Hòa10
Cũng giống như chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản của cả nước, một số nghiên cứu chỉ rằng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản Khánh Hòa cũng có nhiều bất cập và vị thế cạnh tranh yếu [9], trong đó có chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản từ hoạt động nuôi trồng. Một số điểm yếu của chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ở Khánh Hòa bao gồm:
Sự liên kết các khâu trong chuỗi sản xuất còn yếu. Các doanh nghiệp chế biến trên địa bản tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn ít, chỉ có thể chú trọng vào khâu chế biến thành phẩm. Thiếu nguồn vốn, điều kiện để xây dựng mối liên kết với người nuôi trồng. Nguyên liệu thành phẩm của các công ty chế biến đều phải thu mua qua hệ thống các đại lý trung gian (hay thường được gọi là nậu vựa) mà không thu mua trực tiếp từ người dân. Trong khi đó, các đại lý trung gian này không tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm mà vẫn được hưởng chiết khấu [24]. Những điều này làm cho chuỗi giá trị dài ra mà không làm tăng thêm giá trị cho chuỗi. Trong khi đó nó
10
còn làm giảm lợi ích thu được cho hai tác nhân chính làm ra giá trị trong chuỗi giá trị là người nông dân và doanh nghiệp chế biến.
Nguồn con giống không ổn định cho các hộ nuôi vì sự khan hiếm nguồn giống bố mẹ có chất lượng tốt. Nguồn giống chất lượng tốt không đủ đáp ứng nhu cầu về giống của người nuôi trồng là tình hình chung của cả ngành trên toàn quốc chứ không riêng gì tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó các cơ sở tư nhân với nguồn giống không đảm bảo được sản xuất tràn lan, giá cả rẻ hơn nguồn giống của những công ty có chất lượng, uy tín. Người nông dân vì giá rẻ và nhu cầu nên sẽ chấp nhận nguồn giống từ các cơ sở sản xuất giống tư nhân. Điều này làm cho con giống đầu vào của người nuôi có chất lượng không ổn định và nhiều khi là mang theo dịch bệnh vào vùng nuôi [24].
Nguồn cung cấp thức ăn thủy sản cho các hộ nuôi thường chịu chi phí cao. Lý do đó là trên địa bàn tỉnh có rất ít các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản. Các doanh nghiệp này chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn đầu vào,trong khi giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây. Vì vậy, giá thức ăn trong nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng tăng theo và duy trì mức cao [9].
Nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản trong tỉnh không đủ cung cấp cho nhu cầu của các công ty chế biến. Các công ty chế biến trên địa bàn tỉnh phải chọn giải pháp cho tình hình này là đi thu mua thêm ở những tỉnh lân cận hoặc chế biến nhiều loại sản phẩm thủy sản. Mấy năm gần đây, không riêng Khánh Hòa, hầu hết các địa phương trong cả nước đều gặp khó khăn trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Do môi trường ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, diện tích ao, đìa, đầm phá thả nuôi giảm đáng kể. Chính vì thế, để đảm bảo năng lực hoạt động, bên cạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, hầu hết các doanh nghiệp đều tự tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nước, thậm chí cả nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể.
Tình hình chế biến thủy sản, các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh đều chưa thể chủ động tạo nguồn cung nguyên liệu bền vững cho chính doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này hoạt động không hết công suất của máy
móc. Hơn nữa, nguyên liệu đầu vào để sản xuất của các doanh nghiệp chế biến chỉ có khoảng 20% là thu mua trực tiếp của các ngư dân/người nuôi trồng thủy sản, còn lại là các doanh nghiệp tiến hành thu mua thông qua hệ thống các đại lý thu mua trung gian. Điều này làm tăng thêm chi phí đầu vào trong sản xuất của các doanh nghiệp, và tạo thêm sự khó khăn trong hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, dù giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến xuất khẩu và hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp chế biến đang được cải thiện nhưng tính chủ động để tăng khả năng cạnh tranh còn rất thấp do các doanh nghiệp chế biến còn ở quy mô nhỏ, chưa đủ khả năng để đầu tư đồng bộ từ khâu bảo quản và dự trữ nguyên liệu (không có đủ kho nguyên liệu và bảo quản nên quy mô sản xuất không lớn để ký hợp đồng mang tính chất dài hạn, dành ưu thế về thị phần xuất khẩu) đến tiếp thị sản phẩm, tiếp cận kịp thời các thông tin thị trường. Những cơ sở chế biến thủy sản tiêu dùng trong nước vẫn mang nặng tính chất chế biến thủ công truyền thống, nhỏ lẻ không nhãn mác, không xuất xứ, hoàn toàn chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong tỉnh cũng như trong cả nước thường rơi vào tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, không thể nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng ở những nước nhập khẩu, quy trình xuất khẩu phải qua nhiều khâu và nhiều đối tượng trung gian mới tới được tay người tiêu dùng cuối cùng. Điều này làm cho lợi ích thu lại của các doanh nghiệp chế biến bị giảm dần và không tương xứng với chi phí bỏ ra. Ngoài ra, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe như những quy định về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm; sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước; các chính sách thương mại va phi thương mại của các nước nhập khẩu như các loại thuế chống bán phá giá do các nước nhập khẩu áp đặt để bảo vệ nền sản xuất trong nước họ.
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KHÁNH HÒA