Qui trình định giá tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 63)

Sơ đồ 3.2. Quy trình định giá tôm thẻ chân trắng

Qui trình định giá trong chuỗi tôm thẻ chân trắng biểu diễn như Sơ đồ 3.2. được thực hiện như sau:

 Qui trình định giá tôm đối với giá tôm xuất khẩu:

Thứ nhất là nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu là tác nhân chủ yếu quyết định giá cả sản phẩm tôm thẻ chân trắng xuất khẩu. Nguyên nhân của việc này là do Việt Nam luôn ở vị thế cạnh tranh yếu với sự phát triển kinh tế, tiềm lực và khả năng sản

Nhà nhập khẩu Công ty chế biến Người buôn bán Hộ nuôi tôm Nậu vựa cấp 1 Nậu vựa cấp 2

xuất của Việt Nam còn kém, chủng loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mới chỉ là các sản phẩm sơ chế với giá trị thặng dư không cao. Các nhà nhập khẩu lại là những người mua rất tập trung với thị phần tiêu thụ lớn nên họ có lợi thế hay quyền lực trong đàm phán. Mức giá của nhà nhập khẩu đưa ra dựa trên nhu cầu về sản phẩm ở thi trường của họ và giá cả trên thị trường thế giới, cộng với mức lợi nhuận họ ước tính sẽ nhận được với mức giá họ đưa ra cho nhà xuất khẩu.

Thứ hai là công ty chế biến. Dựa vào giá cả thị trường trong nước, giá thu mua nguyên liệu trên thế giới và giá trị hợp đồng lô hàng mà các công ty chế biến đã ký kết và sắp tiến hành sản xuất, cũng như tình hình sản xuất tôm nguyên liệu ở trong nước, bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành tính toán ra một mức giá thu mua hợp lý sao cho các đại lý thu mua trung gian sẽ chấp nhận mức giá đó trong khi doanh nghiệp chế biến vẫn thu được lợi nhuận và thu mua đủ lượng tôm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Sau khi mức giá trên được ban lãnh đạo của công ty phê duyệt, bộ phận phụ trách thu mua nguyên vật liệu sẽ gửi trước cho các đại lý thu mua trung gian một bảng giá tôm. Trong đó, công ty thông báo về số sản lượng của từng cỡ tôm mà doanh nghiệp đang có nhu cầu và đi kèm theo là mức giá mà công ty chế biến chấp nhận chi trả cho từng loại kích cỡ.

Thứ ba là đại lý thua mua trung gian. Dựa vào bảng giá của các công ty chế biến đã gửi sẵn cộng với nhu cầu, giá cả của thị trường và tình hình sản xuất tôm thẻ chân trắng của người nuôi, các đại lý thu mua trung gian sẽ tiến hành thương lượng, áp đặt giá với người nuôi tôm và tiến hành thu mua sau khi hai bên đi đến đồng thuận về giá.

Cuối cùng là người nuôi tôm. Tác nhân này chỉ có quyền lựa chọn mức giá mà các đại lý trung gian đưa ra, chứ không nắm giữ quyền định giá vì tôm là sản phẩm mang tính mùa vụ, không thể để quá lâu trong ao (sẽ làm tăng chi phí thức ăn cho người nuôi, chi phí điện nước…)

 Qui trình định giá đối với giá tôm tiêu thụ ở thị trường trong nước:

Thứ nhất là người bán buôn. Trong qui trình định giá sản phẩm tiêu thụ trong nước, người buôn bán đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng

cuối cùng. Vì vậy họ có quyền lực đàm phán trong việc quyết định giá. Mức giá mà nhà buôn bán đưa ra được dựa trên nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường trong nước, giá thu mua nguyên liệu đầu vào của các công ty chế biến, tình hình sản xuất tôm thẻ chân trắng ở địa phương và mức lợi nhuận nhà buôn bán sẽ nhận được với mức giá đó.

Thứ hai là các đại lý thu mua trung gian. Với mức giá của nhà bán buôn đưa ra để mua tôm và tình hình sản xuất tôm của địa phương, cộng với giá cả thị trường, các đại lý thu mua tôm trung gian sẽ quyết đưa ra mức giá mua tôm thương lượng với người nuôi tôm. Mức giá các đại lý thu mua trung gian đưa ra đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định cho các đại lý và hợp lý cho người nuôi tôm.

Cuối cùng là người nuôi tôm. Trong quá trình quyết định giá bán tôm, người nuôi tôm cũng có quyền thỏa thuận giá tôm đối với các đại lý thu mua trung gian. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất tương đối và người quyết định cuối cùng về giá vẫn là các đại lý thu mua trung gian và người nuôi luôn ở vào thế bị động.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quyết định giá cả sản phẩm tôm thẻ chân trắng

Mặt hàng tôm là một sản phẩm mang tính chất mùa vụ nên việc quyết định giá cả của nó cũng thay đổi theo mùa. Khi vào thời điểm chính vụ, cung vượt quá cầu thì lợi thế mặc cả sẽ nghiêng về phía các công ty chế biến, các đại lý thu mua trung gian. Hay nói cách khác lúc này các công ty chế biến và các đại lý thu mua trung gian có quyền áp đặt giá và người nuôi phải chịu bị ép giá. Nhưng vào những lúc trái vụ, mất mùa, cung nhỏ hơn cầu, các công ty chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất, cạnh tranh nhau và đẩy mức giá nguyên liệu lên cao. Lúc này người nuôi có quyền lựa chọn mức giá bán cho mình.

Ngoài ra, giá tôm xuất khẩu trên thị trường thế giới và mức độ cạnh tranh giữa các tác nhân tham gia trong quá trình thu mua tôm của người nuôi cũng có ảnh hưởng tới quá trình định giá của sản phẩm tôm thẻ chân trắng nguyên liệu. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh này không lớn lắm và nó cũng bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ của sản phẩm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)