Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 63 - 67)

Chương 4 : ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP

4.1. Hoạt động đầu tư

4.1.1. Khái niệm về đầu tư

Tiền đề để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất là cần phải có một số vốn tiền tệ nhất định. Với số vốn này doanh nghiệp tiến hành mua sắm các TSCĐ (hữu hình và vơ hình), cơng cụ lao động, vật tư hàng hóa, trả lương cơng nhân và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khác… nhằm phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Ngồi ra, trong q trình hoạt động có thể doanh nghiệp bổ sung thêm vốn để mở rộng kinh doanh sản xuất hoặc đầu tư mua thêm cổ phiếu của các đơn vị khác… vơi mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Đó là quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, đàu tư là việc bỏ vốn ra dùng vào việc gì đó nhằm mục đích sinh lợi.

Trong hoạt động đầu tư luôn diễn ra hai giai đoạn cơ bản:

a. Giai đoạn bỏ vốn ra đầu tư: Trong giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để mua sắm nguyên nhiên vật liêu, công cụ lao đọng, các tài sản lưu đọng khác, mua xây dựn TSCĐ hoặc mua các cổ phiếu, trái phiếu của những đơn vị khác… Toàn bộ số vốn này chính là vốn đầu tư. Vốn đầu tư có thể bỏ ta một lần hay nhiều lần trong một thời gian dài. Thông thương, trong giai đoạn này doanh nghiệp chỉ có bỏ vốn ra chứ chưa có thu.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 64

Đối với các hoạt động đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Trong giai đoạn này doanh

nghiệp bỏ vốn mua các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác…) hay góp

vốn liên doanh và các chi phí có liên quan đến việc đầu tư.

Đối với hoạt động đầu tư vào bên trong doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh): Trong

giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để mua sắm, xây dựng các TSCĐ (nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc, trong thiết bị, bằng phát minh, chi phí đền bù, cải tạo, các chi phí liên quan đến các TSCĐ này trước khi đưa vào sử dụng…) và đầu tư vào những tài sản lưu động thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, trong giai đoạn này hình thành nên hai loại vốn cơ bản của doanh nghiệp: vốn cố định và vốn lưu động.

b. Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi: Vốn và lãi thu hồi chính thu nhập (cịn gọi là lưu

lượng tiền tệ - với giả định các khoản thu, chi đề bằng tiền) của đầu tư. Như vậy, thu nhập đầu tư chính là số thu về vốn và lãi rịng. Nếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh thêm chi phí.

4.1.2. Phân loại đầu tư

Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cần phải phân loại các hoạt động đầu tư.

a. Căn cứ vào thời gian bỏ vốn đầu tư và thực hiện, người ta chia làm 2 loại đầu

tư:

- Đầu tư ngắn hạn: Đầu tư mua trái phiếu, kỳ phiếu, góp vốn liên doanh theo vụ việc… có thời hạn dưới một năm.

- Đầu tư dài hạn: Đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu trên một năm, góp vốn liên doanh,

đầu tư để mua sắm, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị… để sản xuất kinh doanh.

b. Căn cứ vào mục tiêu đầu tư gồm có 2 loại:

- Đầu tư ra bên ngồi doanh nghiệp: như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu

của các đơn vị khác…

- Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp gồm có:

Đầu tư chiều sâu: Như đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện

phát triển lâu dài cho doanh nghiệp

Đầu tư mở rộng: Đầu tư mở rộng thêm các xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc… Đầu tư thay thế hoặc duy trì: Là việc đầu tư đổi mới các tài sản cho phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thỏa mãn yêu cầu của thị trường, giữ vững thị trường, tiết kiệm chi phí v.v…

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 65

c. Căn cứ vào chủ thể đầu tư:

Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp

4.1.3. Nguồn vốn đầu tư

Thông thường, để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư người ta sử dụng các nguồn sau:

a. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn chủ doanh nghiệp (Nhà nước hoặc tư nhân

–nếu là doanh nghiệp một chủ, cổ đông –nếu là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn… ) bỏ ra để đầu tư kể cả phần lãi của của doanh nghiệp để lại dùng tái đầu tư.

b. Nguồn vốn vay: Đây là nguồn vốn huy động từ bên ngoài của doanh nghiệp. Đối

tượng cho doanh nghiệp vay có thể là ngân hàng, cơng ty tài chính hoặc là cơng nhân viên hay vay của nhân dân thông qua phát hành trái phiếu.

4.1.4. Dự án đầu tư

Để đi đến quyết định đầu tư, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá được hiểu quả kinh tế của đầu tư. Kết quả đầu tư sẽ thu được trong thời gian dài. Trong thời gian đó có nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội… khó dự kiến hết được. Vì vậy, chấp nhận bỏ vốn đầu tư là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều dự án có tính khả thi. Hơn nữa, số vốn của doanh nghiệp có hạn, nguồn vốn huy động cũng có hạn, muốn đạt được hiệu quả vốn đầu tư cao nhất của doanh nghiệp cần phải xác định nhiều dự án để lựa chọ, đó là dự án đầu tư.

Dự án đầu tư gồm nhiều nội dung quan trọng thuộc nhiều lĩnh vực: về kỹ thuật; về kinh tế; về tài chính; về mơi trường v.v…

Vì vậy, việc lập dự án đầu tư là quá trình phối hợp hoạt động của các chuyên gia, csan bộ chun mơn ở doanh nghiệp.

Có nhiều dự án khác khau:

Những dự án xung khắc nhau: Nếu thực hiện dự án này thì phải loại bỏ dự án kia và ngược lại. Ví dụ, 2 dự án xây dựng cầu Bắc Cần Thơ và dự án cải tạo Bắc Cần Thơ là 2 dự án xung khắc nhau

Các dự án phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhau: Hai dự án được xem là phụ thuộc nhau khi chọn dự án này buộc phải chọn dự án kia và ngược lại.

Các dự án hoàn toàn độc lập nhau: Nếu những dự án độc lâp nhau có nghĩa là lựa chọn dự án hay nhóm dự án khơng ảnh hưởng gì đến việc chọn hay khơng chọn các dự án khác.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 66

4.1.5. Các nhân tố quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư dài hạn của DN là quyết định có tính chất chiến lược, có ảnh hưởng đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy, khi đầu tư dài hạn doanh nghiệp nên xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng như sau:

Chính sách kinh tế của Nhà nước

Các chính sách kinh tế được thể hiện trong hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh tế lành mạnh, định hướng cho doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh cho bản thân và cho nền kinh tế.

Thị trường và sự cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ là một căn cứ quan trọng để cho doanh nghiệp quyết định đầu tư.

Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nào đó phải

phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng mới tiêu thụ được nên phải xem xét mức cầu của thị trường, đồng thời khi đầu tư phải chú ý khai thác lợi thế riêng của doanh nghiệp mới đứng vững được trong cạnh tranh.

Chính sách huy động vốn

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm giá sử dụng vốn. Vì vậy, khi quyết định đầu tu dài hạn không thể không xét tới yếu tố này.

Độ vững chắc, tin cậy của sự đầu tư

Đầu tư dài hạn luôn gắn liền với rủi ro. Nếu sự đầu tư có khả năng đảm bảo vững chắc

thì sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia. Nếu đầu tư trong tình trạng khơng ổn định, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư.

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Đầu tư dài hạn phải đón đầu sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nếu không tiếp cận kịp thời sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Để đi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải xem xét khả năng tài chính của mình, gồm nguồn vốn tự và nguồn vốn có thể huy động thêm. Việc đàu tư của doanh nghiệp không thể vượt q giới hạn khả năng tài chính của mình. Bởi quyết định đầy tư là một quyết định tài chính dài hạn của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của doanh nghiệp, đến sự thành bài trong kinh doanh của doanh nghiệp.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 67 Chủ đầu tư là người ngại rủi ra hay thích mạo hiểm, tính quyết đốn…

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Nghề Tài chính Ngân hàng) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)