Tiêu chí đánh giá chất lượng việc tuyên truyền về phòng chống Ung thư trên truyền hình

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 33 - 44)

Ung thư trên truyền hình

Tác giả Hồng Phê, chủ biên cuốn Từ điển Tiếng Việt, đã định nghĩa:

“Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [48, tr 456]. Theo từ điển Anh – Việt danh từ “Quality có nghĩa là

chất lượng. “Chất lượng là phẩm chất, tính chất, là đặc trưng, đặc tính, hảo

hạng; rất tốt”. [ 1, tr 569]. Hay, theo Giáo sư Juran (Mỹ), tác giả cuốn sách

Juran’s Quality Handbook thì: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” [40, tr 49 ]. Còn theo Giáo sư Crosby, tác giả cuốn sách Tổng quan về quản lý chất lượng thì: “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất

định”[10]. Giáo sư Ishikawa (Nhật) cho rằng: “chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”. [39, tr 30].

Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên cũng có nhiều quan niệm về “chất lượng” khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về “chất lượng” được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa “chất lượng” của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005, thuật ngữ “chất lượng” được cho rằng: chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có. Và suy cho cùng “chất lượng” dùng để đánh giá một loại sản phẩm, hàng hóa.

Tiếp thu, phân tích những khái niệm trên của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và kết hợp với thực tiễn, theo tác giả luận văn: “Chất lượng chỉ

mức độ thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu của thị trường của một sản phẩm nào đó”.

Khi có thị trường, thì ở đó có người sản xuất và người tiêu dùng. Vậy nên, việc thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu của thị trường có thể hiểu là thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng. Chất lượng là "làm

thích hợp sử dụng" và "phù hợp mục đích"; hay là "thỏa mãn người sử dụng" và đáp ứng mọi yêu cầu của người sử dụng. Trên cơ sở những phân tích ở trên, tiêu chí chất lượng của việc tuyên truyền về phòng, chống Ung thư trên truyền hình nhu sau:

- Nội dung tuyên truyền đa dạng, cụ thể, thiết thực đáp ứng được nhu cầu thông tin, hiểu biết của đông đảo công chúng

Trong cuốn Tác phẩm báo chí đại cương (tập 1) của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, đã chỉ ra những yếu tố cơ bản để tạo nên nội dung của tác phẩm báo chí đó là đề tài, chủ đề, chi tiết,...

Đề tài là phạm vi cuộc sống được thể hiện trong tác phẩm hay một chương trình truyền hình. Đề tài báo chí nằm ngay trong cuộc sống, ở mọi nơi, mọi lúc. Đề tài phải cho biết tác phẩm viết về ai? về cái gì? về lĩnh vực gì trong cuộc sống?...Có những đề tài xuất hiện rõ ràng, có những đề tài ẩn sâu dưới nhiều tầng sự kiện. Nhiệm vụ của nhà báo là phải tìm và phát hiện ra đề tài, thể hiện nó trong tác phẩm của mình để mọi người cùng biết, cùng suy ngẫm về thời cuộc. Đề tài tuyên truyền về phòng chống Ung thư cần xoay quanh các nội dung cơ bản đó là: (1) Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của nhà nước về phòng chống ung thư; (2) Tuyên truyền về những biểu hiện của bệnh ung thư; (3) Tuyên truyền về cách thức, kinh nghiệm trong phòng chống ung thư (cách ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tối đa mắc căn bệnh nan y này và hướng dẫn cách chống chọi để giảm thiểu rủi ro về suy kiệt sức khỏe và tài chính khi mắc căn bệnh này); (4) Tuyên truyền về những điển hình tiêu biểu trong cơng tác phịng chống ung thư; (5) Tuyên truyền về những thành tự công nghệ, kỹ thuật trong phòng, chống ung thư...

Đề tài với những nội dung được tuyên truyền từ đa dạng góc độ như vậy sẽ giúp cho công chúng, các đối tượng liên quan đến cơng tác phịng

chống ung thư có cái nhìn đa chiều về căn bệnh này, từ đó có những hành vi phù hợp để phòng, chống hiệu quả với căn bệnh hiểm nghèo này.

Một tác phẩm với đề tài về phòng chống ung thư với chủ đề rõ ràng, nhiều chi tiết tiêu biểu, đặc sắc thể hiện được sự lựa chọn kỹ lưỡng nhưng điều đó cũng chưa chắc chắn chương trình đã đạt chất lượng – thỏa mãn được hết nhu cầu tiếp nhận của cơng chúng. Vì vậy, về mặt nội dung (đề tài, chủ đề, chi tiết...) tác phẩm hay chương trình chỉ có giá trị và thực sự hấp dẫn khán giả khi đáp ứng được các yêu cầu nữa đó là:

* Thơng tin chính xác:

Đây là yếu tố bắt buộc đối với tất cả các thơng tin trên truyền hình nói chung và các chương trình về phịng chống ung thư nói riêng. Đối với chương trình tun truyền về phịng chống ung thư thì u cầu về độ chính xác của thơng tin có ý nghĩa thiết thực, bởi những thơng tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến người phịng chống bệnh nói chung đến con người đã mắc bệnh nói riêng... Thơng tin chính xác mới tạo nên độ tin cậy cho cơng chúng.

* Thơng tin nhanh chóng, kịp thời:

Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của báo chí, truyền hình, đồng thời cũng là một yếu tố thu hút sự quan tâm của khán giả. Đối với chương trình truyền hình có nội dung liên quan đến phòng chống ung thư, yêu cầu nội dung thơng tin nhanh chóng, kịp thời vơ cùng quan trọng. Bởi có như vậy thì cơng chúng mới có đánh giá, cái nhìn khách quan về những sự việc đã và đang diễn ra từ đó có những nhận thức và hành vi phù hợp, kịp thời trước diễn biến của xã hội.

* Thông tin trung thực:

Thông tin phản ánh cần đúng và trúng bản chất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Thông tin mà báo chí truyền hình phản ánh phải xuất phát từ lợi của Đảng của nhân dân. Đối với những chương trình truyền hình có liên quan đến

phịng chống ung thư thì u cầu này đóng vai trị quan trọng. Bởi thơng tin về phòng chống ung thư mà khơng trung thực thì sẽ làm mất lịng tin của cơng chúng, gây hoang mang cho xã hội.

* Thơng tin có tính định hướng:

Định hướng dư luận xã hội trong báo chí là vơ cùng cần thiết. Khi thơng tin, đánh giá, phân tích, bình luận về một vấn đề cần phải xuất phát từ lợi ích của Đảng và nhân dân. Báo chí có thể phân tích, bình luận về nhiều vấn đề xuất phát từ cuộc sống để tất cả cơng chúng có thể tự đưa ra cho mình những nhận xét rằng: Đâu là tốt? Đâu là xấu? Việc gì nên? Việc gì khơng nên? Đối với các chương trình truyền hình có liên quan đến phịng chống ung thư, việc định hướng và điều hòa dư luận xã hội có thể thơng qua việc đưa ra những tấm gương người tốt việc tốt, đưa ra những con người đã một thời lầm lỡ nhưng nay đã tự đứng dậy, hoặc thơng qua việc phân tích những sự việc trái với pháp luật...từ đó người xem có thể nhận thức và điều chỉnh hợp lý hành vi của mình.

* Thơng tin thiết thực với nhiều người:

Đây là một yêu cầu khơng thể thiếu. Cơng chúng có quyền lựa chọn kênh truyền hình, lựa chọn nội dung trên truyền hình và nếu những nội dung trên truyền hình khơng thiết thực, khơng mang lại lợi ích gì thì họ có thể chuyển kênh hoặc tắt tivi. Để đảm bảo sự gần gũi, để truyền hình thực sự trở thành “món ăn tinh thần”, tivi trở thành người bạn thân thiết thì những nhà làm truyền hình nên quan tâm đến sự thiết thực của thông tin. Đối với những chương trình truyền hình có nội dung liên quan đến phịng chống ung thư thì sự thiết thực là điều quan trọng hàng đầu bởi khi xem ở các chương trình này, cơng chúng khơng chỉ muốn biết về thơng tin ung thư, tình hình khống chế bệnh, các cơng nghệ chữa bệnh trong nước và thế giới mà qua những chương trình này họ có thể học được những bài học về cách thức phịng, chống ung

thư,...Và để các chương trình về phịng chống ung thư không phải là nỗi ám ảnh (với những hình ảnh tiều tụy, chạy thận, truyền hóa chất,...) xuất hiện trên truyền hình thì những nhà làm truyền hình nên quan tâm đến sự thiết thực của thơng tin hơn tốt lành hơn như những phương thuốc trên thế giới đang áp dụng cũng như những phác đồ hiệu quả cùng chiến dịch tuyên truyền, truyền thông, cảnh báo trong nước và thế giới.

- Hình thức tuyên truyền sinh động, hấp dẫn thu hút được sự theo dõi của khán giả

Một chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình tun truyền về phịng chống ung thư nói riêng nếu thỏa mãn các tiêu chí về nội dung như nêu trên cũng chưa đảm bảo tuyệt đối sự hấp dẫn và cũng có thể chưa thu hút được đầy đủ sự quan tâm của khán giả. Nội dung đó cần có cách trình bày hấp dẫn, sinh động bởi khán giả không chỉ dừng lại ở tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà cịn có nhu cầu tiếp nhận thơng tin sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, thẩm mỹ của cơng chúng. Và về góc độ hình thức của chương trình có một số tiêu chí để đánh giá về chất lượng như sau:

* Kết cấu chương trình mạch lạc, hiện đại

Kết cấu chương trình là sự sắp xếp, xếp đặt các nội dung, các “linh kiện” trong một chương trình truyền hình. Việc kết cấu một chương trình có vai trị quan trọng, góp phần làm cho chương trình trở lên rõ ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu và có sức truyền cảm đối với người tiếp nhận thông tin. Nguyên tắc quan trọng nhất đối với việc sắp xếp, kết cấu chương trình là phải dễ hiểu, dễ theo dõi và thật sự mạch lạc, logic.

*Thể loại trong chương trình được sử dụng hợp lý

Tùy vào nội dung của tác phẩm báo chí mà nhà báo lựa chọn, sử dụng thể loại báo chí phù hợp. Ví dụ như những vấn đề lớn, phức tạp mà lại dùng

thể loại tin để thông tin chưa chắc phù hợp; hay ngược lại: vấn đề nhỏ, chỉ cần thể loại tin để chuyển tải nhưng lại chọn thể loại phóng sự, hay phóng sự điều tra để thực hiện thì lại thành thừa, khơng cần thiết. Ngay này, ngồi thể loại báo chí truyền thống, có nhiều thể loại mới ví dụ như giao lưu gặp gỡ, trị chơi... Nếu các nhà báo sử dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các thể loại trong một chương trình truyền hình cũng có thể dễ dàng trong việc chuyển tải nội dung thơng tin. Và đó cũng là một tiêu chí đánh giá sự linh hoạt, chất lượng của tác phẩm truyền hình.

* Linh hoạt trong khai thác, sử dụng hình ảnh và âm thanh làm nên tác phẩm

Hình ảnh - Ngơn ngữ trong các tác phẩm truyền hình là sự kết hợp giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh là chính ngơn – ngơn ngữ chính để chuyển tải nội dung thơng tin. Hình ảnh là lợi thế tuyệt đối của truyền hình nếu sử dụng, hợp lý. Đề tài, câu chuyện sẽ trở nên sinh động, thuyết phục khi hình ảnh chun chở câu chuyện đó được lựa chọn và cấu trúc phù hợp. Những tác phẩm truyền hình có giá trị (chất lượng) cao khi chưa có lời bình nhưng hình ảnh đã diễn tả được phần lớn câu chuyện. Muốn thực hiện được điều đó, hình ảnh liên quan đến đề tài phải được tư duy tốt từ khi có ý tưởng đến khâu quay phim lẫn khâu dựng hình. Hình ảnh trong một tác phẩm về phòng chống ung thư được đánh giá chất lượng cần đảm bảo những tiêu chí sau:

(1) Hình ảnh đem lại giá trị thơng tin: điều này thể hiện ở việc sắp xếp các hình ảnh đơn lẻ thành chuỗi hình ảnh. Những hình ảnh này cho người xem biết sự kiện gì xảy ra? Câu chuyện được đề cập đến là gì? Ai liên quan? Diễn ra ở đâu? Như thế nào?...

(2) Hình ảnh đảm bảo giá trị thẩm mỹ: hình ảnh phải đẹp. Điều này thể hiện ở việc: bố cục khn hình chặt chẽ, ánh sáng trong mỗi cảnh phù hợp, rõ, nét.

(3) Ngoài hai giá trị quan trọng đó ra, hình ảnh cịn cần đảm bảo giá trị nhân văn.

Điều này càng quan trọng với những chương trình liên quan đến ung thư. Thực tế cho thấy, lợi thế của truyền hình là hình ảnh. Tuy nhiên, đối với việc thơng tin về vấn đề phịng chống ung thư thì việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm như thế nào cho hợp lý cần luôn phải tư duy và cân nhắc nhất là khi phải đề cập đến những bệnh ung thư trong giai đoạn cuối và cực kỳ nghiêm trọng nghiêm trọng đến sức khỏe với những hậu quả cùng những hình ảnh rất buồn thảm như: truyền hóa chất, xạ trị, với những con người tiều tụy giành giật sự sống… Tác phẩm truyền hình về phịng chống ung thư ở góc độ hình ảnh, được đánh giá đạt chất lượng tốt khi xử lý hài hịa giữa việc cung cấp thơng tin chân thực và yếu tố nhân văn, nhân đạo. Có như vậy, chương trình mới tránh được sự hoang mang, gây “sốc” (gây lo lắng, sợ hãi) cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin chân thực.

Điều này có thể giải quyết trong việc lựa chọn các cho tiết hình ảnh. Chi tiết “đắt” được tác giả khai thác dưới những cỡ cảnh, góc quay, động tác máy phù hợp và nhân văn. Bên cạnh đó, ngồi việc sử dụng hình ảnh liên quan trực tiếp đến sự kiện hay vấn đề về phịng chống ung thư thì việc sử dụng thêm những dạng hình ảnh khác một cách linh hoạt cũng góp phần đem lại thơng tin và tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm hay chương trình. Các dạng hình ảnh đó có thể là hình ảnh tư liệu, hình ảnh đồ họa (bảng, biểu đồ, hình ảnh động, tĩnh 3D…).

Việc sử dụng linh hoạt các dạng hình ảnh, cỡ cảnh sẽ làm tác phẩm, chương trình truyền hình trở nên có giá trị; thơng tin có chiều sâu. Bên cạnh đó, một tác phẩm báo chí có nhiều chi tiết “đắt” (ấn tượng, độc đáo…), chính xác, thể hiện rõ quan điểm của tác giả thì tác phẩm ấy sẽ dễ dàng đi vào lịng cơng chúng.

*Âm thanh:

Cùng với hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm truyền hình đóng vai trị quan trọng trong q trình thơng tin. Âm thanh truyền hình thể hiện ở 3 dạng thức: lời bình, tiếng động hiện trường và âm nhạc. Một tác phẩm truyền hình có thể chỉ sử dụng một loại âm thanh nhưng cũng có thể sử dụng 2 hoặc cả 3 dạng âm thanh trong một tác phẩm. Âm thanh trong các tác phẩm truyền hình nói chung và trong các tác phẩm về phịng chống ung thư nói riêng nếu được sử dụng hợp lý sẽ là một kênh quan trọng góp phần cung cấp thêm thơng tin.

Âm thanh trong chương trình được đánh giá là chất lượng khi nó được khai thác, sử dụng phù hợp với nội dung tác phẩm, âm lượng vừa phải (không quá to, hay q nhỏ), kết hợp hài hịa với lời bình góp phần bổ sung thơng tin cho lời bình, nâng tầm thơng tin cũng như cảm xúc cho lời bình, cho tác phẩm.

Nếu như hình ảnh là chính ngơn – ngơn ngữ chính để chuyển tải thơng tin trong một tác phẩm truyền hình thì lời, đặc biệt là lời bình cũng có một vị trí quan trọng. Lời bình trong một tác phẩm truyền hình đạt chất lượng tốt khi góp phần làm rõ nội dung tác phẩm, chương trình. Cụ thể, lời bình góp phần cung cấp thông tin (số liệu, con số cụ thể …); phân tích những chi tiết mà hình ảnh khơng chuyển tải hết ý nghĩa… Lời bình cần chính xác – nghĩa là phản ánh đúng bản chất của sự vật trong từng thời khắc, trong từng bối cảnh nhất định. Mặt khác, do truyền hình đặc tính nghe nhưng xem là chủ yếu, thơng tin bằng lời mang tính đơn tuyến, dễ quên vì vậy lời viết tốt khi được viết ngắn gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu.

Lời trong tác phẩm truyền hình, ngồi lời bình cịn có lời phỏng vấn, lời phát biểu của nhân vật hay những người liên quan… Vậy nên, một tác phẩm tốt khi khai thác linh hoạt, hiệu quả, hợp lý các dạng lời (lời bình, lời

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w