Phân loại nấm vân chi đỏ và đen

Một phần của tài liệu Phân loại, nuôi trồng và khảo sát sơ bộ các chất có hoạt tính sinh học của loài vân chi đỏ tại việt nam (Trang 60)

Để làm đối chứng vềphương pháp được sử dụng trong luận văn này, chúng

tôi sử dụng thêm chủng nấm vân chi đen Trametes versicolor được nhập từ Nhật Bản để thực hiện các thí nghiệm song song với nấm vân chi đỏ được phân lập tại Việt Nam.

3.2.1. Phân loại nấm bằng hình thái

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong giới nấm (Fungi)

Hai loài đều sống dịdưỡng hoại sinh, lấy chất dinh dưỡng từ gỗcây, cơ quan sinh dưỡng là hệ sợi.

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong giới phụ Dikarya

Hai loài là nấm đa bào dạng sợi, sợi nấm phát triển hoàn thiện.

Hình 3.3.Tơ nấm vân chi đỏ trên môi trường PGA: sau 2 ngày (a), sau 7 ngày (b).

a

Kết quả và bàn luận

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong ngành Basidiomycota

Hai loài đều có hệ sợi thứ cấp tạo mấu liên kết (Hình 3.4, Hình 3.6). Cơ quan

sinh sản hữu tính là đảm mang 4 đảm bào tửvà chúng được gắn với đảm bởi cuống (Hình 3.5, 3.7).

Mấu liên kết

Đảm bào tử Đảm

Hình 3.4. Mấu liên kết của nấm vân chi đỏ (100x).

Hình 3.5. Cấu trúc đảm và đảm bào tửở nấm vân chi đỏ (100x). Cuống

Kết quả và bàn luận

 Hai loài nấm đều nằm trong ngành phụ Agaricomycotina

Tên cũ của ngành phụ này là Hymenomycetes, hai loài nấm đều có lớp thụ

tầng nằm dưới quả thể.

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong lớp Agaricomycetes

Cả hai loài nấm đều nằm trong lớp này do chúng có cơ quan sinh sản hữu

tính là đảm nằm mặt dưới mũ nấm, do lớp hệ sợi thứ cấp tạo thành, hướng ra bên ngoài.

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong bộ Polyporales

Mấu liên kết

Hình 3.6. Mấu liên kết của nấm vân chi đen (100x).

Đảm

Đảm bào tử

Cuống

Kết quả và bàn luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.11. Cấu trúc cắt ngang một

ống của nấm vân chi đen (100x).

Phát triển trên gỗ, không có cuống. Lớp thụ tầng không phải là dạng phiến mà là các ống hay lỗ (Hình 3.8, 3.10).

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong họ Polyporaceae

Hai loài nấm ở phần mặt dưới tạo một lớp có rất nhiều ống, các ống trơn,

miệng các ống lớn là nơi mà các đảm bào tửphát tán ra ngoài môi trường (Hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11).

 Nấm vân chi đỏvà đen nằm trong giống Trametes

Quả thểcó màu đỏ cho tới đen, mỏng, hơi quăn cho tới quăn, bề mặt mũ nấm tạo các đường vân (Hình 3.12, 3.13).

Hình 3.8. Cấu trúc ống của nấm

vân chi đỏdưới kính lúp.

Hình 3.9. Cấu trúc cắt ngang một

ống của nấm vân chi đỏ (40x).

Hình 3.10. Cấu trúc ống của nấm vân chi đen dưới kính lúp.

Đảm bào tử

Đảm bào tử

Lớp thụ tầng

Kết quả và bàn luận

 Nấm vân chi đỏ có tên khoa học là Trametes sanguinea (L.) Lloyd

- Nấm có màu đỏ son cho tới đỏ cam, không có cuống, mỏng, bán kính từ 4-6

cm, đường kính 5-10 cm (Hình 3.12).

- Bề mặt quả thể tạo những vòng đồng tâm, thịt nấm dày từ 1,5-8 mm, chứa lớp màu đỏhơn là lớp thụ tầng dày từ 0,5-1 mm (Hình 3.12, 3.14).

- Lỗ có đường kính từ 90-160 µm, dày từ 25-120 µm, có màu đỏ (Hình 3.9). - Tơ nấm có màu trắng, khi già chuyển màu da cam trên bề mặt, đường kính 2,5-4,5 µm (Hình 3.4, 3.23).

- Đảm hình chùy, trong suốt, kích thước 10-15 x 4-8 µm, cuống dài 3-4 µm,

đảm bào tử 4-5 x 2-3 µm, trong suốt, hình trụ, trơn (Hình 3.5, 3.15).

Kết luận:

Hình 3.13. Hình thái quả thể

nấm vân chi đen.

Hình 3.12. Hình thái quả thể nấm vân chi đỏ. Hình 3.14. Phẫu thức cắt dọc quả thể nấm vân chi đỏ. Hình 3.15. Đảm bào tử nấm vân chi đỏ (100x). Lớp thụ tầng Lớp thịt nấm 5 µm

Kết quả và bàn luận

Dựa vào khóa phân loại của David S. Hibbett et al. [28], David Arora [27], Mycobank [103] thì nấm có các đặc điểm trên chính là Trametes sanguinea (L.) Lloyd. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nấm vân chi đen có tên khoa học là Trametes versicolor (Fr.) Pilat

- Quả thể có kích thước 2-10 cm, các đường vân mịn xen kẽ với nhau, càng

vào tâm đường vân càng tối dần. Quả thể mỏng dai khi còn tươi, cứng hoặc hơi

mềm khi khô. Quả thể phát triển hình quạt, bề mặt khô, được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Mép quả thể rất mỏng và quăn, không có cuống (Hình 3.13).

- Bề mặt dưới quả thể màu trắng đục hoặc màu kem khi còn non, già chuyển sang màu vàng nhạt, mật độ 3-5 lỗ/mm (Hình 3.16, 3.17).

- Lớp thụ tầng là các ống có màu trắng cho tới màu kem. Thịt nấm rất mỏng khoảng 0,5-2,5 mm, dai và màu trắng (Hình 3.18).

- Tơ nấm có màu trắng đục, khi già chuyển thành màu hơi vàng, đường kính 2-3,5 µm. Ống có đường kính 50-100 µm, dày 25-110 µm (Hình 3.6, 3.11, 3.25).

- Đảm hình chùy, trong suốt, có kích thước 5-10 x 4-6 µm, cuống 3-4 µm,

đảm bào tử 3-4 x 1,5-2,5 µm, hình elip, trong suốt, trơn. Do nấm vân chi đen rất khó quan sát khi không được nhuộm nên chúng tôi sử dụng thuốc nhuộm là

Lactophenol Cotton Blue đểquan sát đảm và đảm bào tử rõ hơn, do vậy chúng đều có màu xanh (Hình 3.7, 3.19).

Hình 3.16. Mặt dưới nấm

vân chi đen khi còn non. Hình 3.17. Mặt dưới nấm vân

Kết quả và bàn luận

 Khảo sát về hậu bào tử nấm vân chi đỏ - Trametes sanguinea

Là loài nấm tìm được tại rừng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Vùng có khí hậu nhiệt đới, hai mùa mưa nắng rõ rệt. Do đó có một số loài nấm nhiệt đới tạo quả thể

và phát triển mạnh vào mùa mưa, độẩm cao và nhiệt độmát. Nhưng vào mùa khô,

nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Quan sát hình thái tơ nấm vân chi đỏ tạo màu đỏ cam trên bề mặt hệ sợi nấm. Ngoài ra so sánh với các quan sát trên một số loài nấm nhiệt

đới như nấm linh chi, bào ngư nhật, nấm rơm đều tạo hậu bào tử có màu sắc khác biệt với hệ sợi sau một thời gian tăng trưởng. Do vậy, chúng tôi kiểm tra hình thái hậu bào tử của nấm vân chi đỏ. Hậu bào tử là cơ chế thích nghi của một số loài nấm nhiệt đới, ngoài tạo đảm bào tử, còn tạo các hậu bào tử, chúng giúp cho nấm thích nghi với các điều kiện thay đổi khắc nghiệt của môi trường trước khi chúng tạo

được quả thể, cơ quan tạo đảm bào tử.

Bng 3.1. So sánh hậu bào tử giữa một số loài nấm nhiệt đới.

Tên loài Màu sắc trên bề mặt tơ nấm Kích thước Hình dạng Bắt màu thuốc nhuộm Lactophenol Cotton Blue

Trametes sanguinea Đỏ 7-10 x 9-11 µm Hình túi Có

Ganoderma lucidum Vàng nâu

13-25 x 6-7 µm

Hình chùy Không

Hình 3.19.Đảm bào tử

nấm vân chi đen (100x).

Hình 3.18. Phẫu thức cắt dọc quả thể

nấm vân chi đen.

5 µm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả và bàn luận

Plerotus albalonus Đen 12-15 x 6-8 µm Hình elip Có

Volvariella volvacea Nâu đỏ 13-15 x 8-10 µm Hình cầu Có

Trên bề mặt tơ nấm sau một thời gian tăng trưởng tạo ra các hậu bào tử có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau giữa các loài. Chỉ có hậu bào tử của linh chi là không bắt màu với thuốc nhuộm do nó có lớp vách hậu bào tử dày (Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Phân loại, nuôi trồng và khảo sát sơ bộ các chất có hoạt tính sinh học của loài vân chi đỏ tại việt nam (Trang 60)