Lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể được dùng để giải thích quá trình hình thành vốn con người. Những người theo lý thuyết này lý luận rằng việc phân loại hoạt động đầu tư theo nghĩa rộng, như việc tích lũy kiến thức và vốn con người, không chịu ảnh hưởng
của thuyết lợi ích giảm dần bởi vì chúng tạo ra hiệu ứng lan tỏa về năng suất cho phần còn lại của nền kinh tế (Romer, 1986).
Thế hệ thứ hai của lý luận nội sinh trong đầu những năm 1990 đã tìm cách sử dụng lại mô hình tân cổ điển của Solow (1956) bằng cách tập trung vào khía cạnh nội sinh hóa thay đổi công nghệ. Thay đổi công nghệ phát sinh phần lớn vì hành động cố ý do những cá nhân hoặc doanh nghiệp phản ứng lại các ưu đãi thị trường [Romer, 1990, tr.72]. Các doanh nghiệp phản ứng lại với các ưu đãi thị trường sẽ đầu tư nguồn lực nhiều hơn trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) nhằm giới thiệu sản phẩm mới hoặc phức tạp hơn tạo lợi nhuận lớn hơn. Khi kiến thức mới được dịch chuyển sang hàng hóa với giá trị thực (Romer, 1990) và với việc ngày càng nhiều các sản phẩm tinh vi hơn được giới thiệu trong một thị trường nhất định, lợi nhuận từ đầu tư tăng thêm vào các hoạt động R & D giảm dần. Nhưng các ưu đãi giảm dần cho đầu tư liên tục về R & D được bù đắp bởi thực tế là một khi chi phí của việc tạo ra một hướng dẫn công nghệ mới phát sinh, các hướng dẫn công nghệ có thể được sử dụng mãi mãi mà không mất chi phí bổ sung và phát triển hướng dẫn công nghệ mới tốt hơn là tương đương với sự phát sinh chi phí cố định. Lợi nhuận của đầu tư mới R & D được duy trì qua thời gian do sự tăng trưởng dài hạn.