Chất lượng các chương trình truyền hình về phịng, chống ung thư chưa đảm bảo, nhu cầu của khán giả và sự cạnh tranh ngày càng gay

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 101 - 103)

thư chưa đảm bảo, nhu cầu của khán giả và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các loại hình báo chí địi hỏi chất lượng những chương trình truyền hình được nâng cao hơn nữa

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phịng được; 1/3 số ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; 1/3 số ung thư cịn lại có thể kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực.

Tại Việt Nam, trên 80% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn muộn chủ yếu là do chưa có hiểu biết đúng về phịng và phát hiện sớm bệnh ung thư. Vì vậy, cơng tác truyền thơng phịng chống ung thư cho người dân nhằm nâng cao nhận thức để thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe, phát hiện sớm và điều trị tích cực là một trong những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng quan tâm đúng mức.

Có thể nói, với sự phát triển khoa học và công nghệ như vũ bảo vào những năm cuối thập niên này,những sản phẩm công nghệ mới phát triển rầm rộ đã đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống, nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực; đặc biệt là lĩnh vực thông tin truyền thông. Hệ thống thông tin điện tử, trực tuyến, các website của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được phát triển mạnh mẽ, góp phần tăng cường mối quan hệ, giao lưu, hợp tác phát triển ở nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học cơng nghệ, y tế, giáo dục, giải trí, con người có trong tay nhiều cơng cụ để chia sẻ thơng tin của mình qua blog, website, diễn đàn, qua các trang mạng xã hội như facebook, youtube, twitter...

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, được tiếp sức bởi các loại công nghệ tiên các phương tiện thông tin hiện đại đã giúp cho thế giới xích lại gần nhau một cách nhanh chóng hơn. Đặc biệt, công nghệ truyền thông internet đang phát triển như vũ bão, tạo nên những siêu lộ thơng tin có dung lượng lớn và tốc độ cao, chuyển tải mọi thơng tin một cách nhanh chóng.

Truyền hình là 1 loại hình truyền thơng đại chúng, giờ bị cạnh tranh gay gắt với các loại hình truyền thơng khác, nếu không thay đổi nhận thức, cách thơng tin thì sẽ mất thị phần cơng chúng…

Mặt khác, giờ nhu cầu của công chúng rất cao và rất hiện đại…. nếu khơng đổi mới cách thức tun truyền thì cơng chúng sẽ tiếp nhận thơng tin từ nguồn khác.

Nhằm hỗ trợ thơng tin cho bệnh nhân trong việc dự phịng, thăm khám và điều trị, thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương đã lập các chuyên mục, chuyên đề riêng về phòng chống và điều trị ung thư, với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế. Riêng trong lĩnh vực truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam từng có kênh 02TV chun về lĩnh vực y tế - sức khỏe với nhiều chương trình, thời lượng phát sóng về ung thư. Các kênh đài địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh... đều có những chun mục tương tự nhằm nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh ung thư cũng như những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, khơng phải chương trình nào cũng được thực hiện với chất lượng chuyên môn cao, đáng tin cậy, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như trình độ đội ngũ tư vấn, khả năng dẫn dắt vấn đề của đội ngũ biên tập viên/phát thanh viên, quá trình lựa chọn những câu hỏi, tình huống, xây dựng kịch bản, thơng tin chưa cập nhật với những thay đổi mới của ngành y trong lĩnh vực phòng chống và điều trị ung thư...

Vì vậy, các chương trình này cần được đầu tư ưu tiên xây dựng và phát triển nội dung để có thể đem đến những sản phẩm tư vấn truyền thơng có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 101 - 103)