Tổng quan ngành thủy sản trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 33)

Nguồn cung thủy sản:

Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng tốc độ phát triển khá ổn định được biểu diễn như Hình 2.1. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm. Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên. Trong đó, năm 2009 sản lượng từ đánh bắt chiếm 63% và nuôi trồng là 37% (xem Hình 2.2). Nguyên nhân do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009, mảng nuôi trồng thủy sản đóng góp 37% tổng sản lượng , tăng đều từ mức 26% năm 2000. Khu vực Châu Á chiếm ưu thế, cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm trong đó Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 35% sản lượng thủy sản toàn cầu và 69% sản lượng nuôi trồng thế giới năm 2009.

Hình 2.1. Sản lượng thủy hải sản thế giới.[21]

8

Hình 2.2. Cơ cấu đánh bắt – nuôi trồng năm 2009. [21]

Nhu cầu tiêu thụ

Theo nghiên cứu, mức tiêu dùng thủy hải sản ở các quốc gia rất khác nhau và không có mối liên hệ chặt chẽ với mức sống và khả năng chi trả cả người dân. Một số quốc gia có thu nhập trung bình lại có mức tiêu thụ thủy sản/người/năm tương đối cao như Malaysia (55,4kg), Tonga (53,1kg),… trong khi đó, dân cư các khu vực có mức sống cao như EU, Mỹ tiêu thụ thủy sản khá thấp. Các nước như Iceland (90,5kg), Nhật Bản (63,2kg) lại nằm trong trường hợp mức sống và tiêu thụ đều tốt. Vì vậy có thể thấy rằng, khả năng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố như tập quán ẩm thực,vị trí địa lý (gần biển) và thường ít có sự đột biến.

Trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng cao, khoảng 3%/năm, tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng dân số là 1,7%/năm. Các sản phẩm thủy sản cung cấp 16% lượng đạm động vật cho toàn thế giới và 30% - 50% ở Châu Á. Tiêu dùng thực phẩm thủy sản bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8 kg/người/năm. Theo dự phóng của FAO, trong giai đoạn hiện tại đến 2025, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóng tăng trưởng dân số là 1,4%/năm. Đây là cơ hội cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 33)