- Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trước hết là mức sống của người dân nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Khi thu nhập được nâng cao, các hộ gia đình có điều kiện cải thiện chế độ dinh dưỡng, khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe,… Khi sức khỏe, trình độ văn
hóa, chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội được nâng lên, nó ảnh hưởng đến khả năng lao động của người lao động và do đó nó quy định chất lượng nguồn nhân lực.
Mặt khác, trong một nền kinh tế hiện đại thường có một cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ cao. Do đó, lao động trong nền kinh tế này đa số được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, có hệ thống giáo dục hiện đại hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế.
- Tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế
Lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tỷ lệ đầu tư luôn có mối quan hệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Mô hình Harrod - Domar), khi nền kinh tế tăng trưởng làm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, đặc biệt là năng suất lao động, từ đó nâng cao thu nhập. Khi việc làm và thu nhập được tăng lên sẽ tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của dân cư và người lao động và vì vậy chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn dựa trên một nền tảng cơ cấu kinh tế nhất định. Quá trình tăng trưởng và phát triển diễn ra đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiện đại trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của địa phương, vùng hay toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hiện đại (công nghiệp và dịch vụ) giảm tỷ trọng ngành truyền thống (nông nghiệp) tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động - giảm lao động trong các ngành truyền thống, tăng lao động trong các ngành hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực tiễn ở nước ta cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chịu tác động rất lớn của cơ cấu kinh tế, tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội
Nhóm nhân tố này bao gồm giáo dục, đào tạo, cơ chế, chính sách, yêu cầu sử dụng lao động của xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống...
+ Giáo dục, đào tạo là một hoạt động mang tính chủ quan của nhà nước, đó là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các năng lực, phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hoàn thiện nhân cách, khả năng làm việc cho mỗi cá nhân để từ đó họ có những kiến thức nhất định để có thể trực tiếp lao động hoặc tham gia thị trường lao động một cách dễ dàng và làm việc thật sự có năng suất, hiệu quả. Kết quả của giáo dục còn làm tăng nguồn nhân lực có trình độ, tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Giáo dục, đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo những ngành nghề mà thị trường cần chứ không phải mang tính chủ quan của Nhà nước nhưng lại phi thị trường. Với vai trò to lớn của giáo dục, đào tạo để cung ứng cho xã hội, cho thị trường lao động những người có kiến thức, kỹ năng làm việc cho nên việc nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo phải trên giác độ toàn diện cả văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, truyền thống, kinh nghiệm, ý thức cộng đồng... Đó là sự đầu tư trực tiếp về mặt trí lực, cơ bản và lâu dài cho sự phồn thịnh của đất nước.
+ Yêu cầu sử dụng lao động của xã hội: Mỗi bước phát triển của KT - XH đều đòi hỏi sự tương xứng của chất lượng nguồn nhân lực. Ngày nay việc phát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện những ngành nghề mới, công nghệ mới, quản lý mới. Điều đó đòi hỏi người lao động phải không ngừng tự hoàn thiện, phát triển để làm chủ quá trình phát triển KT - XH.
+ Tập quán, truyền thống: Nhân tố này có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập quán, truyền thống được hình thành và tích luỹ lại trong một quá trình phát triển của một dân tộc gắn liền với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại. Bên cạnh những tập quán tiến bộ cũng còn tồn tại đan xen những dấu ấn của tập quán sản xuất lạc hậu, lỗi thời chưa được thay thế. Để loại bỏ những tập quán lạc hậu cần phải có thời gian và sự tham gia của cả cộng đồng.
1.2.2.2. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn nhân lực: đó là môi trường sống, y tế, dinh dưỡng, di truyền. Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng nòi giống, thể lực, trí lực, tâm lí của người lao động. Chi phí cho sức khỏe và dinh dưỡng chẳng những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đáng kể vào việc làm tăng số lượng
nguồn nhân lực do việc kéo dài tuổi thọ và từ đó tăng được thời gian lao động, có sức khỏe người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe thể chất là sự cường tráng, năng lực chân tay, sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động tinh thần, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thành hành động thực tiễn, khả năng thích ứng, đối phó với biến động môi trường xã hội. Nhà nước nên có chính sách về y tế, dinh dưỡng để chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trên các phương diện: bồi bổ sức khỏe trong quá trình lao động bị tiêu hao một cách tương xứng, bồi bổ sức khỏe về mặt đời sống vật chất, tinh thần. Đối với những ngành nghề liên quan đến bệnh nghề nghiệp thì phải thường xuyên chăm lo, thăm khám và khắc phục bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cơ chế, chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động.
1.2.2.3. Phát triển giáo dục và đào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, vì nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố về thu nhập, khả năng xử lý thông tin kinh tế, xã hội,… nhân tố này tác động đến chất lượng nguồn nhân lực với các nội dung:
- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật của nền kinh tế. Mức độ phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện để nâng cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực. Trong một nền giáo dục phát triển thì chất lượng đầu ra được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và xã hội. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết trong phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay.
- Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếp thu tri thức, tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần phát triển toàn diện con người. Trong nền kinh tế hiện đại - kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo càng giữ vai trò chủ đạo quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia mà nội dung cơ bản của nó là hàm
lượng khoa học và công nghệ, chất xám kết tinh trong sản phẩm, quyết định giá trị sản phẩm được sản xuất ra.
- Theo UNESCO, bốn trụ cột chính của giáo dục trong thế kỷ XXI để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:
+ Học để biết (Learn to know), khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế mang lại, con người cần phải kết hợp vốn văn hóa chung với khả năng làm việc chiều sâu ở các lĩnh vực chuyên môn - kỹ thuật. Vốn văn hóa chung này là tiền đề cho việc học suốt đời, đem lại cho người học sự thích thú và những cơ sở để học suốt đời.
+ Học để làm (Learning to do), ngoài việc học chuyên môn - kỹ thuật, con người cần phát triển khả năng đương đầu với nhiều tình huống khác nhau và làm việc trong một tập thể - một khía cạnh hiện nay chưa được quan tâm trong các phương pháp giáo dục. Những kỹ năng này sẽ dễ có được hơn nếu người học có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp, xã hội đồng thời với việc học tri thức.
+ Học để tự khẳng định mình (Learning to be), đòi hỏi mỗi người khả năng tự quản và phán đoán cao hơn, biết tạo ra lợi thế riêng của mình, song song với việc tăng cường trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu chung.
+ Học để cùng chung sống (Learning to live together), đòi hỏi mọi người về khả năng hợp tác, thân thiện với những người xung quanh, coi trọng truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận cái mới tiến bộ, nhận biết được những nguy cơ và thách thức tương lai, giải quyết những xung đột không thể tránh được một cách thông minh và hòa bình.
1.2.2.4. Các chính sách của Chính phủ
Vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu. Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người sẽ là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển KT - XH. Cơ chế, chính sách phải nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và tinh thần. Cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo mở, thúc đẩy và khích thích người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo đến chất lượng nguồn nhân lực. Có như vậy người lao động mới phát huy được khả năng trí tuệ của bản thân để đóng góp cho xã hội và qua đó chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia sẽ được nâng cao.
1.2.2.5. Trình độ phát triển của thị trường lao động
Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động…), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động. Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên một hợp đồng lao động.
Chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động), nơi mà hàng hóa và dịch vụ sẽ được hình thành trong sản xuất chứ không phải trên thị trường. Đối với người nắm giữ sức lao động sẽ được tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ta có thể làm việc, thể hiện khả năng và nhận thu nhập để tái sản xuất sức lao động của mình. Đối vối người thuê lao động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế. Trên thị trường sẽ hình thành những quan hệ việc làm.
Hàng hóa mua và bán trên thị trường lao động là “sức lao động”. Sức lao động được hiểu là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực ở con người, nó nói lên khả năng để có lao động, còn lao động là hoạt động có mục đích của con người, là tiêu dùng sức lao động trong quá trình lao động. Lao động không thể trở thành hiện thực nếu không có sức lao động và muốn sức lao động được thực hiện, thì phải có lao động. Lao động là một quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần, cùng các loại dịch vụ. Quá trình này được bắt đầu sau khi sự giao dịch trên thị trường lao động được ký kết, quan hệ thị trường kết thúc và quá trình sản
xuất được bắt đầu. Để trở thành hàng hóa thì đối tượng phải có sẵn trước khi bán, ngưng đối với lao động thì lại không diễn ra như vậy. Khi bán hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua.
Xuất phát từ các nội dung phân tích trên, đối tượng mua và bán trên thị trường lao động là “sức lao động”, và nếu xét về phương diện lý thuyết thì thị trường đó phải được gọi là “thị trường sức lao động”. Nhưng trong thực tế, trong các văn bản chính thống của tổ chức lao động thế giới (ILO), cũng như ở nhiều nước phát triển và ở Việt Nam thường được dùng tên gọi “thị trường lao động”, vì vậy để cho thống nhất cách gọi trong đề tài này như một khái niệm đồng nhất với “thị trường sức lao động”.
Thị trường lao động góp phần phân bổ, điều tiết lao động theo yêu cầu phát triển các đơn vị, các ngành và nền kinh tế - một nguồn lực, yếu tố đầu vào để tạo sản phẩm đầu ra trong hoạt động của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Thị trường lao động cung ứng sức lao động - với tính cách là yếu tố sản xuất hàng hóa - cho các hoạt động sản xuất hàng hóa. Trình độ phát triển của thị trường lao động có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực thông qua quan hệ cung - cầu lao động, tính cạnh tranh của thị trường và giá cả tiền lương. Từ quan hệ cung - cầu về lao động, tạo ra sự cạnh tranh - đặc biệt là từ phía cung lao động, để có thể tìm được chỗ làm phù hợp với năng lực của mình và có thu nhập cao đã buộc lực lượng lao động chưa có việc làm hoặc đang có việc - nhưng dưới áp lực mất việc phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động của mình để nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường nhằm khẳng định năng lực lao động và ổn định thu nhập trong tương lai. Như vậy, xét về phía cung lao động, tạo sự cạnh tranh cần thiết về năng lực, kỹ năng lao động đã tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. Cạnh tranh là một yếu tố thị trường lao động quan trọng mà các chủ thể tham gia thị trường phải tính đến khi đưa ra quyết định hành động nhằm tạo và nâng cao lợi thế của mình trong các hoạt động đào tạo, mua bán sức lao động hàng hóa trên thị trường. Quan hệ cạnh tranh được coi là cơ chế phát triển đối với các chủ thể tham gia lao động. Với thị trường lao động có tính cạnh tranh cao sẽ tạo động nâng cao trình độ giáo dục, kỹ năng lao động cơ hội phát triển cá nhân đối