Các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hối phiếu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán Nguyễn Tiến Trung (Biên soạn) (Trang 32 - 35)

5 Nâng giá tiền tệ

3.3.1.3 Các nghiệp vụ liên quan đến việc sử dụng hối phiếu:

* Chấp nhận hối phiếu :

Hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền (đây là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán ), đặc biệt là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Một hối phiếu đã được ký chấp nhận trả tiền mới có sự tin cậy trong thanh tốn.

Thơng thường hối phiếu được gửi tới tay người trả tiền, để người này ký chấp nhận trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong 2 trường hợp :

- Trường hợp 1: Nếu hai bên khơng có thoả thuận gì khác thì theo luật ULB quy

định thời hạn chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.

- Trường hợp 2: Nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hàng

hố hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình trong thời hạn đó.

Ví dụ : thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 30 ngày kể từ ngày giao hàng, thì

thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vịng 30 ngày đó. Nếu q 30 ngày tức là hết hiệu lực của thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến (nếu là hối phiếu trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn).

* Ký hậu hối phiếu (Endorsement) :

Ký hậu là hành vi pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Khi người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào vị trí quy định ở mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển cho người đó.

Có 4 hình thức ký hậu khác nhau :

- Ký hậu để trắng (Blank endorsement): là hình thức ký hậu khơng chỉ định

người thụ hưởng kế tiếp là ai. Người ký hậu chỉ ký tên vào mặt sau của tờ hối phiếu. Với loại ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người thụ hưởng hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp hối phiếu này chỉ cần trao tay là đủ (nếu người ký hậu khơng muốn thay đổi hình thức ký hậu)

- Ký hậu theo lệnh (Oder endorsement): là hình thức ký hậu chỉ định một cách

suy đốn ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại.

Người ký hậu chỉ cần ghi câu : “trả theo lệnh ông X” và ký tên. Như vậy người thụ hưởng hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần suy đốn theo ý định của ơng X, nếu ông X ra lệnh trả tiền cho một người khác thì người đó sẽ là người thụ hưởng hối phiếu. Nếu ơng X im lặng thì người thụ hưởng hối phiếu đương nhiên là ông X.

Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người thụ hưởng cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, và đến hạn hối phiếu sẽ được thanh tốn. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thơng dụng trong thanh tốn quốc tế.

- Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement): là hình thức ký hậu chỉ định rõ

người được thụ hưởng hối phiếu kế tiếp và chỉ người đó mà thơi.

Người ký hậu ghi câu : “chỉ trả cho ông X” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, chỉ có ơng X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ơng X khơng thể chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu được nữa.

- Ký hậu miễn truy địi (Without recouse endorsement): là hình thức ký hậu mà

sau đó người thụ hưởng kế tiếp khơng được địi lại tiền của người ký hậu chuyển nhượng cho mình khi người thụ lệnh (người tra tiền) từ chối thanh tốn tiền hối phiếu. Hình thức ký hậu này người ký hậu ghi thêm câu : “Miễn truy đòi người ký hậu" cùng với một trong 3 loại ký hậu trên.

Ví dụ : “Trả theo lệnh của ơng X, miễn truy địi” . Như vậy khi bị từ chối trả tiền thì ơng X khơng được địi tiền người ký hậu trực tiếp cho mình.

Nếu hối phiếu có nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, cịn có một người khơng ghi chữ “miễn truy địi” thì đương nhiên người này khơng được hưởng quyền miễn truy địi đó. Khi hối phiếu bị từ chối thanh tốn, họ phải có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng kế tiếp.

Ký hậu miễn truy địi là một hình thức được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế.

* Ý nghĩa pháp lý của thủ tục ký hậu:

- Thừa nhận sự chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác

- Việc ký hậu mang tính chất trừu tượng và vơ điều kiện, có nghĩa là người ký hậu không cần phải nêu lý do cũng như điều kiện của việc chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về việc chuyển nhượng đó.

- Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với người hưởng lợi kế tiếp. Điều đó có nghĩa là người ký hậu chuyển nhượng cam kết rằng nếu người thụ lệnh khơng trả được tiền thì họ sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiền cho người được chuyển nhượng kế tiếp trên hối phiếu.

* Bảo lãnh hối phiếu (Aval of B/E) :

Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ 3 sẽ trả tiền cho người hưởng lợi khi đến hạn trả tiền.

Hình thức thể hiện của sự bảo lãnh trên hối phiếu được ghi bằng chữ “Bảo lãnh”

và người bảo lãnh ký tên. Thơng thường thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh hối phiếu theo yêu cầu của người trả tiền. Khi bảo lãnh ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh và tiền hành thực hiện cam kết bảo lãnh với hai hình thức :

- Bảo lãnh ngay trên hối phiếu, thể hiện bằng chữ "Bảo lãnh" (as aval, Guarantee) và ký tên trên tờ hối phiếu.

- Bảo lãnh bằng một văn bản riêng thường gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn cho người khác biết tình hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh ghi ngay trên hối phiếu. Chỉ có một số người cần thiết có liên quan mới được thơng báo có sự bảo lãnh đó và sự bảo lãnh này có lợi ích đối với họ.

* Kháng nghị về việc trả tiền hối phiếu :

Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà hối phiếu khơng được thanh tốn, thì người hưởng lợi hiện hành có quyền kháng nghị người trả tiền hối phiếu trước pháp luật. Việc từ chối thanh toán của người trả tiền hối phiếu được xác nhận bằng một văn bản kháng nghị của người thụ hưởng hiện hành. Bản kháng nghị phải được lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc kế tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu.

Nếu khơng có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người chuyển nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận trả tiền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người kháng nghị.

Ví dụ : A là người ký phát hối phiếu; B, C, D là những người được chuyển

nhượng tiếp sau; E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu để đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền, gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hồn trả tiền cho E và truy địi ngược lại C, và cứ thế cho tới A.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán Nguyễn Tiến Trung (Biên soạn) (Trang 32 - 35)