Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 53 - 61)

Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB, nhìn chung chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ (xem bảng 2.3.)

Ngành kinh tế 2000 2005 2006 2007 2008

Nông, lâm, thủy sản 12.51 9.93 9.41 8.88 8.17 Công nghiệp, xây dựng 49.64 51.12 52.70 52.20 49.80

Dịch vụ 37.84 36.62 37.66 38.74 38.53

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh Vùng ĐNB

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành qua các giai đoạn có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành Vùng ĐNB

Năm Tổng cộng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2002 100 34,2 27,6 38,2

2004 100 29,2 29,3 41,5

2006 100 28,1 27,6 44,3

2008 100 25,3 29,4 45,5

Nguồn: Tổng hợp từ VHLSS2008

Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực, nếu năm 2002 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm đến 34,2% thì đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 25,3%. Trong khi đó lao động trong khu vực công nghiệp liên tục tăng lên, năm 2002 chỉ chiếm 27,6%, đến năm 2008 con số này là 29,4%. Lao động trong khu vực dịch vụ chuyển dịch cũng theo hướng tăng dần qua các năm trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực dịch vụ diễn ra rất chậm chạp, điển hình như TP.HCM là địa phương có tiềm năng phát triển khu vực này cũng xảy ra tình trạng nêu trên. Nguyên nhân của quá trình chuyển dịch nêu trên là trong thời gian vừa qua ở Vùng ĐNB do quá trình đô thị tăng nhanh, nhường chỗ cho các khu, cụm công nghiệp phát triển, một số lượng lớn lao động trong khu vực nông nghiệp và nông thôn chuyển sang khu vực công nghiệp một cách mạnh mẽ theo đà phát triển của ngành công nghiệp và trong tương lai xu hướng này vẫn còn tiếp tục.

Các nguồn lực và lợi thế của đất nước là cơ sở quan trọng để hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả và bền vững. Trong đó, lao động được xem là nguồn lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển bởi con người là yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, là chủ thể của mọi quá trình lao động sáng tạo. Mọi chiến lược phát triển của đất nước đều phải căn cứ trước hết vào nguồn nhân lực hiện hữu cả về số lượng và chất lượng.

Một cơ cấu kinh tế hợp lý khi nó có thể khai thác hiệu quả nhất mọi nguồn lực và lợi thế của đất nước trong đó có nguồn lực về lao động. Chính vì vậy, cơ cấu của nguồn lao động có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

- Số lượng lao động, khả năng, kỹ năng, chất lượng của nguồn lao động là những cơ sở quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong từng giai đoạn, phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ. Nguồn lao động có chất lượng cao, có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới là những tiền đề quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển những ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành đang hoạt động, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân.

- Qui mô, kết cấu nguồn lao động, thu nhập của người lao động có ảnh hưởng lớn đến qui mô và cơ cấu của nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ tiêu dùng.

- Sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục của một địa phương, một cộng đồng người. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề này gắn chặt với đội ngũ các nghệ nhân. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc qui hoạch phát triển các ngành nghề truyền thống trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.

Tất cả các yếu tố trên đều là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, quá trình phát

triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng có những tác động nhất định làm thay đổi những yếu tố này và qua đó làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Sự phát triển không đồng đều của các ngành kinh tế, các khu vực kinh tế sẽ tạo ra những lực hút khác nhau đối với nguồn lao động. Do vậy, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động trong các ngành, chất lượng lao động trong nền kinh tế cũng có sự chuyển dịch, thay đổi đáng kể, phù hợp với quá trình phát triển đó.

Nhìn chung giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động luôn có mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động. Ngược lại, cơ cấu lao động cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, nguồn lao động ở Vùng ĐNB rất dồi dào - một phần do lao động nhập cư, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc do cơ cấu lao động, chất lượng lao động còn hạn chế. Một số ngành đang có cơ hội phát triển như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp công nghệ cao nhưng lại gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển. Mặc khác nguồn nhân lực của Vùng ĐNB bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng về cơ cấu. Sự phát triển của nền kinh tế đang đặt ra nhu cầu về lao động chất lượng cao, nhưng thị trường lao động lại chưa đáp ứng kịp do nguồn cung lao động chưa thích ứng kịp với quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do cơ cấu đào tạo lao động chưa hợp lý…Điều này đang gây trở ngại cho quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao của Vùng ĐNB. Vấn đề này đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong việc thay đổi phương thức và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH Vùng ĐNB.

Theo định hướng đến năm 2020, TP.HCM trở thành Thành phố thương mại, dịch vụ và công nghiệp, có cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ngang bằng với các Thành phố đã phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển của mình. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu đầu tàu trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, điều này sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong vùng do sức lan tỏa

phát triển của cực tăng trưởng. Vùng ĐNB sẽ thu hút nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực. Với hướng phát triển đó, cơ cấu kinh tế của Vùng ĐNB chuyển dịch theo hướng hiện đại - đặc biệt là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, các ngành dịch vụ cao cấp được phát triển mạnh mẽ, công nghiệp công nghệ cao giữ vai trò chủ đạo trong các ngành công nghiệp, khả năng phát triển của các ngành này phụ thuộc vào trình độ và mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực.

Vùng ĐNB thu hút khoảng trên 80% các hoạt động dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng ĐNB còn là trung tâm nối liền miền tây Nam Bộ - trung tâm nông nghiệp, vựa lúa của cả nước với Nam Trung bộ - phân phối hàng hoá cho cả khu vực phía Nam và cả nước. Với vị trí như vậy, Vùng ĐNB trở thành cầu nối quan trọng lưu thông hàng hóa trên phạm vi cả nước, cùng với quá trình đó khu vực dịch vụ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cao cấp. Hầu hết khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ của khu vực phía Nam chủ yếu tập trung ở Vùng ĐNB, có đến 66 khu công nghiệp và khu chế xuất (trong đó 46 khu đã đi vào hoạt động) 01 khu công nghệ cao. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư, dân số trong khu vực phi nông nghiệp tăng lên, điều đó cho thấy khả năng phát triển các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Với tỷ lệ dân số thành thị cao (xem bảng 2.5), dân số nông thôn trong vùng năm 2008 khoảng 54%, trong đó thấp nhất ở TP.HCM là 14,78%, ở Bà Rịa - Vũng Tàu 55,1%, Bình Dương và Đồng Nai ở mức 68%, các tỉnh còn lại khoảng 82 – 85%. Với tỷ lệ dân nông thôn thấp, khả năng chi tiêu cho giáo dục cao hơn, cơ hội tiếp cận với nền giáo dục hiện đại cao hơn. Do đó, Vùng ĐNB có nhiều lợi thế để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế hiện đại, điều này phù hợp với khả năng phát triển trong dài hạn của Vùng ĐNB.

Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị phân theo vùng

Vùng 2000 2004 2005 2006 2007 2008

Cả nước 24,18 26,50 26,88 27,01 27,47 28,11

Trung du & miền núi

phía Bắc 14,04 14,76 15,10 15,32 15,41 15,63

Bắc trung bộ & duyên

hải miền Trung 19,53 20,98 21,54 21,75 22,06 22,59

Tây Nguyên 26,79 27,95 28,02 27,78 27,88 27,94

Đông Nam Bộ 55,69 56,56 56,95 56,86 57,28 57,97

ĐBSCL 17,60 20,23 20,90 20,73 21,27 21,47

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

Phân tích cơ cấu kinh tế của Vùng ĐNB cho thấy một vấn đề không bình thường, tỷ lệ ngành dịch vụ giai đoạn 2000 - 2008 khá ổn định. Trong khi đó trong cơ cấu lao động tỷ lệ người tham gia dịch vụ ngày càng tăng. Theo bộ số liệu VHLSS2008 (điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2008), trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên có việc thường xuyên ở Vùng ĐNB, thì có đến 75,7% không có chuyên môn kỹ thuật, 24,3% có trình độ sơ cấp học nghề trở lên và trong số đó công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 80,3%. So với cả nước, lực lượng lao động có kỹ thuật của Vùng ĐNB chiếm 16,7% lao động có kỹ thuật cả nước. Tỷ lệ lực lượng lao động có tay nghề ở Vùng ĐNB thuộc loại khá, khoảng 24,3%, trong đó CNKT có bằng trở lên khoảng 80,3% trong số lao động có trình độ sơ cấp học nghề trở lên. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu trình độ chuyên môn có sự chênh lệch ở TP.HCM và các tỉnh trong Vùng.

Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu lao động thì lao động trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây. Chính sự chững lại của khu vực kinh tế dịch vụ đã phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế của Vùng ĐNB trong thời gian qua. Điều đó đã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng.

Giai đoạn 2000 - 2008 giá trị gia tăng khu vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn Vùng ĐNB đạt tốc độ tăng 19,5%/năm (theo giá so sánh 1994, tính trung bình năm đầu năm cuối). Trong 4 năm, 2005 – 2008, con số đó là 14,84%. Trong đó TP.HCM đạt 11,81%/năm, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh

tương ứng đạt 15%/năm, 14,99%/năm, 7,39%/năm, 14,35%/năm và 16,16%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thương mại - dịch vụ của giai đoạn này cao hơn so với khoảng thập niên trước. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực năm 1999 đã ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực thương mại - dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Mặc dù khu vực thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu GDP của Vùng ĐNB thay đổi rất chậm. Tỷ trọng GDP của khu vực thương mại - dịch vụ vào khoảng 37,84% vào năm 2000 tăng lên 38,53% vào năm 2008. Các tỉnh, thành trong vùng đều diễn ra hiện tượng này trong đó TP.HCM hầu như không thay đổi (53,62% năm 2000 và vẫn ở mức đó vào năm 2008); Đồng Nai, Bình Dương tương tự như TP.HCM. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh cho thấy có thay đổi đáng kể trong tỷ trọng của thương mại - dịch vụ.

Xét trong khu vực thương mại - dịch vụ thì hai ngành thương mại và khách sạn - nhà hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, đây là những ngành có khả năng thu hút nhiều lao động và từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng.

Trong sự chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thương mại - dịch vụ, ngành thương mại và khách sạn - nhà hàng lại cho thấy sự giảm sút tỷ trọng. Năm 2000 tỷ trọng của thương mại và khách sạn - nhà hàng trong vùng là 10,38% và 3,84%; năm 2008 tương ứng là 9,27% và 2,98%. Trong các tỉnh, thành phố trong vùng, TP.HCM có sự suy giảm đáng kể: năm 2000, tỷ trọng của thương mại và khách sạn - nhà hàng là 14,64% và 6,28%; năm 2008 tương ứng là 12,49% và 4,55%. Tình hình tương tự với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở các tỉnh còn lại tỷ trọng có sự gia tăng tuy nhiên mức độ gia tăng không cao. Chúng ta có thể thấy điều đó qua số liệu về cơ cấu lao động của TP.HCM.

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của TP.HCM

Đơn vị tính:%

Năm 2000 2001 2004 2005 2006 2007 2008

Nông nghiệp 6,34 6,13 5,72 5,43 5,14 4,92 4,98 Công nghiệp 48,51 48,90 46,83 45,84 49,92 50,2 50,9

Dịch vụ 45,15 44,97 47,45 48,73 44,93 44,88 44,12

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2008

Theo số liệu của bảng trên, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 95% lực lượng lao động của thành phố. Tuy nhiên, khả năng thu hút lao động của ngành dịch vụ còn hạn chế, điều đó cho thấy thành phố chưa khai thác hết tiềm năng của mình về nguồn nhân lực để phát triển các ngành dịch vụ, trong khi đó TP.HCM là đầu tàu trong phát triển dịch vụ của cả Vùng ĐNB, chứng tỏ khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực này đang gặp nhiều khó khăn.

Theo định hướng của Vùng ĐNB, phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đấy quá trình đô thị hóa trên địa bàn vùng, gắn kết với yêu cầu phát triển bền vững kết hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng. Tiếp tục đẩy mạnh một số ngành công nghiệp chủ lực như: khai thác dầu khí, điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm, cơ khí chế tạo, sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí, công nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành thu hút nhiều lao động, đặc biệt ở các tỉnh có trình độ phát triển chưa cao. Đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ làm nền tảng cho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)