Nội dung và quy định khi sử dụng séc

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán Nguyễn Tiến Trung (Biên soạn) (Trang 38 - 39)

2 Thanh toán bằng séc 3.3 1 Khái niệm

3.3.2.2 Nội dung và quy định khi sử dụng séc

* Nội dung:

Theo công ước Giơnevơ 1931, nội dung của tờ séc bao gồm các yếu tố sau đây: - Tiêu đề của séc : “SEC”. Nếu khơng có tiêu đề này ngân hàng sẽ từ chối việc

thực hiện lệnh của người ký phát.

- Địa điểm, ngày tháng năm ký phát séc. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến thời

hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc, đồng thời còn liên quan đến số dư trên tài khoản của người ký phát séc tại thời điểm đó.

- Số tiền ghi trên séc : Phải ghi đầy đủ, rõ ràng cụ thể, ghi cả bằng số và bằng chữ, có đơn vị tiền tệ cụ thể. Số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải khớp nhau.

- Tên địa chỉ người trả tiền.

-Tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền.

- Tên, địa chỉ của người được hưởng số tiền ghi trên séc (nếu có).

- Chữ ký, dấu (nếu có) của người ký phát séc. Chữ ký phải đúng với chữ ký mẫu

đã đăng ký tại ngân hàng.

Tất cả các yếu tố trên đây của tờ séc phải được ghi rõ ràng chính xác tuyệt đối, khơng tẩy xố, phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng bút chì và mực đỏ.

* Một số quy định khi sử dụng séc :

Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán, được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Séc có giá trị thay thế tiền mặt trong lưu thơng, nên séc cũng có khả năng chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp trong phạm vi thời hạn xuất trình của séc bằng phương thức ký hậu (tương tự như nguyên tắc ký hậu của hối phiếu)

- Thời hạn xuất trình và hiệu lực của séc :

+ Thời hạn xuất trình : là hạn thời gian mà người thụ hưởng phải chuyển giao tờ séc cho ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền. Trong thời hạn này, người ký séc phải duy trì số dư tài khoản tiền của mình tại ngân hàng thụ lệnh để đảm bảo số tiền đã ký phát séc cho người thụ hưởng.

Theo luật ULC thời hạn xuất trình séc được tính từ ngày ký séc đến ngày người thụ hưởng xuất trình cho ngân hàng thụ lệnh, cụ thể quy định như sau :

- Đối với séc lưu thông trong phạm vị một quốc gia : 8 ngày làm việc. - Đối với séc lưu thông giữa các nước cùng châu lục : 20 ngày làm việc. - Đối với séc lưu thông giữa các nước khác châu lục : 70 ngày làm việc. - Séc du lịch có giá trị vơ thời hạn.

+ Thời hạn hiệu lực của séc đối với ngân hàng : là hạn thời gian mà trong đó ngân hàng thụ lệnh thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng, thường là 12 tháng kể từ ngày hết hạn xuất trình. Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc, ngân hàng thụ lệnh khơng có nghĩa vụ thực hiện chi trả. Tuy nhiên, người ký phát vẫn còn nguyên nghĩa vụ thanh tốn trên tờ séc cho người thụ hưởng, vì tờ séc vẫn cịn hiệu lực pháp lý của một hợp đồng dân sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán Nguyễn Tiến Trung (Biên soạn) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)