- Quy mô và tốc độ tăng dân số
Đây là nhân tố cơ bản quyết định số lượng nguồn nhân lực. Nếu quy mô dân số càng lớn và tốc độ gia tăng dân số càng cao thì trong tương lai quy mô và tốc độ gia tăng nguồn nhân lực cũng sẽ càng lớn và ngược lại. Cần lưu ý rằng sự gia tăng của dân số lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế, chính sách của nhà nước... Do đó, xét đến cùng, thì số lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc vào những nhân tố này. Trên thực tế, việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực trong một không gian và thời gian nhất định, không chỉ phụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân số tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của tốc độ gia tăng dân số cơ học.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi (tháp tuổi)
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự phân bố tổng số dân theo từng nhóm tuổi (độ tuổi). Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, người ta thường chia tổng dân số thành 3 nhóm chính: (1) nhóm dưới tuổi lao động, (2) nhóm trong tuổi lao động và (3) nhóm trên tuổi lao động.
Thông thường ở các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số cao, nhóm dân số dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 40%, thậm chí cao hơn), nhóm dân số trong tuổi lao động khoảng 50% và nhóm dân số trên tuổi lao động khoảng 10%, những nước này được xếp vào loại quốc gia có cơ cấu dân số trẻ. Một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cho thấy tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế. Mặt khác, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: chi phí nuôi dưỡng và đào tạo, khả năng dư thừa lao động và thiếu việc làm cao, thu nhập bình quân đầu người thấp do tiềm năng sinh sản lớn.
Đối với các nước công nghiệp phát triển, thường có tốc độ gia tăng dân số hợp lý, tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động ở mức trung bình (khoảng 27%), tỷ lệ dân số trong tuổi lao
động cao nhất (khoảng 50%) và tỷ lệ dân số trên tuổi lao động ở mức 20-23%. Đây là những nước có quy mô dân số ổn định, có nguồn nhân lực bảo đảm cho mục tiêu phát triển.
Ngoài hai tình trạng trên, ta thấy có một số ít nước ở vào tình trạng có cơ cấu dân số già. Ở những nước này, tốc độ gia tăng dân số thấp (khoảng 0,4 đến 0,5%/ năm), vì thế tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động ít (khoảng trên 10%), nhưng tỷ lệ dân số trên tuổi lao động lại rất cao (do tuổi thọ bình quân cao) khoảng gần 30%. Do đó, đối với những nước này trong tương lai sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực và gánh nặng đối với người già tăng lên.
- Quy định về độ tuổi lao động của từng quốc gia: Nếu cận dưới của độ tuổi lao động nhỏ, cận trên lớn thì số lượng nguồn nhân lực cao và ngược lại cận dưới của độ tuổi lao động cao và cận trên nhỏ thì số lượng nguồn nhân lực thấp.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế:
Những người được tính vào tỷ lệ dân số này gồm 4 nhóm: người đang đi học; người làm công việc nội trợ không nhận tiền công; người mất khả năng hoặc không có khả năng lao động; người không có nhu cầu lao động. Nếu tỷ lệ dân số này cao thì quy mô nguồn nhân lực thấp và ngược lại tỷ lệ dân số này thấp thì quy mô nguồn nhân lực cao. Tỉ lệ này thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ nguồn nhân lực trong nền kinh tế.
Ngoài ra, còn có các nhân tố ảnh hưởng khác đến nguồn nhân lực như tuổi thọ bình quân, thu nhập, điều kiện sống, phong tục tập quán, chiến tranh, dịch bệnh... Ở nước ta do ảnh hưởng của chiến tranh, thu nhập, mức sống của nhân dân chưa cao làm cho thể chất người lao động thấp. Điều đó cũng dẫn đến một bộ phận dân cư thiếu khả năng lao động và do đó cũng ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động. Riêng đối với nhân tố phong tục tập quán ăn sâu, bám rễ trong người dân lao động, trong giai đoạn CNH, HĐH không phải một sớm một chiều thay đổi được. Chính vì vậy cần thường xuyên xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.
- Hợp tác quốc tế về lao động
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mỗi quốc gia đều phải hòa vào dòng chảy toàn cầu đó tùy theo năng lực hội nhập, khả năng đáp ứng sự phân công lao
động quốc tế của mình nhằm mục tiêu như: sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nước, tăng thu nhập cho người lao động,… đồng thời tranh thủ được khả năng lao động của quốc tế. Quá trình hợp quốc tế về lao động có tác động đến quy mô nguồn nhân lực, thể hiện ở các nội dung sau:
- Di cư ra nước ngoài, gồm những người từ một nước đến sinh sống và làm ăn tại một nước khác trên thế giới. Hình thức di cư này có quy mô lớn hơn khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu - quá trình tự do di chuyển các nguồn lực. Ngày nay, quá trình di cư ra nước ngoài không chỉ từ các nước kém phát triển sang các nước phát triển mà còn có đặc trưng di cư lao động kỹ thuật cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, do tại các nước này thiếu loại lao động chất lượng cao.
- Xuất khẩu lao động: là quá trình một nước cung ứng lao động có thời hạn cho một nước khác để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, từ đó tăng thu nhập cho người lao động, thu nhập quốc gia. Việc xuất khẩu lao động có thời hạn được thực hiện trên cơ sở các ký kết hiệp định về cung ứng lao động giữa các nước.
- Nhập khẩu lao động: là một nước tiếp nhận lao động của các nước khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong nước nhằm đảm bảo cho quá trình ổn định và phát triển kinh tế.
Khi thị trường lao động thế giới càng phát triển, hoạt động năng động thì các dòng chảy lao động từ xuất khẩu và nhập khẩu lao động càng diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tác động đến quy nguồn nhân lực
1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 1.2.2.1. Sự phát triển KT - XH