Chương 7 : CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
7.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
7.1.3. Giá thành sản phẩm
7.1.3.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao tổn về lao động sống, lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng cơng tác, dịch vụ, lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của sản phẩm hồn thành nhập kho hay tiêu thụ.
Tồn bộ chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với hàng bán ra trong doanh nghiệp sản xuất còn được gọi là giá thành tiêu thụ sản phẩm. Như vậy nếu tính theo khoản mục thì giá thành tiêu thụ gồm 5 khoản mục sau:
Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất. Nhân cơng trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung.
Chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm có thể áp dụng như các phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ những hao tổn về lao đơng sống và lao động vật hóa và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ hoặc dịch vụ trong một thời kì nhất định( tháng, quý hoặc năm)
7.1.3.2. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giống nhau: Hai chi phí này giống nhau về chất: đều biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao tổn về lao động sống và lao động vật hóa trong q trình sản xuất.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 163
Nội dung Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm
Về thời gian Chi phí sản xuất tham ra vào một chu kỳ nhất định có thể là tháng, quý hoặc năm. Chi phí sản xuất khơng liên quan tới việc sản phẩm có hồn thành hay chưa hồn thành
Giá thành sản phẩm gắn với thời hạn hoàn thành sản phẩm
Về phạm vi Chi phí sản xuất tính cho một kỳ Giá thành sản phẩm tính cho một sản phẩm hoàn thành Về lượng Chi phí sản xuất chỉ tính cho nhưng
chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định, không liên quan tới việc sản phẩm hoàn thành hay chưa
hồn thành.
Chi phí sản xuất tính cho một kỳ.
Giá thành sản phẩm là một số
chi phí liên quan tới sản phẩm, dịch vụ hoan thành trong kỳ
Giá thành thì liên quan tới cả
chi phí sản xuất từ kỳ trước chuyển sang
7.1.3.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thànhsản xuất
Giá thành là thước đo chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để có sản phẩm hồn
thành
Khi có sản phẩm dở dang: Giá thành = Dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Dở dang cuối kỳ
Khi khơng có sản phẩm dở dang: Giá thành = chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm đối với một số doanh nghiệp như: Điện, dịch
vụ vận tải … (vì khơng có dở dang đầu kỳ, cuối kỳ).
7.1.3.4. Quan hệ giữa giá vốn hàng bánvà giá thành sản phẩm
Giá vốn hàng bán liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có:
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 164
- Kết quả hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác
KQ HĐ SX KD = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán được xác định tại thời điểm:
+ Giá vốn hàng bán tại thời điểm xuất kho = Giá thành sản xuất nhập kho
+ Giá vốn hàng bán tại thời điểm tiêu thụ = Giá thành sản xuất nhập kho + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp
Vậy nên:
KQ HĐ SXKD = DT thuần - Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN được phân bổ cho hàng bán.
Giá vốn và giá thành có sự khác nhau như trên. Vậy cho nên tùy theo yêu cầu giá vốn hàng bán xác định ở thời điểm nào thì ta sẽ có cách tính ở thời điểm đó.
7.1.3.5. Các loại giá thành sản phẩm
Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giá thành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm. Dựa vào tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau.
Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách này thì giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự tốn chi phí của kỳ kế hoạch. Gía thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong q trình sản xuất. Giá thành định mức giúp cho
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 165 việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế
phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ. Sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính tốn cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hồn thành.
Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng
bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho). Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng
thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính tốn xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
7.1.3.6. Hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp:
Ý nghĩa:
Hạ giá thành trong phạm vi cả nước là nguồn vốn quan trọng để mở rộng tái đầu tư xã hội. Trong điều kiện giá cả ổn định, giá thành sản phẩm càng hạ thì tích luỹ tiền tệ càng tăng, do đó nguồn vốn để mở rộng tái sản xuất càng nhiều.
Hạ giá thành sản phẩm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Hạ giá thành sản phẩm tức làm giảm bớt vốn lưu động chiếm dùng và tiết kiệm vốn cố định, vốn lưu động trong một đơn vị sản phẩm.
Hạ giá thành là căn cứ để doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm tạo lợi thế cho doanh nghiệp cạnh tranh đứng vững trên thị trường.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 166 * Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành:
Có thể chia làm 3 nhóm nhân tố:
+ Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
+ Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp. + Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của DN. * Các chỉ tiêu hạ giá thành
- Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định
𝐙đ𝐯ị= 𝐙𝐓𝐁 𝐐𝐃
Trong đó: Zđvị: Là giá thành đơn vị sản phẩm
ZTB: Là giá thành toàn bộ hay tổng giá thành của sản phẩm
Qp: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất được
- Chỉ tiêu mức tăng hoặc giảm
𝐌𝐙 = ∑[(𝐐𝐢𝐥 𝐧 𝐢=𝟏
𝐱 𝐙𝐢𝐥) − (𝐐𝐢𝐥 𝐱 𝐙𝐢𝐨)]
Trong đó:
Mz: Mức hạ giá (hoặc tăng) giá thành sản phẩm
Qi1: Khối lượng sản phẩm kỳ so sánh
Zi1, Zio: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ so sánh, kỳ gốc n: Số loại sản phẩm so sánh được
Chỉ tiêu Mz: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh trong kỳ so sánh do hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với kỳ gốc mà DN đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Nó phản ánh trình độ quản lý sản xuất có sự tiến bộ hay khơng.
Chỉ tiêu tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm (KH: Tz ) chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan
hệ tỷ lệ giữa mức độ giảm giá thành với Z sản phẩm kỳ gốc.
Công thức:
𝐓𝐙 = ∑ 𝐐𝐢𝐨 𝐱 𝐙𝐧 𝐌𝐙 𝐢𝐨
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 167 Chỉ tiêu Tz cho biết Zđvị kỳ so sánh giảm bao nhiêu % so với Zđvị kỳ gốc. Nếu như chỉ
tiêu Mz được tính tốn trong cơng tác lập kế hoạch trực tiếp, thể hiện nhiệm vụ hạ giá thành,
thì chỉ tiêu Tz nghiên cứ sự biến động của Zsp trong một thời gian dài hoặc xem xét trình độ quản lý Z giữa các DN có cùng điều kiện trên đây là các chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phân tích, đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh một cách tồn diện cần đi sâu nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu đó trong từng khoản mục cụ thể, kết hợp với đặc điểm và tình hình SXKD thực tế của DN.
Các biện pháp hạ giá thành
Trên cơ sở đánh giá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm các doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để tìm ra các biện
pháp thích hợp. Tuy nhiên có thể nêu ra những biện pháp chủ yếu là:
- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp, ứng dụng
kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất thường địi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải
có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh
nghiệp.
- Khơng ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi
phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong q trình sản xuất... từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và
giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với quản trị chi phí là phải đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
Muốn tiết kiệm chi phí, phải tăng cường cơng tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp, cụ thể:
- Phải lập được kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính tốn trước mọi chi phí
cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch; phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Phải xác định rõ nội dung, phạm vi sử dụng từng loại chi phí để có biện pháp quản lý phù hợp.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 168
- Đối với các khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, thông thường những khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất, nếu tiết
kiệm những khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu phụ thuộc hai nhân tố: số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu. Vì vậy để tiết kiệm chi phí phải xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cho phép làm cơ sở cho việc quản lý; đồng thời kiểm tra chặt chẽ đơn giá từng loại vật tư sử dụng.
+ Để tiết kiệm chi phí về lao động, doanh nghiệp cần xây dựng định mức lao động khoa học và hợp lý đến từng người, từng bộ phận và định mức tổng hợp phù hợp với qui định mà nhà nước đã hướng dẫn và ban hành. Các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký định mức lao động với các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải tự xây dựng đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đơn giá tiền lương, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu
nhập thực tế có một quan hệ tỷ lệ phù hợp.
Xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương, thì quỹ tiền lương phải được
dùng đúng mục đích; khơng được sử dụng quỹ tiền lương một cách tuỳ tiện để chi cho các mục đích khác. Quản lý quỹ tiền lương phải trên cơ sở quản lý chặt chẽ cả số lượng và chất lượng lao động; đơn giá tiền lương và gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với các khoản chitiền mặt cho tiếp khách, hội họp giao dịch, chi đối ngoại, các
doanh nghiệp cần tự xây dựng định mức chi tiêu và quy chế quản lư sử dụng. Các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và không được vượt quá mức khống chế tối đa theo tỷ lệ tính trên tổng chi phí; các khoản chi hoa hồng mơi giới phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại.
+ Từ thực tế quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, theo định kỳ hoặc hàng năm doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng chi phí. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc biện pháp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trong thời kỳ tới.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản để tiết kiệm đối với những khoản chi phí kinh
doanh. Các doanh nghiệp phải thường xuyên ý thức được việc tiết kiệm chi phí mới có thể nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 169 Ý nghĩa và cơ cấu kế hoạch chi phí:
Hàng năm, đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi phí để có cơ sở xác định mức lời lỗ của doanh nghiệp.