Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên về bệnh ung thư và vai trò tuyên truyền phòng, chống ung thư trên

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 103 - 107)

tập viên về bệnh ung thư và vai trò tuyên truyền phịng, chống ung thư trên truyền hình

Theo tổng kết năm 2010 mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp chết do Ung thư. Đó là một con số báo động, làm bất an khơng ít người trong xã hội. Trước thực trạng này, Bộ y tế và trực tiếp là nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã có tổ chức những buổi

thơng tin, truyền thơng về vấn đề này. Bên cạnh những điều đáng sợ liên quan đến tính mạng nêu trên, các hội thảo, thơng điệp truyền thông cũng chỉ ra những cánh cửa đáng lưu tâm, suy ngẫm và cần tuyên truyền rộng rãi.

“Phát hiện sớm góp phần điều trị thành cơng bệnh ung thư” là thông điệp mà Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt muốn gửi tới các cán bộ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội thơng qua chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức “phòng và phát hiện sớm bệnh ung ung thư” vào ngày 9/05/2015 tại phịng hội thảo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Cũng trong khn khổ buổi truyền thơng đó, TS. BS Hồng Đình Chân - Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt chia sẻ: “Ung thư là mối nguy thường trực đối với mọi người, nhất là khi môi trường ngày càng ô nhiễm, cuộc sống, công việc nhiều áp lực, khiến ung thư có xu hướng trẻ hóa và tấn cơng đến nhiều người hơn. Ung thư đáng sợ là bệnh nằm trong nhóm các bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời”

Những thông điệp và chia sẻ nêu trên của các bác sĩ và đại diện bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, không chỉ là thông điệp quý báu cho những người dự hội thảo ngày hơm đó mà đó cũng chính là thơng điệp mà mỗi người làm cơng tác truyền thơng nói chung, các phóng viên, biên tập viên của các đài truyền hình nói riêng cần phải nắm rõ để tự mình có những nội dung, cách thức, sự nỗ lực riêng trong tuyên truyền để góp phần giảm thiểu căn bệnh Ung thư trong tồn xã hội.

Chỉ khi mỗi người trong mỗi nhà đài nói chung và những người phụ trách và được giao trực tiếp thực hiện những tin, bài hiểu sâu kỹ về căn bệnh này, hiểu về vai trị, trách nhiệm của truyền hình trong tun truyền về phịng chống Ung thư thì mới có những hành động phù hợp, đúng đắn trong đúng phạm vi, trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Trên cơ sở nhận thức được vấn đề, lãnh đạo nhà đài hay kênh chương trình và trực tiếp là lãnh đạo tổ chức sản xuất chương trình đó cần chỉ đạo để phóng viên có định hướng tác nghiệp, lựa chọn đề tài tuyên truyền.

Tuy nhiên, trong trường hợp khó khăn, cấp thiết, lãnh đạo cần có trách nhiệm và chủ động ra đề tài cho các phóng viên, biên tập viên thực hiện, có như vậy sẽ tránh được sự bị động trong việc chọn lựa đề tài, hoặc “cháy” chương trình mà phải phát lại chương trình cũ.

Để tránh sự bị động đó, lãnh đạo cần tập hợp anh em xây dựng mục tiêu dài hạn cho các phóng viên biên tập viên, nhằm giúp biên tập viên, phóng viên khơng q bị động về cơng việc.

Người lãnh đạo ngoài các kỹ năng lãnh đạo, giúp đỡ phóng viên, biên tập viên, trong việc lựa chọn đề tài, phân bổ đề tài, kiểm duyệt, phát sóng chương trình cũng cần phải nâng cao trình độ kiến thức về y khoa nhằm củng cố phát triển chương trình. Chỉ khi có nhận thức và có kiến thức y khoa nhất định lãnh đạo đài truyền hình, kênh truyền hình mới định hướng, quy hoạch được nội dung tuyên truyền phù hợp nhu cầu xa hội. Chẳng hạn, cần có thêm nhiều những chương trình dành cho những người già từ 55 – 60 tuổi; người trung nhiên từ 40 tuổi – 55 tuổi, đây là lứa tuổi dễ mắc các bệnh về ung thư đặc biệt là các bệnh như sau: (1) đối với phụ nữ cần thông tin nhiều hơn về các bệnh thương gặp u nang buồng trứng; u xơ tử cung; u vú; u tuyến vú ... để họ có thể nhận biết sớm về phương thức ủ bệnh, bệnh, phòng tránh bệnh. (2) đối với nam giới cần cần truyền thơng về phịng chống ung thư phổi; ung thư gan; ung thư thận; ung thư tiền liệt tuyến để họ sớm nhận biết, thăm khám, điều trị sớm vì đàn ơng thường hay ủ bệnh trong giai đoạn này.

Đối với từng nội dung, từng chương trình cụ thể cần có những kế hoạch truyền thơng cụ thể cho từng bệnh, u cầu và có những tạo điều

kiện nhất định, chẳng hạn như giúp liên lạc với các bệnh viện các tuyến, bệnh viện Ung bướu để theo dõi tình hình sự phát triển của các bệnh đang có xu hướng phát triển, khi đó sẽ có 1 chương trình truyền hình cụ thể, thiết thực giúp truyền thơng rộng rãi đến các nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội.

Thực tế cho thấy, truyền thơng chỉ có hiệu quả khi được cơng chúng đón nhận thơng tin, thơng điệp và thay đổi, nhận thức, hành vi (hay nói cách khác là làm theo). Thơng điệp, nội dung chương trình tốt, nhưng cần phải được bố trí phát vào những khung giờ hợp lý mới đạt hiệu quả cao. Lãnh đạo mỗi nhà đài, mỗi kênh truyền hình cần xây dựng và có những quyết định hợp lý cho những thời điểm, thời gian phát sóng phù hợp, có như vậy việc tuyên truyền mới chất lượng và hiệu quả.

Với các kênh truyền hình được nhiều người dân ưa thích, cần tiếp tục sử dụng các kênh này để chuyển tải thông điệp như kênh VTV1, VTV2 của Đài truyền hình trung ương, tiếp đến là đài truyền hình địa phương. Các thơng điệp truyền thơng nên được lồng ghép, phát sau bản tin thời sự, xen kẽ giữa thời gian chiếu chương trình phim truyện, khoảng thời gian phù hợp nhất là từ 19-23 giờ.

- Về phóng viên tác nghiệp

Không chỉ lãnh đạo nhà đài mới cần nâng cao nhận thức về tuyên truyền phịng, chống ung thư mà mỗi phóng viên, biên tập viên truyền hình cũng cần hiểu sâu, nắm chắc về bệnh ung thư, vai trò, trách nhiệm của mình trong tuyên truyền về vấn đề này. Chỉ khi đó, phóng viên mới thực sự là người chủ động trong tác nghiệp. Phóng viên mới tích cực, sáng tạo trong khai thác, tìm kiếm, cân nhắc lựa chọn những đề tài và cách thể hiện phù hợp trong cung cấp thông tin giúp cho cơng chúng có những kiến thức để nhận thức đầy đủ về căn bệnh ung thư và hệ quả của nó đối với con người và xã hội.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 103 - 107)