Vai trò của truyền hình trong tun truyền về phịng, chống Ung thư

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 25 - 27)

truyền đạt những thông tin liên quan đến bệnh Ung thư tới cho công chúng để mọi người hiểu, nhớ và chủ động làm theo sao cho việc ngăn chặn, phòng tránh căn bệnh này hiệu quả thông qua những tác phẩm truyền hình”

1.2. Vai trị của truyền hình trong tun truyền về phịng, chốngUng thư Ung thư

Một là, truyền hình cung cấp thơng tin giúp cho cơng chúng có những kiến thức để nhận thức đầy đủ về căn bệnh Ung thư và hệ quả của nó đối với con người và xã hội

PGS. BS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở y tế TP. HCM, trong hội thảo lần thứ 17 năm 2014 về tuyên truyền phòng, chống ung thư cho rằng: Bệnh lý ung thư ngày càng gia tăng trên thế giới, ở Việt Nam, theo báo cáo trên thế giới hiện nay ở cả nước 125.000 người bệnh mắc mới trong đó có 90.000 người bệnh mắc bệnh là tử vong. Đây là bệnh lý, khi mắc bệnh đặc biệt chữa trị là rất khó khăn. Chính vì vậy việc tun truyền phòng chống là một trong những chiến lực của cả một quốc gia, trong đó sở y tế giao nhiệm vụ cho bệnh viên u bướu thực hiện trong thời gian dài tuyên truyền trong những hội thảo về tuyên truyền phòng chống ung thư hàng năm…

Những con số nêu trên cho thấy một sự báo động về một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và tinh thần của con người và cả xã hội. Mặc dù ngành y tế đã có những chiến lược cho việc truyền thơng, tuy nhiên, việc ngăn chặn và đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này một mình ngành y tế thực hiện sẽ khó có hiệu quả.

Để góp phần ngăn chặn căn bệnh này khơng thể khơng nhắc tới vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thơng trong đó có truyền hình. Cùng với các loại hình truyền thơng khác, truyền hình có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin sinh động giúp cho cơng chúng có những kiến thức để nhận thức

đầy đủ về căn bệnh Ung thư và hệ quả của nó đối với con người, đối với xã hội. Những thơng tin đó bao gồm: kiến thức liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người mắc bệnh ung thư; những nguyên nhân gây bệnh; hệ quả của bệnh nếu mắc phải đối với người bệnh và xã hội; và những kiến thức để phòng tránh ngay từ khi còn khỏe cũng như cách thức đối mặt khi không may mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Đó có thể chỉ đơn giản là hướng dẫn cách ăn uống, chế biến thức ăn – một công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia đình; đến những thơng tin khuyến khích thực hiện những việc lớn hơn như đi khám sức khỏe định kỳ; hướng dẫn cách sống sao cho khoa học, có trách nhiệm với bản thân với cộng đồng. Bên cạnh những kiến thức trực tiếp cơ bản như vậy, truyền hình cịn góp phần cung cấp những thơng tin gián tiếp như những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, Bộ y tế, các đơn vị liên quan trước căn bệnh thế kỷ này… để công chúng hiểu hơn, đồng hành với họ, với cuộc sống của mỗi người cịn có những tổ chức xã hội. Các chương trình cịn là sự cổ vũ, động viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức, niềm tin thành nhiệt huyết của người dân, những người bệnh đang phải chống trọi với căn bệnh ung thư. Ngồi ra, tun truyền trên truyền hình về phịng, chống ung thư cịn thể hiện ở việc có những thơng tin, định hướng những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, cách làm sai trong cách phòng, chống bệnh ung thư hiện nay.

Hai là, truyền hình cung cấp thơng tin giúp cho cơng chúng có những thay đổi trong nhận thức và hành vi một cách hợp lý để phòng, chống Ung thư

Nếu truyền hình chỉ giúp cơng chúng có những thơng tin và biết về những vấn đề xoay quanh việc phịng chống Ung thư thì chưa đủ, truyền hình cịn có vai trị, trách nhiệm quan trọng và lớn lao hơn đó là làm sao giúp cho người dân có những thay đổi trong nhận thức và mức cao hơn nữa đó là thay đổi trong hành vi. Nghĩa là khi xem những chương trình đó, cơng chúng tự

thấy rất nguy hiểm, nếu khơng thay đổi hành vi đồng nghĩa với việc nguy cơ rình rập tới bản thân mình rất lớn. Khi có suy nghĩ đó, cơng chúng sẽ thay đổi cách sống, sinh hoạt cho phù hợp hoàn cảnh điều kiện. Và chỉ khi làm tốt điều này truyền hình mới thể hiện được hết vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng cuộc tuyên truyền phòng, chống Ung thư – căn bệnh nguy hiểm. Và điều này cũng đồng nghĩa truyền hình nói chung, chương trình truyền hình nói riêng đạt chất lượng, hiệu quả tun truyền.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, trong hội thảo về cách phòng, chống ung thư lần thứ 17 năm 2014 hội thảo diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:

“Ung thư được coi là nỗi sợ hãi kinh hồng nhưng lại khơng mấy ai quan tâm đến việc dự phòng trong khi đây là căn bệnh hồn tồn có thể phịng tránh được.”. Như vậy, ung thư hồn tồn có thể phịng tránh, chế ngự được

nếu như con người có hiểu biết và có những hành động đúng đắn, kịp thời. Vì vậy, việc tuyên truyền các thơng điệp như vậy cùng cách phịng chống ung thư hiện nay cần thiết và cấp bách trên các phương tiện truyền thơng hiện nay nói chung và trên truyền hình nói riêng.

Để làm được điều này, các chương trình truyền hình cần có những nội dung đặc sắc, chân thực, thiết thực về chủ đề, cũng như đa dạng, sinh động về hình thức thể hiện.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 25 - 27)