giữa tổng hiện giá của vốn đầu tư và tổng hiện giá các khoản thu, lãi suất tại điểm này chính là tỷ sất doanh lợi nội bộ. Trong điều kiện hiện nay, máy vi tính sẽ xác định nhanh chóng tỷ lệ này.

Có thể tính IRR bằng công thức như sau:

Ir = Ir1+ (Ir2− Ir1)NPVNPV1 1+ |NPV2|

Trong đó:

Ir1: Tỷ lệ lãi suất khi NPV1 dương nhưng gần bằng khơng. Tỷ lệ này được tính bằng cách thử và xử lý sai số như trên.

Ir2: Tỷ lệ lãi suất khi NPV2 âm nhưng gần bằng khơng. Cách tính tương tự như Ir1.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 81 Căn cứ vào số liệu ở bảng 8, có thể tính được tỷ suất doanh lợi nội bộ của từng dự án H và K như sau:

Đối với dự án H:

Nếu lãi suất là 24% thì: NPV = 744,04-722,59 = +21,45 Nếu lãi suất là 26% thì: NPV = 702,263-717,46 = -15,197

Như vậy tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án H lớn hơn 24% nhưng không quá 26%. Tỷ suất doanh lợi đúng của dự án là:

Ir = 24% + (26% − 24%)21,45 + 15,19721,45 = 25,17%

Tương tự đối với dự án K, tỷ suất doanh lợi nội bộ là:

Ir = 24% + (26% − 24%)5,186 + 4,1915,186 = 24,32%

Tóm lại cả hai dự án H và K đều có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhưng dự án H có tỷ suất doanh lợi cao hơn dự án K. Vậy nếu lựa chọn một trong hai dự án trên thì dự H sẽ được chọn.

Theo phương pháp này, những dự án có thể chọn là một trong những dự án thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Tỷ suất doanh lợi nội bộ>lãi suất ngân hàng>tỷ lệ lạm phát.

Nếu các dự án xung khắc nhau thì tiêu thức lựa chọn là IRR>I và IRR lớn nhất.

Ưu điểm: Đã tính đến thời giá tiền tệ và tồn bộ dịng tiền, khơng phải xác định lãi

suất chiết khấu trước. Trong một số trường hợp phương pháp này cịn cho thấy tính chất hịa vốn, lời hay lỗ của dự án đầu tư.

Nhược điểm: Trong trương hợp đặc biệt dự án có nhiều IRR hay khơng có IRR thì

khó quyết định hợp lý, trong trường hợp này ta có thể lựa chọn dự án bằng phương pháp hiện giá thuần.

Chú ý: Việc lựa chọn bằng phương pháp hiện giá thuần hay phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ thường cho cùng một kết quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt 2 phương pháp này lại cho 2 kết quả khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)