Thông tin thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 64)

Cách tiếp cận thông tin thị trường

Theo điều tra cho thấy các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa khá dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin thị trường một cách nhanh chóng. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin với mạng internet, tivi, radio, sách, báo… các tác nhân cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Với trình độ dân trí ngày càng đươc nâng cao, người nông dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt thông tin thị trường có lợi như thế nào. Vì vậy, những hộ nuôi tôm luôn biết cập nhật mới những thông tin của thị trường và chia sẻ cùng nhau.

Đối với các doanh nghiệp chế biến, họ luôn có một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ cập nhật thông tin thị trường liên tục về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng thương lái và các đại lý vẫn là đối tượng nhanh nhạy nhất trong các tác nhân trong việc nắm bắt thông tin thị trường. Vì đối tượng này không chỉ cập nhật những thông tin trên các mạng thông tin, mà còn cập nhật những động thái thay đổi trực tiếp từ tình hình nuôi trồng của các hộ nuôi, tình hình khan hiếm nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến, tình hình tiêu thụ tôm của người tiêu dùng cuối cùng,… Vì họ là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng khác. Tóm lại, có thể thấy quá trình cập nhật thông tin của các tác nhân trong chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa được các tác nhân thực hiện khá tốt.

Cách xử lý thông tin:

Những thông tin về những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thông tin của những vụ kiện chống bán phá giá… luôn được cập nhật hàng ngày qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng những thông tin này mới chỉ dừng lại ở việc bàn luận vai trò của những người ở cuối của chuỗi giá trị sản phẩm, đó là các doanh nghiệp chế biến và vai trò quản lý của nhà nước. Trong khi đó việc thực hiện những quy định, những tiêu chuẩn đó đòi hỏi sự thực hiện của tất cả các tác nhân trong cả chuỗi giá trị của sản phẩm. Từ đó,

khi người nuôi tôm, các đại lý thu mua trung gian, nhà buôn bán cập nhật những thông tin này, họ tỏ ra bàng quang với những vấn đề đó và mặc định đó là điều mình không cần quan tâm. Lý do của điều này là do những đối tượng này vẫn chưa ý thức được rằng mình có liên quan tới những thông tin này và là một trong những mắt xích cơ bản để thực hiện những vấn đề đó.

Những thông tin về thị trường mà một bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp chế biến đảm nhận cập nhật thường là những thông tin bề nổi không mang tính chất chuyên sâu, chỉ dừng lại ở giá nhập khẩu do nhà nhập khẩu đưa ra, các đối thủ cạnh tranh hiện tại là ai… Còn những thông tin về kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ở nước nhập khẩu là những kênh nào? Họ mua sản phẩm của doanh nghiệp về để làm gì? Người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đang ưa chuộng loại sản phẩm nào? Họ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp chế biến ra sao? Giá cả họ chấp nhận bỏ ra để mua sản phẩm là bao nhiêu?… Đây là những thông tin mà doanh nghiệp chế biến cần quan tâm và nó là định hướng cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Thì các doanh nghiệp lại chưa quan tâm một cách đúng mức tới vấn đề này, cũng như chưa có công tác tìm hiểu, phân tích những thông tin này tại các doanh nghiệp chế biến. Nguyên nhân của điều này là do chúng ta chưa có những công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài, những hoạt động tình báo thị trường nước ngoài nên rất khó tiếp cận những thông tin trên. Cộng với tầm nhìn còn hạn chế của người lãnh đạovà khả năng tài chính còn yếu của các doanh nghiệp chế biến nên họ mới chỉ chú trọng tới những luồng thông tin liên quan tới nhà nhập khẩu và việc xuất khẩu mà chưa quan tâm đến người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)