Có những chính sách khen thưởng, phê bình phù hợp

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 114 - 121)

Trong hoạt động của bất kỳ cơ quan báo đài nào, việc đánh giá chất lượng tin bài để từ đó có chính sách khen thưởng, phê bình hợp lý là một trong những cơng tác quản trị để có thể nâng cao chất lượng các tin bài của phóng viên, biên tập viên.

Lĩnh vực y tế tuy là một mảng chun mơn khó, địi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải đầu tư nhiều kiến thức chun mơn rồi từ đó có phương pháp truyền đạt dễ hiểu cho người xem. Qua những phân tích ở những tiểu mục trên, rõ ràng trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên là những yếu tố tiên quyết góp phần làm nên sự thành cơng cho mỗi tin bài, mỗi chương trình. Vì thế, việc đánh giá chất lượng tin bài, phóng sự, tọa đàm sau khi phát sóng để từ đó có chế độ khích lệ hoặc xử phạt để nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thông là những yêu cầu cấp thiết.

Theo đó, các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm bao gồm những vấn đề sau:

- Tính thời sự của vấn đề: Là một loại hình báo chí truyền thơng nên

bài, phóng sự, tọa đàm đó có bám sát các vấn đề thời sự trong ngành y hay khơng, ví dụ như tỉ lệ các bệnh ung thư về phổi gia tăng nhanh chóng thì cần có những chương trình phản ánh kịp thời, hoặc những phương pháp điều trị ung thư mới ra đời cần được cập nhanh nhan chóng để các bác sĩ cũng như bệnh nhân có thêm thơng tin để nâng cao cơ hội sống khỏe mạnh của mình... sẽ giúp cho các chương trình ln sống động, cập nhật được dịng chảy thơng tin về y học thực hành trong và ngồi nước cho đội ngũ y bác sĩ nói riêng và mọi tầng lớp nhân dân nói chung.

- Tính chun mơn trong các chương trình: Đây là một trong những tiêu

chí quan trọng để đánh giá trình độ của phóng viên/biên tập viên cũng như đảm bảo cho chương trình trở nên đáng tin cậy, đáng theo dõi. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng chuyên mơn địi hỏi người thẩm định cũng phải có kiến thức về y tế nói chung và ung thư nói riêng để đảm bảo sự đánh giá được khách quan, chính xác. u cầu này thực tế là khơng đơn giản, bởi những người quản lý tại các đài truyền hình thơng thường khó có thể có kiến thức chun ngành về từng lĩnh vực cụ thể như vậy. Vì thế, giải pháp được đề ra là nhà đài có thể thành lập riêng một hội đồng cố vấn và thẩm định chun mơn cho những chương trình phát sóng, nhằm có cơ sở để đánh giá chất lượng phóng viên, biên tập viên của mình, đồng thời có thể giúp họ cải thiện chất lượng các chương trình sản xuất sau.

- Số lượng người xem và sự hài lòng của người dân: Những năm gần

đây, nhiều đài truyền hình đã sử dụng phương pháp đo lường, thống kê để đánh giá mức độ phủ sóng và u thích của từng chương trình truyền hình cũng như của toàn kênh. Việc đánh giá này tương đối khách quan và đáng tin cậy để có thể làm cơ sở cho các nhà quản lý

đánh giá được chất lượng các chương trình của nhà đài. Với mục tiêu phục vụ công chúng và lấy sự hài lịng của cơng chúng là tiêu chí đánh giá quan trọng, phương pháp này sẽ góp phần giúp cho các nhà sản xuất, phóng viên, biên tập viên hiểu rõ thực trạng các chương trình của mình, để từ đó có chiến lược và kế hoạch phát triển nội dung hợp lý, hấp dẫn người xem và góp phần nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết của người dân về lĩnh vực này.

Dựa trên các tiêu chí đó, các nhà quản lý có thể đề ra chính sách khen thưởng phù hợp để hỗ trợ, khích lệ đội ngũ phóng viên, biên tập viên dần dần nâng cao chất lượng chương trình, đồng thời có những phương pháp giảm thiểu những sản phẩm làm qua loa, cẩu thả, không đảm bảo chuyên môn.

Tiểu kết chương 3

Cơng tác truyền thơng về phịng, chống ung thư là một trong những nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với rất nhiều người bệnh và cả cộng đồng. Trong bối cảnh bùng nổ truyền thơng với hàng loạt kênh truyền hình mới ra đời, cùng với sự tham gia của mạng xã hội vào đời sống của người dân, nhu cầu truyền thơng về phịng chống ung thư khơng chỉ dừng lại ở sự cần thiết, tính thời sự mà cịn đặc biệt ở sự chính xác, khoa học, đáng tin cậy.

Trong khi rất nhiều người dân cịn mơ hồ, khơng có kiến thức về lĩnh vực y học thì việc đẩy mạnh cơng tác truyền thơng, qua nhiều phương tiện nghe nhìn đọc, càng trở nên cấp bách. Bởi lẽ, rất nhiều người dân do thiếu thông tin, không biết cách sử dụng các công cụ mạng xã hội, hồn tồn có thể trở thành những người bệnh tưởng thông minh nhưng lại hoàn toàn sai phương pháp. Nhiều mạng xã hội hiện nay còn đưa tin theo lối: các mẹo chữa ung thư, uống các loại lá thảo được này sẽ đánh sạch bay các nguy cơ ung thư, chữa bệnh bằng nhiều phương pháp mê tín, thần bí... đang khiến cho người bệnh có thể thêm hoang mang, khơng biết tin vào nguồn nào, từ đó dẫn đến việc điều trị sai phương cách, ảnh hưởng tới sức khỏe và nguồn tài chính của chính bản thân họ.

Các kênh truyền hình, với lợi thế đặc biệt về âm thanh, hình ảnh, và độ chính danh của mình, hồn tồn có thể trở thành nguồn tin sinh động, đáng tin cậy để hỗ trợ cho người bệnh phương pháp phịng chống và điều trị ung thư an tồn, hiệu quả.

Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp, khơng phải phóng viên, biên tập viên hay nhà quản lý tại các đài truyền hình đều có trình độ hiểu biết về y tế nói chung và ung thư nói riêng nên việc đảm bảo chất lượng các chương trình truyền hình chuyên biệt này là một vấn đề không đơn giản.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực tiễn ở chương 2, chương 3 của luận văn đã biện luận, tổng hợp chỉ ra những vấn đề lớn đặt ra trong công tác tuyên truyền về phịng, chống Ung thư trên truyền hình hiện nay; từ đó kiến giải những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tuyên truyền về phịng, chống Ung thư trên truyền hình trong thời gian tới. Cụ thể, các giải pháp tập trung vào đề xuất: nâng cao trình độ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên về lĩnh vực y tế và kỹ năng truyền thông điệp, tăng cường hợp tác với đội ngũ y bác sĩ có chun mơn sâu, tích cực gia tăng các chương trình hợp tác khai thác nội dung với các kênh truyền hình nước ngồi hay các bác sĩ quốc tế, đánh giá nhu cầu thực tế của công chúng, đo lường và giám sát chất lượng các chương trình sau mỗi lần phát sóng, có cơ chế khen thưởng xử phạt rõ ràng với những người làm chương trình...

Với một số giải pháp như vậy, hy vọng trong tương lai, các chương trình truyền hình về phịng chống và điều trị ung thư của các đài truyền hình nước ta sẽ có sự thay đổi đáng kể về nội dung và chất lượng, đem đến cho người bệnh những kiến thức y học đáng tin cậy, bổ ích, đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt cũng hỗ trợ chính đội ngũ y bác sĩ cập nhật thêm kiến thức để có thể nâng cao tay nghề chun mơn, phục vụ và chăm sóc người bệnh mỗi ngày một tốt hơn. Chỉ khi đó, vai trị của truyền thông mới thực sự được làm rõ và thể hiện tính hiệu quả của mình trong việc cải thiện chất lượng sống, đem lại tri thức cho người dân và giúp cho các hoạt động truyền thơng nói chung của đất nước ngày càng trở nên phong phú, chất lượng và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, truyền thông sức khỏe được xem như một biện pháp hiệu quả để giúp người dân thay đổi hành vi, tích cực, chủ động dự phịng bệnh tật. Để thực hiện tốt công tác truyền thơng sức khỏe, báo chí, đặc biệt là truyền hình, góp phần khơng nhỏ trong việc chuyển tải thông tin đến người dân một cách rộng khắp và đồng thời.

Trong thời gian qua, nhiều kênh truyền hình đã góp phần phổ biến nhiều kiến thức về sức khỏe giúp người dân nhận biết được tình hình dịch bệnh và phịng chống hiệu quả bệnh tật, phát hiện, phòng ngừa và điều trị ung thư, liên tục đưa tin về về các biện pháp dự phòng bệnh tật, thực hành lối sống lành mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân; biểu dương những thầy thuốc, cơ sở khám chữa bệnh tích cực và có thành tích trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Về hình thức, các kênh truyền hình này đều đã chú ý đến cách thức thể hiện, cách xây dựng hình ảnh, làm phim ngày càng mang phong cách hiện đại, dẫn dắt những câu chuyện thực tế, chứa đầy hơi thở của cuộc sống.

Về nội dung, những tin bài mang tính thời sự, cập nhật nhanh chóng những thành tựu y học trong phòng chống và điều trị ung thư, đồng thời gia tăng nội dung cảnh báo, hướng dẫn người dân trong việc chủ động giữ gìn lối sống lành mạnh, phịng chống ung thư và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Quá trình khảo sát của luận văn đã chỉ ra những thành công cũng như những bất cập trong hoạt động truyền thơng về phịng chống ung thư, đồng thời cũng đưa ra những nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình, sản phẩm truyền hình nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của các kênh truyền hình trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Ngồi việc nắm vững chun mơn và bám sát tính thời sự, các nhà báo, phóng viên y tế cũng cần hiểu rõ hơn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ của người làm truyền thơng, mà thực sự cịn là mệnh lệnh, đạo đức của của cuộc sống..

Do những hạn chế về mặt thời gian và trình độ nghiệp vụ nên luận văn chắc chắn cịn nhiều sơ suất, thiếu xót, lỗi nghiệp vụ chun mơn. Nhưng thiết nghĩ đây là vấn đề cần thiết nhằm đáp ứng công tác truyền thông sức khỏe trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả rất mong sẽ nhận được sự góp ý quý báu cần thiết của các chuyên gia, các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo của bản thân.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 114 - 121)