Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 35)

Tốc độ tăng trưởng nhanh

Ngành thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 – 2008, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm 2009, tăng trưởng âm 6% chủ yếu do sự sụt giảm ở mảng cá tra, basa [21]. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản lại có những bước tăng trưởng khá mạnh, đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2009 [22].

Sự phân tán cao của ngành

Cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu, số lượng doanh nghiệp tham gia ngành càng tăng. Điều này có khả năng nâng cao mức cạnh tranh trong ngành khi thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng. Nhìn chung, ngành có độ phân tán rộng, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với giá trị xuất khẩu dưới 50 triệu USD. Năm 2009, chỉ có công ty CP Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, công ty CP Hùng Vương và công ty CP Vĩnh Hoàn trong số gần 1000 doanh nghiệp và các chi nhánh tham gia xuất khẩu thủy sản Việt Nam (bao gồm hơn 280 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, basa và 320 doanh nghiệp tôm) đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành [21]. Và trong năm 2010, ba công ty này vẫn là những đơn vị xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, công ty Minh Phú là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam ( hơn 20.209 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 217,16 tỷ USD), còn Hùng Vương dẫn đầu trong chế biến và xuất khẩu cá tra, basa [23].

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá tra, basa và tôm

Trong thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu tôm và cá tra, basa luôn chiếm 60% - 70% sản lượng và kim ngạch xuất khẩu toàn ngành [21]. Tùy theo tinh hình kinh tế ở từng giai đoạn khác nhau, 2 sản phẩm trên có thể lần lượt chiếm vị trí đứng đầu ngành. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, các mặt hàng có mức rẻ, trung bình như cá tra, basa, tôm cỡ nhỏ được tiêu thụ chủ yếu, vì vậy tỷ trọng xuất khẩu cá vượt trội hơn so với xuất khẩu tôm như giai đoạn năm 2008. Ngược lại, từ năm

2009 đến nay khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các sản phẩm tôm cỡ lớn có giá trị cao bắt đầu được ưa chuộng kéo theo sự gia tăng kim ngạch ở mảng tôm. Ngoài hai sản phẩm trên, nhóm nhuyễn thể cũng đóng góp không nhỏ vào kết quả ngành xấp xỉ 9% - 10% như trong Hình 2.3 và Hình 2.4 [21].

Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng 9 tháng đầu năm 2010

Hình 2.3. Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng 9 tháng đầu năm 2010. [21]

Cơ cấu sản phẩm theo giá trị 9 tháng đầu năm 2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)