0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đặc điểm của chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 35 -45 )

Sự liên kết các khâu trong chuỗi sản xuất

Trong chuỗi giá trị sản phẩm của ngành thủy sản Việt Nam (Hình 2.5), các doanh nghiệp chỉ tập trung nhiều ở khâu chế biến thành phẩm. Khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu hiện nay của các doanh nghiệp rất thấp, phần lớn là mua ngoài từ nông dân. Xu hướng đầu tư theo chiều dọc đang dần hình thành trong một số ít doanh nghiệp với các dự án trại giống, vùng nuôi, nhà máy thức ăn và đang được triển khai nhằm tạo nền tảng tăng trưởng bền vững và cải thiện biên lợi nhuận. Xu hướng đầu tư theo chiều rộng hiện đang gặp khó khăn do mức độ chủ động về yếu tố đầu vào thấp, làm giảm khả năng kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm [21].

Hình 2.5. Chuỗi giá trị tổng quát sản phẩm thủy sản Việt Nam. [21]

Con giống

Mặc dù đã hơn 10 năm phát triển nhưng nguồn giống thủy sản vẫn chưa được chú trọng đầu tư, khả năng chủ động và kiểm soát chất lượng còn thấp. Tổng năng lực cung cấp con giống hiện tại chỉ đáp ứng 70% - 80% nhu cầu nuôi trồng cá tra, 50% - 60% nhu cầu tôm sú và khoảng 80% nhu cầu tôm thẻ chân trắng [21]. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng giống không đảm bảo, kéo theo tỷ lệ tiêu hao khá lớn, ví dụ trong trường hợp quá trình sản xuất giống cá tra.

Sự khan hiếm con giống bố mẹ ở cả hai nguồn đánh bắt tự nhiên và sinh sản nhân tạo so với nhu cầu thị trường kéo theo tình trạng nhiều trại giống sử dụng các

9

hóa chất kích thích đẩy nhanh thời gian thành thục và tần xuất sinh sản. Điều này làm giống nhanh chóng bị thoái hóa, tỷ lệ nuôi bị nhiễm bệnh cao. Trong khi đó, hoạt động kiểm dịch còn nhiều bất cập. Để kiểm tra hoạt động sản xuất giống, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phải yêu cầu Chi cục Thú y lập đoàn kiểm tra nên mất nhiều thời gian và không đem lại hiệu quả. Vì vậy, nhiều trại giống có quy mô nhỏ lẻ, tự phát, không đảm bảo chất lượng vẫn tiếp tục tồn tại.

Thời gian qua, một số dự án lớn ở quy mô quốc gia đã được phê duyệt nhằm cải thiện tình trạng trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ đầu tư trại giống tôm sú bố mẹ tại miền Trung và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quy định các cơ sở nhân giống tôm phải lấy nguồn giống bố mẹ từ trại giống Quốc gia; đồng thời thông qua dự án trại giống cá tra, triển khai từ 2010 – 2012 với tổng nguồn vốn đầu tư 350 tỷ VND. Theo kế hoạch, tháng 4/2011, Viện thủy sản 2 sẽ chuyển giao 50.000 cá bố mẹ cho các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long và chuyển giao tiếp 50.000 con vào tháng 4/2012. Hàng năm, dự án cung cấp khoảng 3 – 5 tỷ cá tra giống đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trồng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với kế hoạch hiện tại, trong tương lai nguồn cung và chất lượng giống thủy sản ổn định. Tuy nhiên, trong ngắn hạn rủi ro về con giống vẫn ở mức cao [21].

Thức ăn thủy sản

Việt Nam có khoảng 111 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, cung cấp 2,4 triệu tấn thành phẩm/năm. Trong đó, 65% - 70% thị phần thuộc về các doanh nghiệp FDI. Thành phần sản xuất bao gồm bột cá, các loại bột thực vật, vitamin, khoáng chất, dầu cá,… được trộn theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo dưỡng chất phù hợp cho từng chủng loại trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các nguyên liệu chính như bắp, đậu tương, cám gạo, bột cá chiếm 60% - 70% trong cơ cấu chế biến thức ăn thủy sản, phải nhập khẩu 1,2 triệu tấn/năm.

Sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu trong xu hướng giá tăng kết hợp với yếu tố kiểm soát của các doanh nghiệp nước ngoài và hệ thống phân phối sản phẩm qua nhiều cấp đại lý, đẩy mức giá tăng lên đáng kể khi tới tay người nuôi trồng. Từ

tháng 8/2009, giá bán đã tăng liên tiếp và đến nay đạt tối thiểu gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm 2009. So sánh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, giá thức ăn tại Việt Nam thường cao hơn 15%- 20%, ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh. Trong các doanh nghiệp thủy sản, chỉ có công ty CP Hùng Vương và công ty CP Vĩnh Hoàn đầu tư nhà máy chế biến thức ăn (Việt Thắng và Vĩnh Hoàn 1) đáp ứng được nhu cầu vùng nuôi và kiểm soát được một phần chi phí nuôi trồng.

Điều đáng chú ý là Việt Nam hoàn toàn có lợi thế về các loại nông sản như bắp, đậu tương,… Tuy nhiên, việc thu hoạch và bảo quản chưa tốt nên chất lượng nguyên liệu không đảm bảo. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển dẫn đến khả năng cung cấp trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Theo thông tư 216/2009/TT-BTC của Bộ tài chính, thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thiết yếu sẽ từ 0% - 5% từ ngày 1/1/2010, càng gây khó khăn cho người nuôi [21].

Cung nguyên liệu

Giai đoạn 1999 – 2009, sản lượng thủy sản Việt Nam được biểu diễn ở Hình 2.6 gia tăng liên tục với tốc độ bình quân 9,5%/năm, trong đó sản lượng đánh bắt tăng 5%/năm và sản lượng nuôi trồng tăng 18%/năm. Từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng có khuyh hướng chậm lại do ảnh hưởng từ lĩnh vực nuôi trồng. Mười tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng thủy sản đạt 4.241 nghìn tấn, tăng xấp xỉ 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, bao gồm 1.988 nghìn tấn khai thác (tăng 4,6%) và 2.253 nghìn tấn nuôi trồng (tăng 4,8%). Theo khuynh hướng chung của thế giới, hoạt động nuôi trồng ngày càng đóng góp nhiều vào nguồn cung nguyên liệu, xấp xỉ 53% tổng sản lượng từ năm 2008, trong đó cơ cấu nguồn cung được biểu diễn như Hình 2.7 [21].

Phần lớn sản phẩm thu hoạch là cá nguyên liệu (75%), tôm các loại (11%), còn lại nhóm nhuyễn thể và giáp xác. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Hồng là những khu vực có tỷ trọng thủy sản lớn nhất cả nước [21].

Hình 2.6. Sản lượng thủy sản Việt Nam tính tới 10 tháng đầu năm 2010. [21]

Hình 2.7. Cơ cấu nguồn cung theo khu vực năm 2008. [21]

 Khai thác, đánh bắt tự nhiên

Hoạt động khai thác ngoài khơi luôn giữ vị trí chủ đạo, chiếm 90% trong cơ cấu nguồn đánh bắt tự nhiên, trong đó 76% là các loại cá. Các tỉnh có sản lượng khai thác cao nhất là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cà Mau. Khai thác nội địa từ năm 2003 đến nay khá ổn định, cung cấp lượng thủy sản 195 – 210 nghìn tấn/năm [21]. Dự kiến tốc độ khai thác tự nhiên chậm lại trong thời gian tới do các nguyên nhân sau:

- Theo Tổng cục thủy sản, tổng trữ lượng hải sản nước ta xấp xỉ 5,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác là 2,1 triệu tấn/năm. Với tốc độ đánh bắt hiện tại, ước tính sản lượng thu hoạch năm 2010 đạt 2,200 nghìn tấn, vượt quá giới hạn khai thác bền vững. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh bắt vào mùa sinh sản, sử dụng các biện pháp khai thác gây hại môi trường biển,… vẫn tiếp tục tồn tại [21]. Nếu không có giải pháp duy trì và phát triển nguồn hải sản, sản lượng thu hoạch sẽ cạn kiệt trong thời gian tới, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

- Thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động mạnh và hiện vẫn nằm trong khuynh hướng tăng liên tục từ năm 2009 đến nay. Giá dầu tăng cao kéo theo chi phí nguyên liệu đầu vào cho hoạt động khai thác ngoài khơi tăng, làm giảm lợi nhuận của ngư dân, đặc biệt là các tàu có công suất nhỏ thường xuyên không hoạt động do sản lượng thu hoạch không đủ bù đắp chi phí đi biển [21].

 Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 đạt 972,5 nghìn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 312 nghìn ha nuôi cá (3.749 ha cá tra), tăng 8% và 623,5% nghìn ha nuôi tôm, tăng 3%. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70% – 75% diện tích và sản lượng nuôi trồng, tập trung chủ yếu vào cá tra, basa, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong đó, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là các tỉnh có sản lượng lớn về cá tra và Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng có thế mạnh về tôm [21].

Hoạt động nuôi thả diễn ra kém sôi động từ năm 2009. Nguyên nhân chính do năm 2008, chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là chi phí thức ăn (chiếm 70% - 80% trong cơ cấu giá thành nguyên liệu), trong khi đó, giá bán lại có xu hướng giảm dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả (xem Hình 2.8), nhiều hộ nuôi gặp khó khăn, thiếu vốn tái sản xuất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP, 40% - 50% diện tích ao nuôi cá tra bị bỏ trống và 40% số hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long bỏ hoang ao đầm trong suốt năm 2009. Kết quả là nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến kích thích giá nguyên liệu tăng cao và biến động theo yếu tố chu kỳ. Tính đến tháng 11/2010, giá cá tra và tôm sú nguyên liệu tiếp tục tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009 ( Hình 2.9) [21].

Hình 2.8. Tỷ trọng chi phí thức ăn trong giá thành nguyên liệu. [21]

Hình 2.9. Tình hình giá bán cá tra và tôm nguyên liệu. [21] - Tình hình tôm nguyên liệu

Một số yếu tố khác tác động đến cung cầu tôm nguyên liệu trong những năm qua là rủi ro dịch bệnh. Đặc biệt vụ tôm I/2010 xảy ra tình trạng tôm sú chết trên

diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng giống kém, tình trạng nắng nóng tác động đến các yếu tố môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện. Phương pháp ngăn chặn dịch bệnh thông thường là sử dụng kháng sinh, tuy nhiên lại gây khó khăn cho khâu xuất khẩu do nhiều khả năng sản phẩm vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép. Không chỉ Việt Nam, vụ tôm thể chân trắng của Indonesia cũng chết 80%; vụ tôm Thái Lan, Malaysia bị chết trên 20%; Ấn Độ và Bangladesh giảm mạnh lượng thu hoạch do dịch bệnh. Đây là những nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới do đó nguồn tôm nguyên liệu trong năm 2010 thiếu trầm trọng [21].

Hiện tại, sản xuất tôm tại Thái Lan vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do đang bị thiệt hại nặng từ đợt mưa lũ lớn ở khu vực phía nam – nơi sản xuất 60% thủy sản chế biến của nước này. Theo Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan, xuất khẩu thực phẩm chế biến sẽ giảm trong những tháng cuối năm và quý I/2011 do thiếu nguyên liệu, đặc biệt là tôm. Tương tự như Thái Lan, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo dự báo từ Bộ Công thương, giá tôm nguyên liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung từ Quảng Bình và các tỉnh miền Trung giảm mạnh theo ảnh hưởng từ đợt lũ cuối năm 2010 [21].

Từ những năm 2009, để giảm thiểu rủi ri nuôi trồng và điều chỉnh theo nhu cầu thị trường, nhiều hộ nuôi chuyển sang nuôi thả tôm thẻ chân trắng với vòng đời tăng trưởng nhanh, mức độ nhiễm bệnh ít và tích cực thu hoạch tôm sú cỡ nhỏ, trung bình. Điều này dẫn đến thực tế, trong khi giá tôm thẻ chân trắng khá ổn định, chỉ tăng 10% từ đầu năm 2009 đến nay thì giá bán tôm sú nguyên liệu tăng 40% - 50% trong cùng giai đoạn. Với mức giá bình quân từ đầu năm 2010, mặc dù chi phí thức ăn tăng cao, người nuôi vẫn lời khoảng 40.000 – 45.000 VND/kg tôm thương phẩm loại 40 con/kg [21].

- Xu hướng tự chủ nguyên liệu

Với đặc điểm chi phí nguyên liệu chiếm hơn 90% giá thành sản phẩm, giá nguyên liệu tăng trong khi giá bán chỉ tăng nhẹ khiến lợi nhuận biên thu được bị thu hẹp. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp đã đầu tư các dự án vùng nuôi nhằm

ổn định hoạt động sản xuất như Hình 2.10. Các vùng nuôi được triển khai theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nuôi, theo đó doanh nghiệp sẽ cung cấp con giống, thức ăn và đầu tư vùng nguyên liệu, người nuôi chủ yếu góp ao và tiến hành hoạt động nuôi thả. Hiện nay, đã có một số vùng đạt chứng chỉ Globalgap: vùng nuôi của công ty CP Vĩnh Hoàn (40 ha), vùng nuôi của công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, vùng nuôi của công ty TNHH Sài Gòn – Mêkông (15 ha),… Dự kiến xu hướng chủ động nguyên liệu và áp dụng các tiêu chuẩn nuôi trồng quốc tế sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới [21].

Hình 2.10. Các doanh nghiệp có khả năng tự chủ nguyên liệu cao. [21]

Các nhà máy trong ngành có quy mô nhỏ với công suất thiết kế thấp. Trong thời gian qua, do tình trạng thiếu nguyên liệu, các cơ sở chế biến chỉ hoạt động 40% - 60% công suất. Theo dự thảo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020, để đạt được chiến lược đề ra, đến năm 2015, Việt Nam có thể đầu tư mới 26 – 31 nhà máy chế biến thủy sản công suất 4.000 – 5.000 tấn/năm; đến 2020, có thể tăng lên 4 – 5 nhà máy công suất 2.000 – 3.000 tấn/năm và 50 – 56 nhà máy công suất 4.000 – 5.000 tấn/năm. Tuy chưa phải là quy hoạch chính thức nhưng có thể thấy định hướng phát triển trong tương lai của ngành chế biến thủy sản vẫn tập trung ở quy mô nhỏ nhưng hiệu suất huy động cao, dự kiến đạt 90% [21].

Thực tế thời gian, các doanh nghiệp có công suất thấp thường khai thác tốt năng lực sản xuất. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi sự phát triển

khâu nguyên liệu tương ứng, nếu không sẽ làm khoảng cách giữa khâu nuôi trồng và chế biến ngày càng ra tăng. Hiện nay, tình trạng thiếu nguyên liệu, thừa công suất vẫn là khó khăn chính của ngành.

Thị trường xuất khẩu

EU, Mỹ và Nhật Bản luôn là khách hàng chính của thủy sản Việt Nam với tỷ trọng đóng góp rất ổn định trong cơ cấu xuất khẩu qua các năm: EU chiếm xấp xỉ 27% - 30% sản lượng và 24% - 26% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; Mỹ chiếm xấp xỉ 8% - 11% sản lượng và 16% - 19% kim ngạch xuất khẩu thủy sản; Nhật Bản chiếm xấp xỉ 10% - 12% về sản lượng và 18% giá trị [21]. Năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm xấp xỉ 6% chủ yếu do sự gián đoạn xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam tới Nga, Ucraina từ tháng 10/2008 -5/2009. Bên cạnh đó, hầu hết giá bán tại các thị trường đều sụt giảm theo xu hướng cắt giảm chi tiêu, tập trung tiêu dùng các sản phẩm có mức giá trung bình như cá tra, basa, tôm thẻ chân trắng, tôm sú cỡ nhỏ và cỡ trung. Mức giá bình quân của các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, basa giảm 3% so với năm 2008. Chín tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản tăng 10,9% sản lượng và 15,4% giá trị so với cùng kỳ năm 2009, thậm chí tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2008 – năm đỉnh cao của thủy sản Việt Nam. Đóng góp chính vào kết quả trên là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng tôm, đặc biệt là khả năng tiêu thụ tại thị trường Mỹ với mức giá hấp dẫn [21].

Các thị trường và sản phẩm có mức tăng trưởng cao 9 tháng đầu năm 2010

Hình 2.11. Các thị trường và sản phẩm có mức tăng trưởng cao 9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 35 -45 )

×