Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 88 - 100)

2.3.3.1. Nhận thức về vấn đề tuyên truyền phòng, chống Ung thư chưa được toàn diện

Thực tế trong thời gian qua cho thấy, bệnh lý ung thư ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo báo cáo trên thế giới hiện nay ở cả nước 125.000 người bệnh mắc mới trong đó có 90.000 người bệnh mắc bệnh là tử vong. Khi khi mắc bệnh, phát hiện muộn sẽ rất khó khăn trong diều trị, cứu chữa. Nguy hiểm là vậy nhưng việc tuyên truyền về căn bệnh này thời gian qua trên truyền hình mặc dù cũng được quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa trở thành chiến lược của nhà Đài.

Như khảo sát ở các phần trước cho thấy, trong một năm cả 3 đài với 4 chương trình chỉ có 107 chương trình, trung bình mỗi đài phát 30 chương trình/năm, trong số hàng ngàn chương trình của hàng chục kênh của mỗi Đài thì số lượng này là cịn ít.

Biên tập viên Ngô Thu Lan (kênh O2TV) cho rằng: “Hiện nay vấn đề

Ung thư đã lan tràn và trở thành nỗi đau đớn, sợ hãi của biết bao gia đình nhưng với khơng ít cơ quan truyền thơng trong đó có các Đài truyền hình, việc tuyên truyền vấn đề này chưa trở thành chiến lược của Đài. Nếu nhà Đài chưa thấy được hết tầm quan trọng thì cơng chúng rộng rãi cũng chưa thấy

được nguy cơ ngay sát sườn để phòng chống, chống đỡ như vậy việc tuyên truyền về phòng chống Ung thư còn chưa thỏa đáng; trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, của các Đài truyền hình chưa thực hiện đầy đủ.”.

Cũng do chưa nhận thức chưa hết về bệnh Ung thư và những hệ lụy có bệnh để lại nên việc chủ động, liên tục trong định hướng đề tài và chiến lược truyền thơng về phịng, chống Ung thư ở các Đài, các kênh truyền hình triển khai cịn chậm, thiếu tính thời sự. Phần nhiều chương trình được họp và triển khai lên kế hoạch chương trình từ mãi đầu năm. Tính nóng hổi, thời sự của vấn đề chưa được liên tục cập nhật. Ngoài ra, kinh nghiệm về cơng tác tun truyền phịng chống ung thư cịn bị động, chạy theo xu thế xã hội, không tự chủ nhiều trong việc tổ chức sản xuất chương trình. Theo Biên tập viên Trần Thị Thu Hương – Chịu trách nhiệm về nội dung chương trình Sống khỏe mỗi

ngày (VTV2): “Các chương trình đều theo chỉ đạo, lãnh đạo từ cấp trên. Một số chương trình đã được hoạch định sẵn từ đầu năm, mọi kiến thức về ung thư, phòng chống ung thư đều phải tự học hỏi nghiên cứu qua các sách, báo y khoa hoặc qua bác sĩ chuyên khoa nên còn hạn chế. Các vấn đề về Ung thư nổi bật đề phải liên hệ xin ý kiến của các bác sĩ rồi mới được duyệt của cấp lãnh đạo cao hơn xem có khả thi khi thực hiện và phát sóng.”

Mặt khác, liên quan đến Ung thư còn rất nhiều vấn đề xoay quanh, do chưa nhận thức một cách đầy đủ, chuyên sâu về căn bệnh này nên tuyên truyền nội dung nào nhiều, nội dung nào ít, tun truyền ở góc độ nào cũng chưa được nhận thức và chỉ đạo đầy đủ vì vậy mà đã dẫn tới hiện tượng khơng ít Đài, khơng ít kênh việc cân đối giữa các nội dung chưa được rõ, thiên lệch trong tuyên truyền. Điều này dẫn tới sự nhàm chán trong thông tin, sự hụt hẫng khi chờ đón những thơng tin cần thiết nhưng khơng thấy ở khán giả.

2.3.3.2. Trình độ, cách thức tác nghiệp của đội ngũ phóng viên chưa chuyên sâu và chuyên nghiệp

Điều này thể hiện ở việc phóng viên về y tế nói chung và phóng viên có những tác phẩm truyền thơng về phịng, chống Ung thư nói riêng chọn đề tài và xử lý thông tin cũng như lựa chọn cách thể hiện chưa thật linh hoạt. Điều này thể hiện ở việc các chương trình đa số phụ thuộc vào bác sĩ, nguồn tài liệu, kiến thức, sự chỉ đạo của lãnh đạo của cấp trên, đội ngũ phóng viên khơng chủ động được cơng việc và công việc cũng không chuyên sâu, chuyên nghiệp là như vậy.

Qua khảo sát cho thấy đội ngũ phóng viên thực hiện các tác phẩm về y tế và phòng chống Ung thư đều khơng có nhiều kiến thức chun mơn về y khoa, chủ yếu chỉ có kiến thức về báo chí, báo chí truyền hình chính vì vậy mà những tác phẩm về y tế về phòng chống ung thư nhiều khi chưa sâu. Cụ thể như biên tập viên Thu Hương trong “Sống khỏe mỗi ngày” (VTV2) trình độ đại học Học viện Báo chí Tuyên truyền; Biên tập viên Thu Lan, Kim Xuân trong “Giờ chiến thắng Ung thư” (O2TV) trình độ thạc sĩ Học viện Báo chí và Tun truyền; Thu Hồn trình độ đại học trường Đại học Xã hội và Nhân văn,... Phần lớn các phóng viên, biên tập viên chuyên trách này đều tốt nghiệp ngành báo chí, chưa có một q trình nghiên cứu, học tập về y tế vì vậy mà việc thể hiện mang tính khoa học về bệnh Ung thư đơi khi cịn thiên cưỡng, chủ quan.

Phần lớn các chương trình khảo sát đều được thực hiện dưới dạng thức tọa đàm – nghĩa là chương trình có một người dẫn tham gia đặt câu hỏi, giao lưu với khách mời. Ngồi chương trình Giờ chiến thắng Ung thư do biên tập viên Thu Lan, người trực tiếp tìm đề tài, xây dựng kịch bản và đảm nhận làm người dẫn kết nối ln thì các chương trình cịn lại phần nhiều người dẫn được mời dẫn kịch bản mà người khác đã viết. Qua khảo sát cho thấy, người

dẫn trong các chương trình nhìn chung khá đồng đều về hình thức. Mỗi chương trình có 2 – 3 người dẫn luân phiên. Tuy nhiên, phần nhiều trong số họ chưa có kinh nghiệm về y khoa, nên chủ yếu họ chỉ đọc ra câu hỏi đã được chuẩn bị trong kịch bản vì vậy mà nhiều khi phần tọa đàm, giao lưu khiến người xem thấy thiếu linh hoạt, bị cứng. Ví dụ như chương trình Sống khỏe

mỗi ngày (VTV2) dẫn chương trình là biên tập viên Thu Hằng và Hoài Đàm,

đây là hai người dẫn trẻ mới vào nghề kiến thức y khoa cịn hạn chế. Phóng viên Hồi Đảm đã tự nhận xét về cơng việc của mình: “MC chương trình tuy

là xuất thân từ Báo chí ra nhưng nghiệp vụ chuyên môn về kiến thức Y học cịn nhiều hạn chế vì vậy khi lên kịch bản chương trình, cũng như trong quá trình tác nghiệp dẫn chương trình có nhiều thiếu sót.”

Chương trình Giờ chiến thắng ung thư (O2TV) có 2 người dẫn là biên tập viên Thu Hoàn và Thu Lan, đây là những người dẫn đã có thâm niên “lên” sóng lâu hơn so với người dẫn chương trình Sống khỏe mỗi ngày (VTV2) nhưng theo họ kiến thức về chuyên môn, nhất là kiến thức y khoa của họ vẫn chưa thật phong phú và sâu sắc để dẫn chương trình tốt hơn nữa. Biên tập viên Kim Xuân (VTV1) chia sẻ: “Chủ yếu là chỉ đọc ra câu hỏi, giao lưu tọa

đàm vẫn còn theo kịch bản dựng sẵn vì vậy nhiều khi nội dung câu chuyện chưa thật như mong mỏi”. Chương trình Lắng nghe cơ thể bạn (HTV) phần

dẫn được thực hiện bởi MC người mẫu Thúy Hằng, MC diễn viên Ốc Thanh Vân. Có thể thấy đây là những người được công chúng yêu mến ở các lĩnh vực khác như thời trang, điện ảnh, kịch, sâu khấu hài, và là các MC chương trình giải trí được nhiều người yêu mến nhưng khi tham gia dẫn các chương trình về sức khỏe, do là người có kiến thức hạn chế về chuyên mơn y khoa vì vậy mà phần dẫn trong những chương trình này nhiều khi chưa thật phù hợp, phần nhiều họ vẫn bị “căng cứng” do chỉ đọc theo kịch bản của chương trình có sẵn mà rất ít có sự giao lưu với khách mời hay khán giả trường quay.

Cùng với những nguyên nhân từ đội ngũ MC – những người dẫn các chương trình tọa đàm như nêu trên; hạn chế của khơng ít chương trình cịn thể hiện ở đội ngũ những phóng viên khơng xuất hiện trên hình – những người “âm thầm” đứng sau màn hình – họ là người làm nên những phóng sự, những bài phản ánh, những “linh kiện” cho các chương trình tọa đàm. Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề, cách kết cấu câu chuyện, cách lựa chọn hình ảnh cho tác phẩm. Qua khảo sát, có thể khái quát nguyên nhân của những tác phẩm vẫn cịn trùng lắp về hình ảnh, ý tưởng thể hiện đó như sau:

Thứ nhất, ung thư là một căn bệnh hiểm nghèo, hình ảnh của các nhân vật, đặc biệt là những hình ảnh bệnh nhân ở những giai đoạn cuối của bệnh khi đưa vào chương trình khơng được đẹp. Nhưng nhiệm vụ và trách nhiệm của phóng viên là làm sao và làm như thế nào để tuyên truyền về việc phịng, chống ung thư cho mọi người dân thơng qua các kênh truyền thơng trong một dung lượng chương trình dài. Vì vậy, hình ảnh thiếu nên nhiều lúc phóng viên phải trám đi, trám lại khung hình nhiều lần đối với 1 nhân vật, một vấn đề.

Hai là, khi quay một chương trình nhiều phóng viên chịu trách nhiệm thực hiện tác phẩm đó gặp phải sự rủi ro đáng tiếc là do trong quá trình ghi hình nhân vật, khi mới bắt đầu nhân vật còn khỏe tiến triển tốt đột nhiên sức khỏe xấu đi nhanh chóng. Điều này tạo áp lực đối với nhân vật và ekip quay chương trình. Tình huống xấu hơn đó là sự “ra đi” của bệnh nhân là chương trình bị hủy hoặc phải thay đổi kịch bản nhưng do trình độ, kỹ năng chưa nhuần nhuyễn nên việc xử lý tư liệu đã có chưa được linh hoạt nên chất lượng chương trình chưa như mong mỏi.

Ba là, phóng viên chưa thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến bệnh Ung thư, chưa có điều kiện cập nhật về các máy móc kỹ thuật hiện đại trong nước và trên thế giới để có thể giới thiệu về các phương pháp phòng,

chống phát hiện sớm ung thư qua các máy móc đó một cách khách quan, hiệu quả. Khơng ít chương trình về phịng chống Ung thư nhưng lại giống như giới thiệu về loại kỹ thuật máy, không liên kết một cách mạch lạc với căn bệnh đang nói tới. Ngồi ra, do kiến thức về y khoa còn hạn hẹp nên để tài về phòng, chống Ung thư ở các chương trình khảo sát cịn trùng lặp, chưa đa dạng. Phần nhiều chương trình mới chỉ dừng lại ở tun truyền phịng chống căn bệnh ung thư bằng liệu pháp ăn, uống phù hợp, vận động tập thể dục là chủ yếu chứ chưa giới thiệu, trình bày được các liệu pháp trị liệu tiên tiến trong nước và trên thế giới.

Ngoài ra, nguyên nhân của những hạn chế của các chương trình truyền hình tun truyền về phịng chống Ung thư đó là khả năng lường trước và xử lý những tình huống khó khăn trong q trình tác nghiệp với những đối tượng đặc biệt – đó là những người bệnh nặng của một số phóng viên chưa linh hoạt, chưa tốt. Chẳng hạn, khi thực thiện chương trình khơng phải chương trình nào cũng được quay tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay những bệnh viện tỉnh lớn trong cả nước mà. Có những chương trình phóng viên, ekip đồn phải trèo rừng lội suối xuống bản làng để quay những thước phim quý về nhân vật. Tuy nhiên trong quá trình quay ngồi vấn đề về địa lý cản trở cịn có những vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Lúc khỏe lúc yếu để có thể tiếp tục quay. Lúc đang quay thì bệnh nhân trở bệnh nặng rồi qua đời, phóng viên trở nên lúng túng khơng biết xử lý tiếp ra sao. Không chỉ vậy, người dân ở các vùng núi, làng bản ít tiếp xúc với cơng nghệ hiện đại khi phóng viên tác nghiệp họ cịn khơng đồng ý để quay tạo sự khó khăn. Tuy có những người đồng ý nhưng do phong tục tập quán cũng như giao tiếp xã hội hạn chế nên đoàn làm phim cũng vất vả trong việc chọn lựa hình ảnh để biên tập, dựng hình.

2.3.3.3. Cơ chế và cách thức tổ chức sản xuất chương trình tun truyền phịng, chống Ung thư cịn bất cập

Có thể nhận thấy điều đó ở đây rất rõ ràng. Ngồi chương trình “Giờ chiến thắng Ung thư” (O2TV) là chương trình được xã hội hóa 100% (nghĩa

là nguồn kinh phí thực hiện chương trình được đối tác bên ngồi đài tài trợ) thì các chương trình cịn lại trong diện khảo sát là chương trình được thực hiện từ nguồn kinh phí của đài. Có lẽ đó là một trong nhiều ngun nhân khiến chương trình Sống khỏe mỗi ngày (VTV2), Giờ chiến thắng ung thư (O2TV), Cuộc chiến chống ung thư (VTC) nội dung ít có sự cải tiến, fomat chương trình cịn “dập khn” khn mẫu, thiếu sự sáng tạo đổi mới, nhiều lúc cịn đi vào lối mịn bởi việc thơi thúc trước sự cạnh tranh với các chương trình khác là khơng có. Nghĩa là các chương trình được làm ra, chỉ cần đúng về nghiệp vụ, không sai định hướng là đủ điều kiện phát sóng. Vì vậy, phóng viên nhiều khi chỉ đảm bảo bài vở đạt ngưỡng đơn giản đó là dừng mà ít khi bị thôi thúc phải sáng tạo, phải thay đổi nâng cao chất lượng chương trình.

Ngồi cơ chế cịn bất cập như nêu trên, quy trình, cách thức tổ chức các chương trình về phịng, chống Ung thư cũng cịn những khn mẫu, mất thời gian về liên hệ công việc. Việc đầu tư, phản biện về đề tài cho mỗi chương trình chưa được dành nhiều thời gian. Khơng ít trường hợp phóng viên thì tự tin vào mình q, khơng có những trao đổi một cách cầu thị với các bác sĩ – các chuyên gia y tế; còn ngược lại, các bác sỹ lại tin tưởng các phóng viên giỏi nghề nên khơng can thiệp vào nghiệp vụ của họ. Chính sự tin tưởng vịng quanh như vậy nên dẫn tới chất lượng một số chương trình chưa như mong mỏi, mới chỉ dừng lại ở sự phản ánh đơn thuần, thiếu những đề tài “gai góc”, có vấn đề về nghiệp vụ…. Mặt khác, một tình trạng nữa xảy ra đó là nhiều chương trình “na ná” nhau về đề tài và cách thể hiện.

Cụ thể như sau:

PHÓNG VIÊN

Chủ động - Tên chương trình - Nội dung

Liên hệ

BỆNH VIÊN Giới thiệu - Phịng tổ chức

- Công tác xã hội Đưa

GIÁM ĐỐC DUYỆT Chuyển xuống

KHOA Gặp gỡ - Bác sĩ trưởng khoa

Chuyển xuống

ĐIỀU DƯỠNG (BS. CHUYÊN TRÁCH) Đưa

Phóng viên đi quay Liên hệ - Bệnh nhân

- Xem các thủ tục hành chính - Cam kết Dựng Duyệt - Cấp phịng - Bác sĩ trưởng Khoa - Giám đốc bệnh viên

Duyệt phát sóng - Lãnh đạo đài

Phát sóng

Sơ đồ 2.1: Quy trình chung trong sản xuất các chương trình truyền hình

về phịng chống ung thư trong các chương trình khảo sát

2.3.3.4. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ chưa thỏa đáng

Qua khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến chương trình về phịng chống Ung thư chất lượng chưa như mong mỏi là do chế độ khen thưởng, đãi ngộ chưa thỏa đáng nên chưa khuyến khích được thật nhiều sự nỗ lực của phóng viên thực hiện các chương trình tun truyền về phịng

chống Ung thư ở các Đài cũng như chưa khuyến khích được sự nỗ lực trong tìm tịi cách thức thể hiện chương trình. Có thể thấy để quay được một chương trình về ung thư, phịng chống ung thư người quay phim, ekip làm chương trình đều rất khó khăn vất vả. Có những số chương trình để ghi được hình ảnh quay phim, ekip đã phải làm việc trong 2 tuần liên tục. Hay để tìm và thực hiện một đề tài khó, người quay, ekip chương trình phải tự liên hệ đến người bệnh. Với những chương trình mà nhân vật là người bệnh ở gần thành phố, trong bệnh viện tuyến trung ương (tại TP. Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh) thì cơng việc liên hệ có phần dễ dàng hơn, nhưng để có được những “đúp” hình chân thực với cuộc sống thực của họ ở quê nhà dù hình ảnh chỉ cần dung lượng rất ngắn nhưng ekip làm phim vẫn phải đi về những bản làng vùng xa, vùng núi, hải đảo để ghi lại những hình ảnh đó để diễn tả đời sống nhân vật.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w