Về hình thức tuyên truyền

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 63 - 71)

2.2.3.1. Về kết cấu, thể loại

Qua khảo sát 1 năm các chương trình tun truyền về phịng, chống Ung thư trên 3 đài truyền hình VTV, VTC, HTV cho thấy thể loại và dạng chương trình đã được lựa chọn để tuyên truyền cụ thể như sau:

+ Chương trình Sống khỏe mỗi ngày hình thức tun truyền là tọa đàm có phóng sự. Các chủ đề chuyên về ung thư cũng theo thứ tự: giới thiệu bệnh,

dấu hiệu, phòng, phát hiện sớm, phương pháp điều trị. Một số chương trình điển hình như: “Ung thư vú” (phát sóng ngày 01/09/2015), “Truyền thống

phịng chống ung thư tại cộng đồng” (phát sóng ngày 01/12/2014) … Trong

chương trình, khách mời là các chuyên gia đã cùng ngồi thảo luận một chủ đề nhất định và đưa ra nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích về dấu hiệu, phịng, phát hiện sớm, phương pháp điều trị bệnh ung thư cho khán giả. Chương trình được thực hiện dưới dạng tọa đàm là chính. Chiếm 50% thời lượng chương trình. Thời lượng cịn lại là phóng sự và bản tin về thơng tin sức khỏe

+ Chương trình Giờ chiến thắng ung thư các hình thức được dùng để tuyên truyền về phòng chống ung thư chủ yếu tọa đàm, trong đó có một số phóng sự linh kiện, một số chương trình kể về câu chuyện bệnh nhân, nhân vật các y bác sỹ... thì sử dụng thể loại phóng sự, tài liệu. Kết thúc chương trình thường có một chuyên mục nhỏ “kết nối niềm tin” với thời lượng khoảng 2-3 phút để giới thiệu tới khán giả những cuốn sách hay, cuốn sách về tâm hồn giúp bệnh nhân cảm thấy không bi quan bệnh tật. Đây là chương trình tương tác với khán giả, khán giả được tặng những cuốn sách được giới thiệu trong chương trình. Cách thức thể hiện không quá ấn định, linh hoạt theo từng chủ đề nhưng xun suốt.

Ví dụ khi nói về chủ đề ung thư vú thì sẽ thực hiện theo series để cho người xem dễ theo dõi: “Ung thư vú, phát hiện sớm và dự phòng”, “Ung thư vú – Các phương pháp điều trị”, “Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú”; “Niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư vú”... Mỗi chương trình sẽ đi sâu vào phân tích một vấn đề cụ thể để người xem có cái nhìn tồn diện về căn bệnh. Bên cạnh đó, người làm chương trình cũng phỏng vấn những bệnh nhân để kể về câu chuyện của họ phần nào tiếp thêm nghị lực cho người xem truyền hình.

+ Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn hình thức tuyên truyền đối với vấn đề phịng chống ung thư là các chương trình hài kịch, tọa đàm với khách mời của chương trình. Trong đó, các chương trình hài kịch được xây dựng thành những tình huống có thể diễn ra trong cuộc sống nhưng có chất hài hước, gây cười ở những tình tiết khơng quan trọng, nhưng vẫn đề cập hết sức nghiêm túc về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh tật để làm giảm thiểu sụ căng thẳng cho người xem. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát các chương trình cụ thể đối với Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn là các vấn đề liên quan đến bệnh tật chỉ đề cập đến chút ít về phịng chống ung thư. Như vấn đề hút thuốc lá, uống rượu bia,... Ví dụ: Chương trình “Chăm sóc sức

khỏe trí não” (phát sóng ngày 23/1/2014); Proargi 9 (phát sóng ngày

22/5/2014); v.v...

+ Chương trình Cuộc chiến ung thư: hình thức tuyên truyền chủ yếu là các phóng sự xuyên suốt mỗi chủ đề như hành trình phát hiện bệnh, khám bệnh, điều trị, phỏng vấn người bệnh, bác sĩ chuyên khoa,... xây dựng tiểu phẩm, tổ chức truyền thơng giảm thiểu, phịng chống đối với bệnh ung thư.

2.2.3.2. Về hình ảnh

Phần hình hiệu, mỗi chương trình có một bộ nhận diện khác nhau, mang dấu ấn và định vị riêng cho từng kênh. Chương trình Sống khỏe mỗi

ngày và Chương trình Giờ chiến thắng ung thư có điểm giống là đều chọn

hình hoa lá để làm hình chủ cho bộ nhận diện chương trình của mình. Cụ thể, chương trình Sống khỏe mỗi ngày sử dụng hình ảnh lá cây, hoa quả để thể hiện cuộc sống tươi đẹp; chương trình Giờ chiến thắng ung thư: sử dụng hình ảnh bơng hoa hướng dương – loài hoa hướng về mặt trời và biểu tượng của sự chiến thắng bệnh tật…

Khác với 2 chương trình nêu trên, Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn và chương trình Cuộc chiến ung thư lại sử dụng hình ảnh những thiết bị và

biểu trưng một số bộ phận bị bệnh để làm hình hiệu. Cụ thể, chương trình

Lắng nghe cơ thể bạn sử dụng hình ảnh về một số loại bệnh (như: nhiễm

khuẩn hệ hô hấp, lao, tim, động mạch vành, lão hóa khớp) để làm hình hiệu; hay chương trình Cuộc chiến ung thư sử dụng hình ảnh ống nghiệm, mã gen, tế bào để làm hình hiệu chương trình. Qua khảo sát cho thấy, hình hiệu của chương trình Cuộc chiến ung thư được đánh giá là gây ấn tượng tốt nhất so với các chương trình khác đang khảo sát

Qua khảo sát cho thấy, mặc dù một số chương trình thực hiện theo hình thức tọa đàm trong trong quay như Sức khỏe mỗi ngày, Giờ chiến thắng Ung

thư, Lắng nghe cơ thể bạn nhưng phần bối cảnh trường quay của các chương

trình tọa đàm đó bố trí theo phong cách khác nhau.

Nếu như chương trình Sống khỏe mỗi ngày có trường quay rộng, sắp đặt các vật dụng trang trí thuận tiện hơn các chương trình khác. Các cú máy trượt và cẩu tạo cảm giác sinh động hơn; thì chương trình Giờ chiến thắng ung thư trường quay nhỏ hơn nhiều, chủ điểm trang trí trong chương trình này

mang tính gia đình, ấm cúng, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, do có ít góc máy dẫn tới hình ảnh của chương trình nhiều khi khn mẫu chưa thật sinh động.

Lắng nghe cơ thể bạn: Trường quay để thực hiện chương trình khá rộng

vì vậy ngồi bố trí chương trình có khách mời trong trường quay cịn có khán giả trong trường quay để lắng nghe tư vấn của bác sĩ và tham gia giao lưu.

Riêng chương trình Cuộc chiến ung thư, các số của chương trình sử dụng thể loại tọa đàm để thực hiện chương trình thì phần tọa đàm đó thường ghi ở ngoại cảnh. Qua khảo sát cho thấy, do chương trình thực hiện ở ngoại cảnh, thời tiết, ánh sáng thất thường nên một số chương trình hình ảnh khơng đẹp bằng trong trường quay do ánh sáng không tốt như quay trong bệnh viện, phịng khám.

Ngồi hình ảnh về bộ nhận diện và hình ảnh thiết kết trường quay được chú trọng thì hình ảnh nội dung các phần trong chương trình cũng rất được quan tâm. Qua khảo sát cho thấy, hình ảnh trong các chương trình trên các kênh khảo sát đa phần là hình ảnh HD nên khá sắc nét. Các kênh thường sử dụng đồ họa 3D để giải thích các cơ chế gây bệnh. Ví dụ chương trình Lắng

nghe cơ thể bạn, Phát sóng ngày 31/10/2015. Sử dụng hình ảnh 3D để nói về

Y học hạt nhân ví dụ như:

Hình ảnh về bước tiến trong y học hạt nhân về điều trị ung thư

Hình: Sử dụng đồ họa 3D trong điều trị ung thư vú

Hình: Điều trị ung thư phổi – 6/8/2015 Lắng nghe cơ thể bạn

Hình 2.1: Hình đồ họa minh họa cơng nghệ Hạt nhân trong điều trị Ung thư

trong một số chương trình của Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn 2.2.3.4. Về âm thanh

Qua khảo sát các chương trình trong một năm cho thấy, do phần lớn các chương trình đều là tọa đàm trong trường quay, chương trình off, khơng phải trực tiếp nên âm thanh trong trường quay đều tốt.

Cách thể hiện lời bình của chương trình Giờ chiến thắng ung thư và

Cuộc chiến ung thư là trong các phóng sự là tốt hơn hai chương trình kia. Đặc

biệt trong các phóng sự về nhân vật ung thư thì lời bình của Giờ chiến thắng ung thư là hay hơn cả. Giọng người đọc truyền cảm, sâu sắc, gây xúc động. Ngoài ra với chuyên mục kết nối niềm tin ở cuối mỗi chương trình chuyên giới thiệu sách hay, âm nhạc và lời bình và hình ảnh, âm nhạc tạo ấn tượng rất tốt với khán giả.

Riêng chương trình Cuộc chiến ung thư như nói ở trên đa phần các số của chương trình đều được thực hiện dưới dạng phóng sự tài liệu, có chất điều tra nên âm thanh nói chung và giọng đọc các phóng sự được lựa chọn kỹ, khá phù hợp, chất lượng âm thanh tốt.

Ví dụ: Âm thanh trong chương trình Cuộc chiến chống ung thư với chủ đề “Cuộc chiến chống ung thư kỉ lục của 1 bệnh nhân” ngày 16/4/2014 là bài hát “Sống như những đóa hoa”:

“...Và tơi sống như đố hoa này Toả ngát hương thơm cho đời Sống với nỗi khát khao rằng Được hiến dâng cho cuộc đời Hơm nay dẫu có gian nan

Thì ngày mai là ngày tươi sáng hơn

Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi…”

Với giai điệu nhẹ nhàng, lời bài hát đã đưa khán giả xem truyền hình tới những cung bậc cảm xúc khác nhau. Kết hợp với những hình ảnh của bệnh nhân tạo ra một viễn cảnh tươi đẹp hơn đối với khán giả.

Như đã nói ở trên các chương trình trong diện khảo sát đều có phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo sản phẩm dành riêng cho bệnh nên âm thanh của chương trình khá tương đồng. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt đối với từng chương trình do có chương trình được quay trong trường quay như chương trình lắng nghe cơ thể bạn vì vậy tiếng động hiện trường được sử lý khá tốt không bị tiếng ồn bên ngoài vọng vào như tiếng các tạp âm đời sống. Ví dụ: chương trình có chủ đề Bệnh từ miệng phát sóng ngày 10/11/2015; hay Cuộc

chiến chống ung thư kỉ lục của 1 bệnh nhân phát sóng ngày 16/12/2014; Làm gì sau khi khóa chất và tia xạ phát sóng ngày 16/9/2015...

Ngồi ra đối với chương trình Cuộc chiến ung thư thường hay lồng ghép các bài hát có ý nghĩa đối với từng chương trình cụ thể. Tạo hiệu ứng âm thanh đối với người xem hấp dẫn hơn. Cuối chương trình đều có 1 thơng điệp cuộc sống và được thể hiện bằng giọng đọc tình cảm nhưng dứt khốt.

Hình 2.2. Thơng điệp cuối chương trình Cuộc chiến chống ung thư

ngày 16 tháng 11 năm 2014 2.2.3.5. Về người dẫn chương trình

Với thể loại tọa đàm, người dẫn chương trình là linh hồn của chương trình, đóng vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại của chương trình. Với vấn đề ung thư, người dẫn chương trình địi hỏi sự hiểu biết, có phương

pháp luận, ngơn từ khoa học chuẩn xác nhưng cách thể hiện vẫn phải dễ hiểu, gần gũi với khán giả.

+ Chương trình Sống khỏe mỗi ngày, phần được thể hiện dưới hình thức tọa đàm, được dẫn dắt cùng lúc bởi 2 MC Thu Hằng và Hồi Đảm là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có một số chương trình (chiếm số ít) được thay MC là người khác là hai MC trẻ Mai Ngân và Nguyễn Phương. Trong chương trình, những người dẫn chương trình này thay nhau giao lưu với khách mời chương trình và khán giả tham gia chương trình tại trường quay. MC của chương trình dẫn tuy không phải là người viết kịch bản nhưng nhạy bén với chủ đề nên cũng khá hấp dẫn. Tuy nhiên, do các MC cũng dẫn nhiều chương trình khác trong Đài nên khán giả dễ nhầm lẫn, không tạo được thương hiệu cá nhân.

+ Chương trình Giờ chiến thắng ung thư: đã sử dụng thể loại tọa đàm làm nòng cốt. Chương trình chủ yếu do BTV Thu Lan biên tập và dẫn tại trường quay. Tại trường quay MC có nhiệm vụ giao lưu với khách mời là các bác sĩ hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. BTV Thu Lan là phóng viên chuyên trách về ung thư, có nền tảng kiến thức y tế tốt, các chủ đề ung thư thường chị tự viết kịch bản và dẫn chương trình nên khi xem chương trình, vai trị của người dẫn khá nổi bật, thể hiện sự hiểu biết nhất định.

+ Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn: cũng sử dụng thể loại tọa đàm làm nòng cốt. Đầu năm 2015 chương trình vẫn dữ format cũ, khi đó dẫn chương trình là MC Thúy Hằng. Đến tháng 3 năm 2015, chương trình có sự thay đổi về format, nên người dẫn được thay đổi bằng 3 người dẫn gồm BTV Thanh Vân, MC Thúy Hằng, MC diễn viên Ốc Thanh Vân. Cũng giống như chương trình Sống khỏe mỗi ngày, người dẫn thay đổi nhiều nên nhiều khi khán giả khơng nhớ, khơng có thương hiệu riêng. Đây khơng phải là điểm tốt cho chương trình. Ví dụ khán giả nhớ Ốc Thanh Vân dẫn ở những chương

trình trẻ trung, thuộc thể loại văn hóa chứ ít người nhớ chị là người dẫn chương trình về y tế - chăm sóc sức khỏe.

+ Chương trình Cuộc chiến ung thư: Đa phần các chương trình khơng sử dụng trường quay mà quay trực tiếp tại hiện trường hoặc ngoại cảnh. Chương trình sau đó được biên tập, chỉnh sửa, viết lời bình. Lời bình được thể hiện bởi người đọc lời bình là biên tập viên Cao Thùy.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 63 - 71)