Đầu tư đào tạo nhằm nâng cao trình độ đội ngũ tham gia tuyên truyền về phòng, chống ung thư

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 113 - 114)

tuyên truyền về phòng, chống ung thư

Để nâng cao được trình độ đội ngũ, ngồi tự mỗi nhà báo, phóng viên, biên tập viên phải nỗ lực học tập để nâng cao hiểu biết về chuyên ngành, nhà đài cần có những đầu tư phù hợp trong đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ này. Nhà đài cần tạo điều kiện để phóng viên chuyên theo dõi về mảng y tế, sức khỏe được học tập, tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo…chuyên đề.

Hiện nay, đội ngũ phóng viên theo dõi mảng y tế chủ yếu đến từ các nhóm ngành đào tạo: báo chí/xã hội nhân văn và một số ít là ngành y/được. Từ góc độ nào thì phóng viên vẫn có thể thiếu kiến thức cần thiết. Ví dụ: phóng viên tốt nghiệp ngành báo chí thì cần thêm kiến thức chuyên ngành về y tế, đặc biệt mảng ung thư. Trong khi đó, phóng viên tốt nghiệp ngành y/được thì có kiến thức chun mơn tốt nhưng chưa chắc có kỹ năng truyền thơng phù hợp. Vì vậy, nâng cao trình độ chun mơn chéo cho 2 nhóm đối tượng này là một yêu cầu cần thiết.

Nhà đài cần chủ động, tích cực và có chiến lược và kế hoạch cụ thể trong hợp tác với các quốc gia, các viện, trường và các hiệp hội trong khu vực và trên thế giới trong nghiên cứu, đào tạo để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác tuyên truyền phịng, chống bệnh ung thư.

Bên cạnh đội ngũ phóng viên/biên tập viên chuyên sâu mảng y tế, các chương trình truyền hình hiện nay cũng cần bổ sung thêm một lượng lớn cộng tác viên là các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế đối với các chuyên gia đầu ngành về ung thư trên thế giới, tăng cường sự hiểu biết về các loại bệnh ung thư mới phát hiện các điều trị hiện đại, những phương thuốc, cách phòng chống, khai thác thêm nội dung

những chương trình truyền hình chuyên biệt về ung thư của các kênh truyền hình nước ngồi, từ đó, dựa trên những kiến thức mới truyền thông các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới đánh giá kết quả, thực hiện chương trình truyền thơng đến đối tượng thơng qua các kênh chương trình trong diện khảo sát.

Việc khai thác, dịch lại các chương trình có bản quyền của nước ngồi, mời các chuyên gia quốc tế thực hiện các chương trình truyền thơng về phịng chống ung thư trên truyền hình qua các hình thức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến các hình thức phịng chống ung thư trên thế giới đã và đang áp dụng cũng là một trong những cách làm để nâng cao chất lượng chuyên môn và uy tín cho các chương trình truyền hình về ung thư hiện nay.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ báo chí học truyền hình tuyên truyền về phòng, chống ung thư ở việt nam”(khảo sát đài truyền hình việt nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC và đài phát thanh truyền hình hà nội (Trang 113 - 114)