Đánh giá nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 66 - 180)

2.4.1. Về số lượng nguồn lao động

Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng. Bình quân hàng năm có trên 50 nghìn việc làm mới từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động hàng năm, tạo ra một luồng lao động nhập cư rất lớn từ các tỉnh trong khu vực và cả nước. Theo trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2007-2010 bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh thu hút lao động cho khoảng 20 nghìn chỗ làm việc. Riêng năm 2007, các khu vực kinh tế tại TP.HCM thu hút trên 250 nghìn lao động trong đó 70 nghìn lao động được thu hút vào khu vực kinh tế tư nhân; 80 nghìn lao động vào các KCN-KCX, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; 60 nghìn lao động vào các cơ sở dịch vụ kinh doanh nhỏ, hộ kinh tế gia đình, kinh tế trang trại; 35 nghìn lao động vào các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước [17]. Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM cũng là nơi tập trung nhiều KCN-KCX, khu công nghệ cao của cả nước. Các KCN-KCX hiện đang hoạt động thu hút hàng nghìn lao động nhập cư. Bình Dương hiện có 25 KCN đã được thành lập (riêng KCN Xanh Bình Dương vẫn chưa được thông qua quy hoạch chi tiết và chưa được thành lập), với tổng diện tích quy hoạch 6.934,48 ha, trong đó đã có 22 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.157,21 ha, 3 KCN còn lại: KCN Mapletree đã thông qua quy hoạch chi tiết; KCN An Tây và Thới Hoà đang đền bù và xây dựng cơ sở hạ tầng [42].

Các KCN Bình Dương có tỷ lệ lấp kín đạt khoảng 70,1%; một số khu như Sóng Thần 1, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương v.v. đã được lấp kín trên 90%. Theo Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương, năm 2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng hơn 45.000 lao động và UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua chương trình việc làm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009-2010. Theo đó, tỉnh đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm hằng năm từ 48.000-50.000 lao động. Riêng tại TP.HCM, dự kiến đến năm 2010 cần khoảng 500 nghìn lao động [19]. Cơ hội việc làm ở khu vực này là rất lớn. Vì vậy vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM được chọn là nơi lập nghiệp của cư dân rất nhiều vùng miền trong cả nước, nhất là giới trẻ. Bình Dương hiện có hơn 600 ngàn công nhân lao động, trong số đó hơn 60% là lao động ngoài tỉnh. An Bình là một trong những địa phương có số công nhân nhập cư đông nhất tỉnh, ước khoảng con số hiện nay hơn 55.000 công nhân nhập cư [43]. Đây là nguồn nhân lực bổ sung rất lớn cho sự phát triển công nghiệp của Bình Dương và các tỉnh lân cận trong những năm qua, góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng và phát triển của Vùng ĐNB.

Nhìn chung, nguồn nhân lực Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về mặt bằng trình độ học vấn, khả năng tiếp thu nhanh, cần cù và khéo léo. Tỷ lệ của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên là 90,3%, cao hơn mức bình quân chung của thế giới: 81,7%. Một trong những ưu thế cạnh tranh trước mắt của nguồn nhân lực Việt Nam là chi phí lao động thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo kết quả điều tra của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản năm 2005, lương bình quân của lao động ở Việt Nam là 135$/tháng/người, ở Trung Quốc là 184$ và Thái Lan là 146$.

Nhưng, lực lượng người lao động được đào tạo chuyên nghiệp còn rất hạn chế: Tính đến 1/7/2009 cả nước có gần 13 triệu người lao động đã qua đào tạo, chiếm 28% lực lượng lao động, trong đó 6.700 ngàn qua đào tạo nghề chiếm 15,57% lực lượng lao động; 2.099 ngàn người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp chiếm 4,75% lực lượng lao động và 2.443 ngàn có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 5,71% lực lượng lao động. Như vậy có đến 74% nhân lực lao động nước ta chưa qua đào tạo, tạo sức ép lớn đối với việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế. Một yếu điểm nữa của nhân lực nước ta hiện nay là trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, ngay ngành du lịch là ngành rất cần về mặt ngoại ngữ nhưng con số này cũng mới ở mức khoảng 40%.

Thể lực của người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, phần lớn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của một nền kinh tế xã hội công nghiệp hiện đại và các chuẩn quốc tế hiện nay. Một điểm yếu nữa của nhân lực nước ta hiện nay là ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm còn thấp. Việc nhiều người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tự ý bỏ hợp đồng hay hiện tượng nhiều người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Vùng ĐNB về quê ăn tết rồi tự ý bỏ việc trong mấy năm gần đây là một minh chứng cho điều đó. Việc đào tạo nhân lực cho khu vực và nền kinh tế còn nhiều lúng túng bất cập. Cơ cấu đào đạo còn chưa đáp ứng cho cơ cấu nhu cầu cho nền kinh tế. Chương trình đào tạo còn thiếu tính thực dụng, nặng về cơ bản, hàn lâm, phần lớn là học mà rất ít thực hành. Chính điều này dẫn đến hiện tượng vừa thiếu lại vừa thừa nhân lực ở khu vực kinh tế Đông Nam bộ hiện nay.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu Đông Nam bộ nói riêng có tới 63% cử nhân, kỹ sư sau khi tốt nghiệp không có việc làm trong khi các nhà đầu tư lại rất khó tuyển được các nhân sự trình độ đó cho mình, đặc biệt là các nhân sự cho quản lý. Theo một số môi giới nhân lực đang hoạt động ở Việt Nam, hiện đang rất thiếu nhân lực cao cấp cho các doanh nghiệp, thực tế chỉ đáp ứng được 30 – 40% so với nhu cầu. Đặc biệt do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngay cả nhân lực cho lao động phổ thông cũng khó tuyển dụng được như ý tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM và một số tỉnh vùng Đông Nam bộ. Theo kết quả khảo sát tình hình lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Viện khoa học lao động và xã hội, bộ Lao động thương binh và xã hội thì có đến 27% trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát còn chỗ làm việc trống do không tìm được nhân lực theo đúng yêu cầu mặc dù cơ cấu nhu cầu không phải thật cao: 70% lao động phổ thông, 26,2% công nhân kỹ thuật và sơ cấp và 3% cho các nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

Phần lớn nhân lực của vùng Đông Nam bộ nói chung và vùng kinh tế động lực phía Nam nói riêng được đào tạo từ hệ thống các trường quốc gia bao gồm các trường đại học,

cao đẳng, trung học nghề và công nhân kỹ thuật tập trung nhiều ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Hàng năm có hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên được đào tạo tại đây. Hiện nay các trường ngoài công lập cũng đóng góp đào tạo một khối lượng lớn nhân lực cho kinh tế khu vực. Ngoài ra các khu công nghiệp trong vùng còn có tới 43 % nhân lực được thu hút từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung và các tỉnh Tây Nam bộ. Bản thân các doanh nghiệp cũng có các chương trình và thời gian đào tạo, huấn luyện, tập huấn nâng cao cho các nhân lực đáp ứng cho yêu cầu của chính mình.

Tính đến cuối năm 2009, Vùng Đông Nam bộ đã có khoảng trên 50 khu công nghiệp và đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp đã thu hút 845 dự án trong nước và 1.232 dự án nước ngoài và đã tuyển dụng 512.864 nhân công. Số nhân lực này đều đã qua đào tạo, trong đó 88% có tuổi đời từ 18 – 35, nữ chiếm 73%, nhân lực tại địa phương 57%, các tỉnh khác 43%.

Trên thực tế, các doanh nghiệp trong khu vực cũng đã gặp nhiều khó khăn để có đủ số và chất lượng nhân lực cho nhu cầu của mình. Những kiến thức, kỹ năng nghề mà các doanh nghiệp cần thì các trường chưa thật đáp ứng. Các sản phẩm đào tạo của hệ thống chưa được coi là những sản phẩm cuối cùng, chúng như các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân của vấn đề trên là:

Thứ nhất, mục tiêu đào tạo của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề còn chưa ăn khớp với nhu cầu về lao động của thị trường. Số sinh viên đào tạo bậc cao đẳng và đại học tốt nghiệp hàng năm ngày càng tăng so với số đào tạo nghề, từ đó đã mất cân đối về trình độ chuyên môn trong nguồn lao động. Cơ cấu cao đẳng, đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật trong Vùng hiện là 4,08 – 1,02 – 1,0. Một thực trang hiện nay là đang tồn tại xu hướng nâng cấp các trường đào tạo nghề thành các trường cao đẳng, đại học và vì vậy càng làm trầm trọng thêm cơ cấu đào tạo mất cân đối, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng và phát huy nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH.

Thứ hai, phương pháp đào tạo nhìn chung còn chậm đổi mới, các phương tiện giảng dạy, hệ thống các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, thực tập còn thiếu và lạc hậu. Nội dung, chương trình còn mang nặng tính khoa học hàn lâm kinh viện, lý thuyết, ít thực

hành một số nội dung không được cập nhật. Thời gian đi thực tế của sinh viên không đủ và nội dung đi thực tế còn chưa phù hợp. Đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nhất là ở các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên còn thiếu về số lượng: Tỷ lệ 1 giáo viên trên 23 học sinh ở hệ trung học chuyên nghiệp và ở bậc công nhân kỹ thuật là: 1 giáo viên trên 28 học viên (tỷ lệ này ở Thái Lan, Singapore là 1/10 và 1/15). Chất lượng trình độ của đội ngũ này cũng còn nhiều hạn chế, theo thống kê, ở các trường công nhân kỹ thuật tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học và đại học: 1,9 % và 68,2 %; hệ trung học chuyên nghiệp là : 15,7% và 14,21%.

Thứ ba, cơ cấu đào tạo của hệ thống trong Vùng về cơ bản vẫn còn năng theo cơ chế cũ, cơ chế hành chính tập trung. Hầu như phần lớn các cơ sở đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng mà thường căn cứ vào các chỉ tiêu của Bộ. Các doanh nghiệp cũng chưa chủ động đặt hàng cho các cơ sở đào tạo trong hệ thống ngay từ đầu mà họ dường như mới chú trọng nhiều tới săn tìm nguồn lao động đáp ứng ngay nhu cầu mà ít quan tâm đến dài hạn trong chiến lược kinh doanh của mình nên hầu hết nguồn lao động này có chất lượng thấp.

Thứ tư, người tham gia đào tạo hiện nay hầu như không được định hướng nghề nghiệp dựa trên năng lực về thể chất và khí chất của họ, các hội chợ việc làm dường như còn rất chủ quan đưa ra các nhu cầu từ các thông tin về số lượng trên thị trường lao động mà chưa làm tốt chức năng tư vấn, hướng nghiệp cho người lao động.

2.4.2. Mô hình phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB

1.4.2.1 Các đặc điểm của vốn con người (khía cạnh giáo dục)

Theo Mark Hopkins (2004), vốn con người có các đặc điểm sau:

- Công nghệ đầu tư cho vốn con người là hàm số lõm, hệ quả là chi phí cố định đầu tư vào giáo dục có dạng trước cao sau thấp với lợi tức hàng năm dưới hình thức lương cao hơn phần còn lại của cuộc đời làm việc. Ngoài khả năng tạo ra một phân phối thu nhập phi ergodic được chứng minh bởi Galor và Zeira (1993). Điều này hàm ý rằng giá trị hiện tại

của một sự đầu tư giáo dục có thể có tương quan với tuổi thọ, điều có thể hạn chế số năm lao động trên thị trường lao động.

- Tính chất không thể chuyển nhượng được của vốn con người làm cho nó trở nên khó khăn khi soạn thảo hợp đồng pháp lý về giá trị vốn con người của một người. Kết quả là, cơ hội cho chuyển đổi giữa vốn con người và vốn vật chất có thể bị giới hạn. Cá nhân có thể bị hạn chế trong khả năng của mình khi vay vốn vật chất căn cứ trên lợi tức từ vốn con người trong tương lai của họ, bởi vì các bên thứ ba có vốn vật chất tìm kiếm đầu tư sinh lợi vào vốn con người (người khác) không thể đảm bảo quyền sở hữu về đầu tư của họ. Trong nghiên cứu thực nghiệm, hàm ý là các nền kinh tế với thị trường tài chính phát triển hơn và chế tài hợp đồng tốt hơn thì có nhiều suất đầu tư giáo dục công bằng hơn. Tính chất không thể chuyển nhượng được của vốn con người cũng cho thấy rằng, như là một dạng của cải, giáo dục sẽ hấp dẫn hơn ở các nước có xu hướng tước quyền sở hữu tài sản vật chất, và kém hấp dẫn ở các nước có tỷ lệ bạo lực cao.

- Số trẻ em trong một gia đình và giáo dục của chúng có thể có mối tương quan thông qua hạn chế ngân sách gia đình (lập luận tương tự mà cha mẹ phải đối mặt là sự đánh đổi trong số lượng và chất lượng của con cái của họ). Cần ghi nhận rằng, tuy nhiên, lập luận này dựa vào giả định về thị trường vốn không hoàn hảo: sự đánh đổi chỉ tồn tại nếu cha mẹ thường bị hạn chế khỏi việc vay so với giá trị vốn con người của con em họ trong tương lai.

- Cơ cấu chi phí giáo dục trong trường hợp là đầu tư vào giáo dục cho một người (ví dụ như thông qua dạy kèm cá nhân) ít hiệu quả hơn các khoản đầu tư hợp tác (thông qua việc cung cấp các trường công lập hoặc tư nhân giảng dạy nhiều học sinh). Chính quyền có thể phối hợp và tạo điều kiện cho đầu tư giáo dục, ngoài việc giảm chi phí giáo dục trung bình và giảm tác động của ràng buộc về tín dụng. Việc chính quyền hạ thấp mức đầu tư công trong giáo dục có thể gây ra một hạn chế khi lựa chọn đầu tư giáo dục tư nhân.

1.4.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu chính về vốn con người (khía cạnh giáo dục)

Theo Mark Hopkins (2004), thành tựu giáo dục được kỳ vọng tăng cùng với mức độ lợi tức giáo dục. Giảm ràng buộc về tính dụng sẽ góp phần tăng lợi tức giáo dục. Bất bình đẳng thu nhập và tài sản sẽ gia tăng các ràng buộc tín dụng và làm suy giảm thành tựu giáo dục.

Hàm số cung của giáo dục có dạng như sau:

0 0 1 2 3 4 1 2 3 1 2 3 4 cos 1 2 tan i i i i i i i i i i i i i i

return y gini giniland pov edu edu t eduhelp eduscho v

r r dis ce eduhead                         

Giải thích các biến số cụ thể trong Bảng 4

Bảng 2.8: Biến số và giải thích (mặt cung giáo dục)

Biến số Giải thích Nguồn

edu Chỉ tiêu giáo dục VHLSS06 (Hộ)

return Lợi tức giáo dục Không có thông

tin

y Chi tiêu thực tế bình quân đầu người VHLSS06 (Hộ)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 66 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)