Các tác nhân tham gia hệ thống phân phối tôm thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 56)

phẩm tại Khánh Hòa

Qua quá trình điều tra, tác giả thấy rằng chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay có hai kênh phân phối tôm thẻ chân trắng thương phẩm được miêu tả như Sơ đồ 3.1.

- Kênh thứ nhất là kênh phân phối tôm thẻ chân trắng tươi sống hay còn được hiểu là kênh phân phối thị trường trong nước. Trong kênh này gồm các đối tượng như: người cung cấp dịch vụ đầu vào, người nuôi tôm, đại lý thu mua trung gian, người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Sản lượng tôm được tiêu thụ thông qua kênh này là không đáng kể.

- Kênh thứ hai là kênh phân phối tôm thẻ chân trắng đã qua chế biến hay còn được hiểu là kênh phân phối thị trường xuất khẩu. Các đối tượng tham gia kênh này là người cung cấp dịch vụ đầu vào, người nuôi tôm, đại lý thu mua trung gian, công ty chế biến, nhà nhập khẩu, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng. Trong kênh phân phối này số lượng tôm được tiêu thụ là lớn nhất và trong kênh này sản phẩm có giá trị thặng dư cao hơn ở kênh phân phối thứ nhất.

Sơ đồ 3.1: Hệ thống phân phối tôm thẻ chân trắng

Người cung cấp dịch vụ đầu vào

 Người cung cấp con giống:

Qua diều tra 15 hộ nuôi trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có 30% hộ nuôi tôm thẻ chân trắng mua con giống từ trung tâm giống trực thuộc tỉnh và từ các công ty có thương hiệu như công ty CP (Thái Lan), công ty Việt Úc. Còn lại 70% hộ nuôi mua giống tôm từ các cơ sở sản xuất tư nhân trong vùng nuôi hoặc các cơ sở sản xuất tư nhân nằm trên địa bàn tỉnh. Nguồn cung cấp tôm giống từ các cơ sở tư nhân với giá rẻ từ 15-25đ/con chỉ bằng khoảng 1/3 giá tôm giống từ trung tâm giống trực thuộc tỉnh va từ các công ty sản xuất giống có thương hiệu. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất giống tư nhân lại nằm gần nơi nuôi, ít tốn chi phí vận chuyển cho các hộ nuôi tôm. Qua điều tra cho thấy các hộ nuôi tôm cũng rất chú ý đến chất lượng của con giống đầu vào vì nó là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành bại của Trao đổi hàng hóa giữa các tác nhân diễn ra không thường xuyên

Trao đổi hàng hóa giữa các tác nhân diễn ra thường xuyên 5% 85% 5% 95% 15% 5% 10% 0,001% 85-90% 10-15% 5% 90% Người bán sỉ Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Công ty trung gian Công ty chế biến Nhà nhập khẩu Siêu thị, đại lý bán lẻ (trong nước) BÁN L Ẻ NGƯ ỜI TI ÊU DÙNG NGƯ ỜI NUÔI TÔM Ngư ờ i cung cấp d ịch vụ đầu v ào

người nuôi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các hộ nuôi tôm cho rằng chất lượng con giống khỏe, sạch bệnh từ nguồn cung cấp giống tư nhân không cao. Vậy tại sao họ vẫn chọn con giống của các cơ sở sản xuất tư nhân, trong khi nguồn tôm bố mẹ của những con giống từ các cơ sở này là không rõ nguồn gốc, mức độ đảm bảo con tôm giống xuất khỏi những cơ sở này cũng chưa chắc đã đảm bảo sạch bệnh? Có phải họ lựa chọn nguồn tôm giống này tất cả đều vì giá cả, quá trình vận chuyển?

Qua quá trình điều tra, tác giả nhận thấy rằng các trung tâm giống trực thuộc tỉnh và các công ty sản xuất giống có thương hiệu như công ty CP, công ty Việt Úc… chưa có khả năng cung cấp đủ nhu cầu giống cho các hộ nuôi tôm. Mặt khác, có những thời điểm nguồn giống từ những nguồn trên cũng không đảm bảo là tôm khỏe và sạch bệnh. Hay nói cách khác vào những thời điểm đó thì tôm giống từ những nguồn đảm bảo trên cũng chỉ có chất lượng bằng tôm giống từ những cơ sở tư nhân.

 Người cung cấp thức ăn, thuốc:

Theo các hộ nuôi tôm để nuôi được 1kg tôm thương phẩm thì phải cung cấp 1,1kg thức ăn. Thức ăn, thuốc và hóa chất xử lý được hộ nuôi mua từ các đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Ở một số khu vực đại lý trung gian thu mua tôm cũng đồng thời đóng vai trò là đại lý cung cấp thức ăn. Nguồn cung cấp hàng cho các đại lý này là những công ty có uy tín trong ngành chế biến, phân phối thức ăn thủy sản như: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ K&H, Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie, Công ty TNHH thú y Nam Long, Công ty TNHH Long Sinh,…

Người nuôi tôm

Người nuôi tôm thẻ chân trắng là các hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm cung cấp cho các đại lý hoặc công ty chế biến. Các hộ nuôi tôm này

thường áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo quy trình, kỹ thuật nuôi đúc kết qua

kinh nghiệm. Hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng hiện tại trên địa bàn tỉnh là những hộ nuôi tôm sú bị thất bại.

Hình 3.1. Người nuôi tôm ở huyện Ninh Hòa

Tôm sau thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc các công ty chế biến, hoặc cho đối tượng khác tùy theo mỗi hộ nuôi. Trong đó, đối tượng chính của việc thu mua tôm trực tiếp của hộ nuôi là các đại lý trung gian.

Thông thường trong một năm các hộ nuôi có 2 mùa nuôi tôm thẻ chân trắng chính thức: từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 và từ tháng 4, 5 đến tháng 7, 8. Đây là những tháng có điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho việc nuôi tôm. Thời gian nuôi trung bình từ 2,5 – 3 tháng/vụ nuôi, tôm đạt khoảng 100con/kg. Bên cạnh đó còn có vụ nuôi phụ vào cuối vụ nuôi thứ 2 và kết thúc vào đầu vụ nuôi thứ nhất của năm sau. Vụ mùa phụ này chỉ phù hợp cho một số ít các ao nuôi có vị trí ở các vùng cao ráo, thu hoạch trong mùa trái vụ này thì sẽ mang lại lợi nhuận lớn do phần chênh lệch về giá bán cao. Tuy nhiên, phần lớn mùa vụ này không thành công nhiều, do thời tiết thường không ổn định, hay thay đổi. Vì vậy, hộ nuôi thường thất bại nhiều hơn thành công. Hậu quả của việc thất bại này kéo theo nhiều hệ lụy khác về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường cho mùa vụ chính thức. Tuy nhiên, đối với một số hộ nuôi thâm canh và có cách nuôi khoa học, họ có thể nuôi tới 3 hoặc 4 vụ trong mùa vụ chính thức. Và thu được kết quả rất khả quan. Dù vậy việc nuôi quá nhiều vụ trong một năm trong một thời gian dài khoảng 2,3 năm cũng đem lại hệ lụy về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường rất lớn.

Đại lý thu mua trung gian

Hình 3.2. Hoạt động thu mua giữa đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2

 Đại lý cấp 1:

Đại lý cấp 1 (hay còn gọi là nậu vựa cấp1) là người mua tôm trực tiếp từ người nuôi tôm rồi sau đó bán lại cho đại lý cấp 2, người bán sỉ hoặc cũng có thể là nhà máy chế biến hay nó đóng vai trò là cầu nối giữa người nuôi tôm và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị sản phẩm tôm thẻ chân trắng thương phẩm.

Trong thực tế điều tra, những đại lý cấp 1 thường là có nguồn vốn không cao, không có sẵn phương tiện vận chuyển, cũng không có văn phòng giao dịch, không có nhiều kinh nghiệm và đội ngũ nhân công trong việc bảo quản tôm. Mặt khác địa bàn họ hoạt động chủ yếu là đơn vị cấp xã. Nên lượng tôm mà họ tiến hành thu mua cũng không đủ lớn để có thể cung cấp cho công ty chế biến thường xuyên. Vì vậy, các đại lý cấp 1 của sản phẩm tôm thẻ chân trắng thường được hiểu là những nhà đánh bắt và người dắt mối (hay người ta có thể gọi dân dã là nậu vựa hay cò tôm). Hầu hết các chủ ao nuôi khi đến kỳ thu hoạch đều liên lạc thông qua điện thoại đến các đại lý này để liên hệ bán tôm tại ao. Để tiến hành thu mua tôm của nông dân, đa số các đại lý cấp 1 sau khi kiểm tra tôm ở ao, thường liên lạc ngay với đại lý cấp 2 và người bán sỉ ở thị trường bán lẻ để để tiến hành giao dịch bán tôm. Sau mỗi lần bán tôm đại lý cấp 1 sẽ được hưởng hoa hồng khoảng 1.000-3.000đ/kg từ đại lý cấp 2 và người bán sỉ.

 Đại lý cấp 2

Đại lý cấp 2 (hay còn gọi là nậu vựa cấp 2) là người cung cấp trực tiếp nguồn nguyên liệu sản xuất cho các công ty chế biến thông qua việc thu mua tôm gián tiếp từ người nuôi tôm thông qua sự mô giới của đại lý cấp 1.

Đại lý cấp 2 là những người có nguồn tiền mặt lớn và có mối quan hệ với công ty chế biến và người bán sỉ, có phương tiện vận chuyển, có nguồn nhân lực và kinh nghiệm trong bảo quản tôm. Công việc của đại lý cấp 2 có thể hiểu đơn giản là thay mặt công ty, người bán sỉ đi thu mua tôm từ đại lý cấp 1 hoặc hộ nuôi tôm và trả tiền ngay cho đại lý cấp 1 và hộ nuôi tôm. Đại lý cấp 2 sẽ hưởng phần chênh lệch giữa chi phí bỏ ra cộng với giá mua từ đại lý cấp 1 hoặc hộ nuôi với giá bán được cho công ty chế biến hoặc người bán sỉ. Mức lợi nhuận trung bình họ nhận được là từ 2.000 – 3.000đ/kg.

Công ty chế biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.3. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17

Đây là tác nhân có vị trí quan trọng nhất trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng. Các công ty chế biến thu mua tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu. Do đó, việc thu mua nguyên liệu của các công ty chế biến hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu có công suất trung bình và nhỏ. Tuy nhiên, các công ty chế biến vẫn là đối tượng thu mua một số lượng lớn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm chế biến. Để thu mua nguyên liệu đầu vào, các công ty chế biến luôn có một đội ngũ nhân viên chuyên tiến hành thu mua, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đại lý thu mua trung gian. Vì có công suất chế biến trung bình và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, nên các công ty chế biến trên địa bàn tỉnh xây dựng mạng

lưới các đại lý cung cấp nguyên liệu chủ yếu thuộc các tỉnh Duyên hải miền Trung và không tự thu mua hay tạo mối quan hệ với trực tiếp với các hộ nuôi. Trải qua quá trình chế biến, các công ty chế biến tạo ra sản phẩm từ tôm thẻ chân trắng có giá trị gia tăng cao hơn và họ có thể bán được giá cao hơn. Hệ thống tiêu thụ các sản phẩm chế biến của các công ty chế biến cũng đa dạng và năng động như hệ thống tiêu thụ hàng thủy sản tươi sống.

Nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu là các công ty thương mại quốc tế, chuyên nhập khẩu hàng hóa để phân phối vào hệ thống bán lẻ như các hệ thống siêu thị, nhà hàng,… Nhà nhập khẩu là khách hàng tiêu thụ số lượng sản phẩm lớn hay toàn bộ số sản phẩm chế biến của các công ty chế biến. Do đó, họ có lợi thế trong đàm phán hay họ có quyền lực lớn và có thể can thiệp và nội bộ của các công ty chế biến thông qua các điều khoản trong hợp đồng về giá bán, chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, cách thức bao bì, nhãn hiệu,...

Người buôn bán ( bán sỉ, bán lẻ)

Hình 3.4. Hoạt động của người bán sỉ và bán lẻ

 Người bán sỉ: người mua với số lượng lớn từ các đại lý rồi lại bán lại cho những người bán lẻ sản phẩm tôm tươi sống tại các chợ hoặc các nhà hàng, quán ăn hay cũng có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở chợ. Đối tượng này đòi hỏi phải có một số lượng vốn khá để quay vòng vốn khi bị người bán lẻ chiếm dụng vốn trong ngày, và phải có kỹ thuật bảo quản tôm tươi sống để giữ tôm vẫn sống và tươi khi chuyển giao cho người bán lẻ. Thường thì người bán sỉ thu mua số lượng tôm thẻ chân trắng tươi sống hàng ngày rất ổn định bình quân từ 100 – 400kg/ngày. Chi phí bỏ ra của đối tượng này chủ yếu là chi phí vận chuyển và chi phí vốn. Với mỗi

một kg tôm thẻ chân trắng bán được, người bán sỉ hưởng mức chênh lệch giữa giá bán, chi phí bỏ ra với giá mua là từ 1.000 – 1.500 đ/kg khi bán cho người bán lẻ và các nhà hàng, quán ăn.

 Người bán lẻ: người mua với số lượng ít từ người bán sỉ và bán lại trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm tôm tươi sống. Bình quân một ngày người bán lẻ thu mua khoảng từ 20kg - 40kg/ngày. Họ chủ yếu hoạt động ở các chợ bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc buôn bán tôm thẻ chân trắng, người bán lẻ còn buôn bán thêm các mặt hàng thủy sản khác. Tác nhân này nhìn chung không đòi hỏi quá nhiều vốn, chi phí hoạt động không lớn với khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng/người. Tuy nhiên, lượng vốn thực tế tác nhân này chi cho hoạt động mua bán tôm thẻ chân trắng ở mức thấp hơn vì hầu hết họ quay vòng vốn trong ngày. Khoản chi lớn nhất của đối tượng này là chi phí mua sản phẩm, nhưng thường thì người bán lẻ sau khi mua tôm thẻ chân trắng từ người bán sỉ chỉ thanh toán ngay một ít, số còn lại thanh toán sau khi đã bán hết hàng hoặc trả vào ngày hôm sau. Vì vậy, việc khó khăn về vốn hoạt động không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động buôn bán của người bán lẻ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 56)