Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng chống ung thư

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 108 - 113)

phải, theo dõi quá trình đối với những bệnh lý này, đề xuất các lựa chọn đề tài phù hợp với cơng chúng đối với từng kênh, từng chương trình, từng thơng điệp của chương trình một cách cụ thể.

Ngồi ra bộ phận nghiên cứu đưa ra được những rating những chương trình được sự đánh giá cao đối với mỗi chương trình nhằm giúp lãnh đạo định hướng chương trình tăng lượng người xem chương trình. Như vậy sẽ tránh được sự trùng lặp, giống nhau ở các chương trình, các kênh của các Đài truyền hình.

3.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng chốngung thư ung thư

Bản chất của hoạt động tuyên truyền về phòng chống ung thư là việc truyền bá thông tin về ung thư để mong muốn giúp đông đảo công chúng hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có những thái độ, suy nghĩ, tâm lý, hành vi tích cực trong bảo vệ sức khỏe và đối phó với căn bệnh hiểm nghèo một cách khoa học hiệu quả nhất. Nhưng làm sao để qua những sản phẩm truyền hình người xem hiểu, nhận thức, thay đổi hành vi và làm theo những

chỉ dẫn một cách tự giác, tích cực? Điều này phụ thuộc khơng nhỏ vào chất lượng, cách trình bày, thuyết phục của thơng điệp, của sản phẩm đó.

Thực tế qua khảo sát ở chương 2 đã cho thấy rõ, thơng điệp, chất lượng khơng ít các chương trình truyền hình tun truyền về phịng, chống ung thư thời gian qua còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức thể hiện. Nội dung chưa thật đa dạng, cịn thiếu chiều sâu, thiếu góc nhìn sáng tạo; hình thức tuyên truyền đơn điệu, khuôn mẫu... Để khắc phục điều này, đổi mới nội dung và hình thức tun truyền về phịng chống ung thư trên truyền hình là việc làm cấp thiết.

- Về nội dung tuyên truyền:

Đề tài lựa chọn cần đa dạng, phong phú. 6 nội dung đã được trình bày ở chương 1 và 2 trong tuyên truyền về phòng chống ung thư nên tiếp tục được khai thác phản ánh. Các đề tài đó là: Đề tài tuyên truyền về phòng chống ung thư cần xoay quanh các nội dung cơ bản đó là: (1) Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của nhà nước về phòng chống ung thư; (2) Tuyên truyền về những biểu hiện của bệnh ung thư; (3) Tuyên truyền về cách thức, kinh nghiệm trong phòng chống ung thư (cách ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tối đa mắc căn bệnh nan y này và hướng dẫn cách chống chọi để giảm thiểu rủi ro về suy kiệt sức khỏe và tài chính khi mắc căn bệnh này); (4) Tuyên truyền về những điển hình tiêu biểu trong cơng tác phịng chống ung thư; (5) Tuyên truyền về những thành tự công nghệ, kỹ thuật trong phòng, chống ung thư... Tuy nhiên, để hấp dẫn, thuyết phục hơn trong tuyên truyền so với thời gian qua, thời gian tới, trên cơ sở những phạm vi đề tài đó, mỗi phóng viên cần linh hoạt để chọn ra được những góc độ, những chi tiết, câu chuyện thiết thực, với những nhân vật điển hình hơn. Chỉ khi sử dụng những con người tiêu biểu, với những câu chuyện cụ thể,chân

xác, đặc sắc thì sức nặng của việc tuyên truyền mới được đẩy lên cao, khi đó sự thuyết phục sẽ rõ ràng hơn.

Cùng với việc tuyên truyền độc lập theo hướng: xong chương trình nào là dứt chương trình đó, việc nghiên cứu tuyên truyền theo vệt, tập trung mạnh vào một chủ đề, nhưng được phán ánh, phân tích ở nhiều các góc độ khác nhau, từ nhiều địa bàn khác nhau, trong thời gian dài... cũng là một giải pháp góp phần gia tăng sức mạnh tuyên truyền. Việc tuyên truyền sâu, đậm, thời gian dài về một chủ đề sẽ khiến người xem nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, của căn bệnh đang được nói tới... khán giả sẽ dễ dàng trong tiếp nhận thông tin (hiểu sâu về vấn đề đang được đề cập), dễ dàng nâng cao nhận thức, từ đó thơi thúc hành vi thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Bên cạnh đó, lãnh đạo và phóng viên của các đài truyền hình nói chung và những nhà báo đang thực hiện những chương trình truyền hình về phịng, chống ung thư ở 3 đài thuộc diện khảo sát nói riêng cần có những nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi hành vi phòng, chống ung thư trên cơ sở đó xây dựng chiến lược truyền thơng thích hợp hơn cho từng nhóm đối tượng.

Hiện nay, phần nhiều người dân mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi hành vi phịng chống ung thư – mà đây là giai đoạn có đặc trưng nổi bật là thiếu kiến thức. Chiến lược truyền thông trong giai đoạn tới cần tập trung nỗ lực vào cung cấp thông tin và giáo dục, truyền thông liên tục và rộng rãi nhằm trang bị, nâng cao hơn nữa kiến thức về phòng, chống ung thư cho đại đa số người dân. Ngồi ra, các nhà đài, các phóng viên, biên tập viên truyền hình cần khai thác thêm các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh khác nữa để làm giàu hơn thơng tin, sự tác động của chương trình truyền hình của mình.

Việc xây dựng nội dung tuyên truyền cần đặc biệt cân nhắc các yếu tố nhân khẩu học, trình độ học để thiết kế được chương trình phù hợp và đến được với nhóm đối tượng có hiểu biết thấp về ung thư.

Nội dung tuyên truyền cần tiếp tục ưu tiên cho các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam hiện nay; tập trung vào nguyên nhân/các yếu tố nguy cơ gây ung thư, các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư, các biện pháp phòng ngừa, các dấu hiệu/biểu hiện của một số loại ung thư phổ biến, các địa chỉ tin cậy để khám và điều trị khi có dấu hiệu/biểu hiện nghi ngờ ung thư.

-Về hình thức tuyên truyền:

Cần tìm tịi, đổi mới trong cách thể hiện đề tài, cách đưa tin trong các chương trình truyền thơng về phịng, chống ung thư trên các kênh thuộc diện khảo sát. Tránh sự khuôn mẫu tin, bài nào cũng giống nhau chỉ là khác bệnh. Cần phải đưa thông tin cho đối tượng người xem các chương trình, hay đối tượng cần truyền thơng bằng những hình thức đưa tin khác nhau như chú trọng thơng tin mang tính chỉ dẫn cao, hạn chế thể hiện tin, bài mang tính kể lể, tường thuật lại câu chuyện. Ngoài ra cần sử dụng nhiều hơn các thơng tin mang tính giải thích, phân tích, điều tra, thơng qua phân tích, lập luận của bản thân nhà báo hoặc phân tích bởi người khác, nhân vật khác có liên quan đến câu chuyện đang được đề cập tới.

Qua khảo sát chương 2 cũng cho thấy, việc lựa chọn, khai thác âm thanh, đặc biệt tiếng động hiện trường còn đơn điệu, nhiều khi thiếu sự “chắt lọc” chẳng hạn còn để lọt tiếng đơng ngồi hiện trường trong các khn hình khi thực hiện phỏng vấn… Để khắc phục điều này ngay khi thực hiện tại hiện trường, phóng viên phải cân nhắc ghi hình ở góc độ nào để có âm thanh chất lượng nhất; và khi dựng hậu kỳ cần chau chuốt kỹ lưỡng để có một sản phẩm đảm bảo về âm thanh.

Với truyền hình, hình ảnh đóng vai trị quan trọng, là “chính ngơn” – ngơn ngữ chính để truyền đạt nội dung thơng tin. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát ở chương 2 đã cho thấy, hình ảnh lựa chọn chưa thật điển hình, đơn điệu, thiếu sáng tạo, khơng ít trường hợp hình ảnh chưa lột tả được nội dung chính của tác phẩm… Để khắc phục tình trạng này, ngồi việc chú tâm đến lựa chọn đề tài, viết lời cho tác phẩm thì việc quan tâm đến lựa chọn, khai thác ngơn ngữ hình ảnh rất cần thiết, chỉ khi đó những sản phẩm truyền hình mới hồn hảo cả về hình ảnh và âm thanh góp phần đắc lực trong việc tun truyền về phịng, chống Ung thư – giúp người xem dễ dàng tiếp nhận thơng tin, dễ hiểu, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi một cách phù hợp, đúng đắn.

Về lựa chọn thể loại, dạng thức thể hiện chương trình cũng cần quan tâm lựa chọn sao cho phù hợp. Hiện nay, như khảo sát ở chương 2, dạng thức chủ yếu là tọa đàm, trò chuyện trao đổi. Thực tế dạng thức này cũng có những ưu điểm là những khách mời trong chương trình chính là các bác sĩ, các chun gia lĩnh vực y tế sẽ trao đổi, tư vấn trực tiếp, chính xác về bệnh và cách điều trị bệnh. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc, linh hoạt, trong nhiều năm liền, nhiều số liên tục, đều duy trì một cách thể hiện có thể lại khơng hiệu quả. Ngồi việc tuân thủ khung fomat chương trình định sẵn, tùy thời điểm, tùy vào nội dung của vấn đề mà nhà báo lựa chọn, sử dụng thể loại nào, dạng thức nào thể hiện sao cho phù hợp nhưng phải sinh động, hấp dẫn. Chẳng hạn, với những vấn đề lớn, phức tạp mà lại dùng thể loại tin để thông tin chưa chắc phù hợp; hay ngược lại: vấn đề nhỏ, chỉ cần thể loại tin để chuyển tải nhưng lại chọn thể loại phóng sự hay bình luận để thực hiện thì lại khơng cần thiết. Hiện nay, ngồi thể loại báo chí truyền thống, truyền hình có nhiều cách thức, thể loại mới mẻ, hiện đại, ví dụ như trị chơi, tạp kỹ, truyền hình thực tế... Nếu các nhà báo sử dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các thể loại trong một chương trình truyền hình cũng có thể dễ dàng trong việc tuyên truyền một thơng điệp nào đó.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 108 - 113)