Nấm dược liệu và dược tính

Một phần của tài liệu Phân loại, nuôi trồng và khảo sát sơ bộ các chất có hoạt tính sinh học của loài vân chi đỏ tại việt nam (Trang 25 - 28)

Nấm dược liệu chỉ những lồi nấm có khả năng ngăn chặn, phòng chống bệnh tật và được sử dụng làm thuốc từ hàng ngàn năm nay tại Châu Á. Theo kinh nghiệm tích lũy có rất nhiều lồi nấm được thu hái từ tự nhiên và trồng khắp thế giới. Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chứng minh nấm dược liệu có những khả năng trên. Một số loại nấm đang được trồng nhiều trên thế giới như: nấm vân chi, nấm linh chi và chân chim…

 Nấm vân chi

Vân chi là những lồi có quả thể khơng có cuống hoặc cuống rất ngắn, mỏng, bìa quả thể quăn hoặc hơi quăn, bề mặt quả thể tạo ra các vân đồng tâm, mặt dưới có nhiều lỗ nhỏ. Tùy theo màu sắc của loài vân chi mà chúng được gọi tên như vân

chi đen, vân chi đỏ, vân chi trắng…Hiện nay loài vân chi được biết tới nhiều nhất là vân chi đen với thành phần có nhiều các hợp chất sinh học như PSK và PSP. PSK tác động lên với thụ thể CD4 của đại thực bào, cảm ứng sự tăng tiết TFN-α,

cytokine gây viêm IL-6 [61, 77]. Các phức hợp protein polysaccharide thu thập cho thấy có các hoạt tính sinh học như là chất chống oxi hóa, giảm stress [54]. Phân

đoạn polysaccharide ức chế hơn 90% sự phát triển của dòng tế bào ung thư B-cell lymphoma (Raji), ung thư bạch cầu (HL-60, NB-4), 4 dòng tế bào ung thư vú (T-

47D, Bcap37, ZR75-30, MCF-7), ung thư gan (7703) [23, 95]. Ly trích phân đoạn PSP cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của căn bệnh ung thư phổi nguyên phát tế bào lớn, nghiên cứu trên các bệnh nhân cho thấy rằng sau khi sử dụng PSP trong

Tổng quan

Nguyễn Thị Thu Trang 19

28 ngày, các triệu chứng gây bệnh đã giảm mạnh [58]. PSP thử nghiệm lâm sàng trên 967 bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn IIA, IIB, IIIA và đang hóa trị. Các bệnh nhân sử dụng 20 mg tamoxifen, 600 mg ftoraflur và 3 g PSK mỗi ngày trong vòng 2

năm. Kết quả cho thấy rằng 914 bệnh nhân (94,5%) chỉ số sống sót trong 5 năm

(OS) và sống sót khơng có sự quay trở lại của bệnh (RFS) trong 5 năm [66]. Các nghiên cứu lâm sàng của PSK trên bệnh ung thư phổi, bạch cầu, đại trực tràng giai

đoạn II và III, dạ dày cho kết quả tốt các chỉ số OS, RFS cao và các bệnh nhân sống lâu hơn so với không bổ sung PSK. PSP và PSK còn được biết tới với các nghiên

cứu trên nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, tương

bào (plasmacytoma), biểu mô tuyến dạ dày (adenocarcinoma), fibrosarcoma, mastocytoma trên động vật có kết quả khả quan [85]. Cao chiết bằng methanol

(chứa các terpenoid và polyphenol) cũng cho thấy nấm vân chi có kết quả cao trong

điều trị bệnh ung thư da (dòng B16) sau 14 ngày điều trị trên chuột [62].  Nấm linh chi

Các nghiên cứu đã chỉ ra linh chi rất tốt cho sức khỏe, nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các thành phần trong nấm linh chi tăng cường và cải thiện trọng

lượng cũng như khả năng đề kháng bệnh [15]. Chiết xuất từ sợi nấm linh chi có khả năng thúc đẩy quá trình chết theo chương trình tế bào (apoptosis) của ti thể trong tế bào ung thư phổi của người trên chuột [92]. Ngồi ra, dịch ly trích quả thể cũng có

tác dụng ức chế dịng tế bào ung thư vú MCF-7 ở người nhờ vào tác dụng vào chu trình tế bào và quá trình apoptosis của dòng này [45]. Cao chiết linh chi sử dụng cùng với các dược liệu khác có kết quả khả quan trong điều trị lâm sàng các bệnh

nhân ung thư tuyến tiền liệt [49,55]. Polysaccharide từ linh chi tăng khả năng đáp ứng miễn dịch và chống khối u thông qua thúc đẩy sản xuất cytokine của đại thực

bào và tế bào lymphocyte T [79]. Dịch ly trích từ quả thể thử nghiệm invitro có khả

năng kìm hãm sự phát triển của rất nhiều loại ung thư khác nhau [50].  Nấm đơng cơ

Nấm đơng cơ là lồi nấm sử dụng làm thực phẩm phổ biến ở Châu Á. Nhưng hiện nay nấm đông cô được nghiên cứu rất nhiều về khía cạnh dược tính. Hợp chất

Tổng quan

Nguyễn Thị Thu Trang 20

HACC là hỗn hợp các polysaccharide, amino acid, lipid và khoáng chất được chiết xuất từ sợi nấm đông cô. HACC tăng cường khả năng miễn dịch ở người cao tuổi (lớn hơn 50 tuổi) do tế bào CD4+ và CD8+ tăng tiết IFN-γ và nhân tố hoại tử khối u

α (TNF-α), điều hòa nồng độ NO trong tế bào gan thơng qua điều hịa iNOs [57,

96]. Các nghiên cứu cho thấy rằng HACC còn gia tăng sự biểu hiện của tế bào NK,

các cytokine như IL-2, IL-4, IL-6, IL-10, IL-12 [80]. Thêm vào đó, HACC làm tăng

số lượng tế bào γ-δ T do đó lượng IFN loại 1 quan trọng trong ngăn cản sự xâm

nhiễm của virus West Nile gây bệnh viêm não và chữa trị căn bệnh rụng lông gây ra bởi cytosine arabinoside (Ara-C) ở chuột [20, 82].

Chiết xuất từ hệ sợi ngăn cản sự xâm nhiễm của HSV-1, lentinan là một beta glucan chiết xuất từ quả thể chống lại sự phát triển của virus HIV [38, 78]. Do chúng cùng có các glycoprotein ngăn cản quá trình tạo thành vỏ nuclecapsid của virus. LEM làm giảm Concanavalin A gây tổn thương gan, còn tăng sự hoạt động

đại thực bào trong hệ miễn dịch ở chuột [16, 43].  Nấm chân chim (Schizophyllum commune)

Nấm chân chim có dạng hình quạt, mỏng, bìa quăn, quả thể nhỏ, màu trắng cho tới xám. Schizophyllan là chiết xuất polysaccharide từ nấm chân chim, các nghiên cứu cho thấy rằng schizophyllan có khả năng chống ung thư rất tốt, đặc biệt

là ung thư cổ tử cung và dạ dày. Một số công ty tại Nhật đã bán các sản phẩm thương mại trong việc hỗ trợ và phòng ngừa hai loại ung thư trên [73]. Từ nấm chân

chim cũng đã chiết xuất được enzym fibrinolytic protease, nặng 21,32 kDa, một enzym quan trọng giúp phân hủy các cục máu đơng có fibrin trong mạch máu. Mặc

dù lượng enzym thu được chỉ chiếm 0,07% nhưng hoạt tính tăng 9,29 lần [24].

Ngoài các nấm trên cịn rất nhiều lồi nấm dược liệu khác như hầu thủ (Hericium erinaceus), thượng hoàng (Phellinus linteus), đông trùng hạ thảo

(Cordyceps sinensis), đuôi gà (G. frondosa)…

Nấm dược liệu có nhiều tiềm năng trong phịng chống ung thư vì nấm chứa một số hoạt chất có hoạt tính sinh học quan trọng như polysaccharide, triterpenoid saponin, alkaloid, carotenoid, steroid….

Tổng quan

Một phần của tài liệu Phân loại, nuôi trồng và khảo sát sơ bộ các chất có hoạt tính sinh học của loài vân chi đỏ tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)