Phân tích kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 107)

3.3.1. Phân tích kết quả thực hiện

Căn cứ vào kết quả điều tra của các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng năm 2010, tác giả có thể tổng quát tình hình chi – thu của các đối tượng như sau:

(1) Chi phí – Lợi ích kinh tế của người nuôi tôm

Để tính được lợi nhuận bình quân của các hộ nuôi trong quá trình nuôi, đa số các hộ nuôi cho rằng rủi ro của nghề nuôi tôm thường là 30/70, tức là nuôi 10 vụ thì 3 vụ là thất bại. Do đó, tác giả lấy hệ số rủi ro là 0.3 để tính ra lợi nhuận thực có của các hộ nuôi.

64 Bảng 3.1. Chi phí – Lợi nhuận bình quân trên một ao nuôi tôm thẻ chân trắng 5.000m2

Chi phí – Lợi nhuận bình quân trên một ao nuôi tôm thẻ chân trắng 5.000m2

STT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (1.000 đ) Sản lượng thu hoạch (Kg) Giá thành (VNĐ/Kg) Giá bán (VNĐ/Kg) Lợi nhuận (VNĐ/Kg) Hệ số rủi ro Lợi nhuận bình quân (VNĐ/Kg)

1 Con giống Con 500.000 20 10.000

2 Thức ăn Kg 5.280 25.000 132.000

3 Lương lao động Người/vụ 2 10.500.000 21.000

4 Khấu hao MMTB - 6.000

5 Nhiên liệu, điện - 15.000

6 Bạt lót đáy ao Cái 1 5.000.000 5.000 7 Chi phí thuê đất Vụ 1 7.500.000 7.500 8 Hóa chất xử lý cải

tạo trước khi nuôi

Vụ 1 10.000.000 10.000

9 Chi phí khác - 5.000

10 Tổng - 211.500 4.800 44.063 55.000 10.937 0,3 3.281

Theo số liệu điều tra của 15 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho thấy sau khi trừ đi các chi phí, bình quân một vụ nuôi tôm (từ 2,5 tới 3 tháng) người nuôi tôm nhận được mức lời vào khoảng: 3.281 đ/Kg * 4.800 Kg = 15.749.000 đ/ao(5.000m2)

(2) Chi phí – Lợi ích kinh tế của đại lý trung gian

Trong quá trình đánh bắt cho đến khi giao hàng, đại lý trung gian cũng chịu một khoản chi phí nhất định như bảng sau:

Bảng 3.2. Chi phí – Lợi ích bình quân/kg tôm thương phẩm của đại lý thu mua trung gian

Chi phí – Lợi ích bình quân/kg tôm thương phẩm của đại lý trung gian

STT Diễn giải Chi phí (đ/kg) Giá thu mua (đ/kg) Giá bán (đ/kg) Lợi nhuận (đ/kg) 1 Chi phí vận chuyển 600

2 Chi phí nhân công bảo quản

400

3 Chi phí khấu hao 350

4 Chi phí đá, điện 400

5 Chi phí vốn, khác 850

Tổng cộng 2.600 55.000 60.000 2.400

Có thể thấy chi phí bình quân cho 1kg tôm của đại lý trung gian là 2.600 đ, và sau khi kết thúc việc mua bán thì họ lãi bình quân là 2.400 đ/kg tôm.

(3) Chi phí – Lợi ích kinh tế bình quân của các công ty chế biến trên

địa bản tỉnh Khánh Hòa

Qua điều tra và thu thập số liệu ở công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods (F17) và công ty cổ phần thủy sản Nha Trang (Fisco – F115). Và do sự hạn chế của đề tài tác giả đưa ra chi phí và lợi ích kinh tế bình quân trên 1kg tôm nguyên liệu

của tác nhân công ty chế biến trong sản phẩm tôm thẻ PTO cooked 41/50 xuất đi Mỹ như bảng sau:

Bảng 3.3. Chi phí – Lợi nhuận bình quân của 1kg tôm nguyên liệu trong sản phẩm tôm thẻ đông lạnh PTO 41/50 xuất đi Mỹ của công ty chế biến năm 2010

Chi phí – lợi nhuận bình quân của 1kg tôm nguyên liệu trong sản phẩm tôm

thẻ đông lạnh PTO 41/50 xuất đi Mỹ của công ty chế biến năm 2010

1kg thành phẩm 1kg nguyên liệu STT Diễn giải VNĐ USD (19.500) Định mức tiêu hao của sản phẩm VNĐ USD (19.500) 1 Chi phí trực tiếp 110.312 5,657 - Nguyên liệu chính 99.996 5,128 - Bao bì 7.391 0,379 - Hóa chất 1.482 0,076 - Phụ gia, chất đốt 1.443 0,074 2 Chi phí nhân công 4.349 0,223

3 Chi phí sản xuất

chung 5.382 0,276

Giá thành phân xưởng 120.120 6,160

4 Chi phí bán hàng +

Lãi vay 14.625 0,750

5 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 15.600 0,800

Giá thành toàn bộ

(USD/kg) 150.345 7,710

6 Giá xuất khẩu (CIF) 170.820 8,760

Qua kết quả trên ta thấy để tạo ra được một kg tôm thành phẩm, công ty chế biến phải bỏ ra mức chi phí bình quân là 7,710 USD/kg và thu lại được 1,050 USD/kg lợi nhuận tương đương 20.475 VNĐ/kg. Sau khi cộng phần định mức tiêu hao nguyên liệu bình quân là 1,5 của các công ty chế biến thì mức lợi nhuận mà công ty chế biến thu được từ việc chế biến một kg nguyên liệu là 0,7 USD/kg tương đương với 13.650VNĐ/kg.

(4) Tổng hợp chi phí- lợi ích của các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm

thẻ chân trắng

Bảng 3.4. Phân phối chi phí – lợi nhuận trong chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng

Tác nhân ĐVT (đ/kg) Tỷ trọng lợi nhuận (%) 1. NGƯỜI NUÔI TÔM

a. Tổng chi phí 44.063

- Con giống 2.083

- Thức ăn 27.500

- Lương công nhân 4.375

- Khấu hao MMTB 1.250 - Nhiên liệu 3.125 - Thuê đất 1.563 - Hoá chất xử lý 2.083 - Khác 2.083 b. Giá bán 55.000 c. Lợi nhuận 10.937 32,347

2. ĐẠI LÝ TRUNG GIAN

a. Tổng chi phí 2.600

- Nguyên liệu 600

- vận chuyển 400

- Khấu hao MMTB 400 - Đá, điện 850 - Chí phí vốn, khác 600 b. Giá bán 60.000 c. Lợi nhuận 2.400 7,098 3. CÔNG TY CHẾ BIẾN a. Tổng chi phí 144.108

- Tôm Nguyên liệu (ĐM 1.5NL=1kg TP) 99.996

- Bao bì 7.391

- Hoá chất, phụ gia 1.482

- Nhiên liệu, chất đốt 1.443

- Lương nhân công 4.349

- Chi phí sản xuất chung 5.382

- Chi phí bán hàng + Lãi vay (3 tháng) 120.120

- Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.625

b. Giá bán 170.820

c. Lợi nhuận 20.475 60,555

4. TỔNG LỢI NHUẬN CỦA CHUỖI 33.812 100

(nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lợi ích kinh tế chủ yếu thuộc về tác nhân đầu tiên và tác nhân cuối cùng của chuỗi giá trị. Cụ thể đó là đứng đầu với mức lợi nhuận nhận đượclà cao nhất là công ty chế biến với 20.475 đ/kg, nắm giữ tỷ trọng lớn nhất 60,555% trong tổng lợi nhuận của chuỗi; tiếp theo là người nuôi với mức lợi nhuận là 10.937 đ/kg, chiếm giữ 32,347% trong tổng lợi nhuận của chuỗi; và thấp nhất là các đại lý thu mua trung gian với mức lợi nhuận trung bình là 2.400 đ/kg, chiếm một tỷ lệ lợi nhuận rất nhỏ là 7,098% trong tổng lợi nhuận của chuỗi. Tương ứng với mức lợi ích kinh tế thu được thì mức tổng chi phí bình quân của các công ty chế biến cũng cao nhất với 144.108

đ/kg; tiếp theo là các hộ nuôi tôm với 44.063 đ/kg; và tổng chi phí của các đại lý thu mua trung gian là thấp nhất với 2.600 đ/kg.

Kết quả trên có thể được lý giải do ở khâu của công ty chế biến, sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh thu được giá trị thặng dư là cao nhất trong toàn chuỗi giá trị. Tiếp theo là người nuôi tôm, đối tượng tạo ra giá trị ban đầu cho sản phẩm. Cuối cùng là các đại lý thu mua trung gian, đối tượng này không tạo thêm giá trị cho sản phẩm, nó chỉ làm nhiệm vụ giúp thúc đẩy thời gian lưu thông của sản phẩm diễn ra nhanh hơn. Vì vậy chi phí của đối tượng này là thấp nhất vì nó chỉ là chi phí cho quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Có thể thấy điều không hợp lý trong việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi đó là ở khâu đại lý thu mua trung gian. Họ không tạo thêm được giá trị cho sản phẩm nhưng vẫn được chia sẻ một mức lợi nhuận đáng kể. Mức lợi nhuận này là một phần lợi nhuận đáng được hưởng của người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến khi tiến hành mua bán trực tiếp với nhau.

Bảng 3.5. Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng cho 1kg sản phẩm Chỉ tiêu Người nuôi tôm Đại lý thu mua Công ty chế biến

Chi phí sản xuất - giá mua 44.063 55.000 99.996

Giá bán 55.000 60.000 170.820

Chi phí tăng thêm 2.600 44.112

Lợi nhuận 10.937 2.400 20.475

Lợi nhuận /Tổng lợi nhuận chuỗi (%) 32,347 7,098 60,555

Lợi nhuận /Tổng chi phí (%) 24,821 4,167 14,208

Lợi nhuận /Chi phí tăng thêm (%) 24,821 92,308 46,416

Nhận xét:

Qua kết quả trên chúng ta có thể thấy trong 1kg sản phẩm lợi nhuận thu lại trên tổng chi phí bỏ ra của người nuôi là cao nhất với 24,821%, tiếp theo là công ty

chế biến với 14,28% và thấp nhất là các đại lý thu mua trung gian với 4,167%. Như vậy, chúng ta có thể nói trong chuỗi người nuôi tôm làm ăn có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, với mức chi phí tăng thêm là phần chi phí thực trong hoạt động tạo thêm giá trị cho sản phẩm của từng tác nhân thì mức lợi nhuận trên chi phí tăng thêm của các đại lý trung gian là cao nhất với 92,308%, tiếp theo là công ty chế biến với 46,416% và cuối cùng là người nuôi tôm với 24,821%.

Nguyên nhân của nghịch lý này là do tổng chi phí của người nuôi tôm chỉ là những chi phí mà người nuôi đầu tư để tạo ra sản phẩm. Còn tổng chi phí của các tác nhân còn lại là gồm chi phí họ đầu tư vào sản phẩm cộng thêm chi phí của người nuôi và chi phí của các tác nhân là người cung cấp sản phẩm cho họ. Nên tổng chi phí của các tác nhân trong chuỗi có chiều hướng tăng dần và làm cho lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi có chiều hướng giảm dần. Hơn nữa, ngươi nuôi là người tạo ra giá trị ban đầu cho sản phẩm nên mức chi phí tăng thêm để tạo ra giá trị cho sản phẩm là toàn bộ những chi phí đối tượng này bỏ ra để tạo ra sản phẩm, trong khi đó chi phí tăng thêm của đại lý thu mua trung gian chỉ là chi phí vận chuyển, bảo quản… không có chi phí tạo thêm giá trị cho sản phẩm nên chi phí tăng thêm của đối tượng này à nhỏ nhất. Còn công ty chế biến trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư cho sản phẩm, đối tượng này cũng phải đầu tư vào sản phẩm một chi phí đáng kể và đó là phần chi phí tăng thêm của doanh nghiệp chế biến.

Qua đó ta có thể thấy người nuôi tôm là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất với việc nhận lại lợi ích kinh tế chưa tương xứng với mức chi phí mà đối tượng này đầu tư cho sản phẩm. Trong khi đó, đại lý thu mua trung gian lại là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất với mức lợi nhuận thu lại gần bằng với chi phí mà đối tượng này bỏ ra cho sản phẩm.

Bảng 3.6. Ước lượng thu nhập bình quân trong năm 2010 của các tác nhân trong chuỗi

Tác nhân Lợi nhuận ròng (VNĐ/kg)

Sản lượng (kg)

Tổng thu nhập (VNĐ)

Người nuôi tôm 10.937 38.400 419.980.800

Đại lý thu mua trung

gian 2.400 1.500.000 3.600.000.000

Công ty chế biến 20.475 4.000.000 81.900.000.000

Theo như kết quả phân tích cuối cùng như trên cho thấy nếu tính tổng thu nhập trong năm. Tác nhân cuối cùng trong chuỗi là công ty chế biến được hưởng lợi nhiều nhất. Nguyên nhân này cũng dễ hiểu vì công ty chế biến đã bỏ ra chi phí nhiều nhất để biến một sản phẩm tôm nguyên liệu thành tôm thành phẩm mang đi xuất khẩu có giá trị cao. Mặt khác, trong chi phí của công ty chế biến thì chi phí cố định là cao nhất. Nên khi họ sản xuất càng nhiều thì mức độ lợi nhuận của họ càng tăng. Trong khi đó người nuôi lại có biến phí cao. Nên khi người nuôi tiến hành nuôi càng nhiều thì chi phí sẽ nhiều và lợi nhuận thì tăng không nhiều. Hay có thể nói nếu so sánh lợi nhuận ở một đơn vị sản phẩm thì người nuôi có lợi nhuận cao hơn của công ty chế biến nhưng khi ở một khối lượng sản phẩm lớn thì lợi nhuận của công ty chế biến là cao hơn.

Từ bảng 3.6 thì các đại lý trung gian là người có tổng thu nhập hay lợi ích kinh tế cao thứ hai. Mặc dù các đại lý trung gian tạo ra giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi và chịu sự chi phối về giá của các doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, công việc tạo ra lợi nhuận của họ chỉ diễn ra trong ngày và khả năng thu gom sản lượng lớn tôm nguyên liệu từ các hộ nuôi. Vì vậy mà thu nhập của họ bình quân trong một năm là rất cao.

Lợi ích kinh tế thuộc về người nuôi tôm là thấp nhất. Vì khả năng tài chính, nhân lực có hạn nên người nuôi chỉ có thể sản xuất ra một lượng tôm nhất định.

Cộng thêm thời gian để thu hoạch được tôm là 2,5 – 3 tháng. Vì vậy lợi nhuận thu được hay thu nhập trong năm của người nuôi tôm là thấp nhất.

Trong khi đó, xét về mặt rủi ro, các đại lý là tác nhân gần như không có rủi ro do hoạt động mua đi bán lại được thực hiện theo nguyên tắc giá mua thường được xác định sau khi có giá bán. Người nuôi là người gặp nhiều rủi ro nhất do hoạt động nuôi ngoài kỹ thuật, kinh nghiệm còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Chỉ cần có những biến đổi thời tiết đột ngột, người nuôi trở tay không kịp là bị mất trắng. Mặt khác, quy luật thị trường thường thấy được mùa thì giá thấp và ngược lại lúc được giá thì lại mất mùa.

Và đó là nghịch lý trong phân phối lợi nhuận của chuỗi giá trị trong toàn ngành hàng thủy sản ở Việt Nam.

Kết luận chương 3

Qua quá trình phân tích các tác nhân của chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chúng ta có thể thấy tổng quát chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh có tính liên kết yếu. Các tác nhân hoạt động riêng lẻ và mang tính chất tự phát và có qui mô hoạt động chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa mang tính chất công nghiệp, lượng tôm nguyên liệu được sản xuất chưa đáp ứng đủ công suất hoạt động của các nhà máy chế biến. Dù Việt Nam là một nước đi sau trong ngành tôm thẻ chân trắng những công nghệ nuôi trồng và sản xuất và xuất khẩu của các tác nhân trong chuỗi đều rất lạc hậu thua xa so với những nước khu vực đặc biệt là Thái Lan. Trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh còn tồn tại rất nhiều hạn chế và sự phân chia lợi nhuận bất hợp lý như:

- Quá trình thua mua tôm nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến từ người nuôi chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý thu mua trung gian. Đối tượng này không tạo thêm giá trị cho sản phẩm những vẫn thu được một mức lợi nhuận trung bình từ sản phẩm là 2.400 đ/kg. Đó là mức lợi nhuận giảm đi từ lợi nhuận của người nuôi và công ty chế biến sẽ nhận được khi tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau.

- Trong quá trình định giá người nuôi tôm luôn ở thế bị động, không có quyền quyết định giá do sản phẩm mang tính chất mùa vụ nên người nuôi không thể giữ lâu trong ao được. Trong khi đó nhà nhập khẩu lại là người có quyền lực quyết định giá cao nhất do vị thế cạnh tranh, chất lượng sản phẩm của Việt Nam ở thế yếu và đối tượng này là khách hàng có độ tập trung cao của các công ty chế biến nên họ có quyền lực tạo lên sức ép giá cả lên công ty chế biến.

- Hoạt động giao dịch thương lượng của các tác nhân trong chuỗi được thực hiện thông qua những thỏa thuận miệng. Điều này có thể dẫn tới rất nhiều rủi ro cho các tác nhân như việc hợp đồng bị phá vỡ, gây khó khăn trong hoạt động truy xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)