Nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 123 - 180)

3.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta nói chung và ở Vùng ĐNB nói riêng vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt, tức là vừa đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của những ngành công nghiệp cơ bản, giải quyết nhiệm vụ cấp bách mà xã hội đặt ra là nâng cao mức sống của người dân, xóa đói giảm nghèo, việc làm,… vừa phát triển nhanh các ngành kinh tế hiện đại, dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, tạo ngành nghề mới, việc làm mới, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực chất của quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành và cả nền kinh tế quốc dân theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức trong từng sản phẩm sản xuất, gia tăng giá trị. Trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ truyền thống nhưng được cải tiến bằng những tri thức mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo việc làm, tận dụng lao động, đất đai tài nguyên, xóa đói giảm nghèo, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Vùng ĐNB có vị trí vai trò đặc biệt trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, do đó đòi hỏi Vùng này phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

Tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phân công lao động xã hội có những thay đổi phù hợp. Cơ cấu lao động vùng sẽ chuyển dịch theo hướng tăng lao động dịch vụ và nông nghiệp. Năng suất lao động trong hai khu vực này cũng sẽ tăng tương ứng (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng lao động và năng suất lao động vùng ĐNB

2005 2010 2015 2020

Lao động trong ngành của vùng 6700 7641 8188 8760

2005 2010 2015 2020

Công nghiệp và xây dựng 33,1 34,0 35,0 35,5

Nông, lâm, ngư nghiệp 28,4 25,0 22,0 20,0

Dịch vụ 38,5 41,0 43,0 44,5

Năng suất lao động (1000 đồng)

Chung toàn nền kinh tế 26932 35216 51905 76794 Công nghiệp và xây dựng 44042 55241 80651 119697 Nông, lâm, ngư nghiệp 8835 11232 14147 17275

Dịch vụ 25570 33235 47826 69318

Nguồn: Tính toán của tác giả từ thống kê vùng và các tài liệu dự báo

3.1.2.2. Sử dụng tri thức để CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

Sử dụng tri thức và thông tin để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Vùng ĐNB nói riêng và nước ta nói chung. Có như vậy chúng ta mới đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần nâng cao năng suất lao động, nếu không nhanh chóng hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển ngành nghề mới dựa trên tri thức, công nghệ hiện đại thì không thể tăng năng lực và khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

3.1.2.3. Phát triển nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ cao

Các ngành công nghiệp mới cần đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến nhất, để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, các ngành công nghiệp sinh học, các ngành cơ điện tử, quang điện tử, các ngành vật liệu mới, năng lượng mới,… Phát triển các ngành sử dụng công nghệ hiện đại sẽ góp phần đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng nhanh hàm lượng kinh tế tri thức. Phát triển các ngành công nghiệp

và dịch vụ công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy đổi mới của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho đổi mới tổ chức và quản lý, cải cách hành chính, làm việc qua mạng Internet, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.2.4. Phát triển giáo dục - đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục - đào tạo nước ta cũng như Vùng ĐNB đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn: Một mặt phải khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc phục sự mất cân đối, giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và nguồn lực còn hạn chế đòi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng, giữa yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục.

* Về tính chất giáo dục: Là nền giáo dục tiến bộ, giàu tính nhân văn theo định hướng XHCN vì sự phát triển toàn diện của con người. Đây là nền giáo dục thực sự của dân, do dân, vì dân, là sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về một nền giáo dục nhân văn.

* Về mục tiêu giáo dục: Giáo dục phải đào tạo những con người Việt Nam vừa có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc vừa có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với mọi biến đổi đa dạng và nhanh chóng của thị trường. Thế hệ trẻ do nhà trường đào tạo phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, phải năng động, sáng tạo, trung thực, phải tích cực học tập và học tập suốt đời; có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có khả năng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, vừa góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân.

- Trong bối cảnh thời đại và đất nước hiện nay, để tồn tại và phát triển, con người phải học tập suốt đời, xã hội phải là một xã hội học tập. Giáo dục phải thoả mãn những nhu cầu học tập khác nhau của các đối tượng khác nhau, do đó phải tiến hành đa dạng hoá trong giáo dục từ loại hình đến nội dung, phương thức giáo dục và đa dạng hoá phải được thực hiện trên cơ sở chuẩn hoá. Thực hiện xã hội hoá giáo dục là giải pháp cơ bản để xây dựng xã hội học tập.

- Trong bối cảnh thế giới hiện nay hội nhập quốc tế về giáo dục không chỉ là xu thế và đòi hỏi khách quan mà còn là động lực quan trọng để phát triển giáo dục.

- Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới tư duy giáo dục cần được thấu suốt trong mọi cấp, mọi ngành, từ đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ giáo viên và học sinh đến đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy trí tuệ, khơi dậy tiềm năng, truyền thống hiếu học và sức mạnh sáng tạo của toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Đổi mới tư duy giáo dục chỉ có ý nghĩa khi những tư tưởng mới được thể hiện cụ thể trong thực tiễn hoạt động giáo dục: Trong việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân, trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo dựng môi trường giáo dục, trong việc hoạch định chính sách giáo dục và thực hiện các hoạt động giáo dục khác…

3.1.3. Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực Vùng ĐNB

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Tạo ra khối lượng thông tin và tri thức nhân loại tăng nhanh với gia tốc lớn, điều này vừa khiến cho vòng đời của thông tin nhanh chóng bị rút ngắn lại, thông tin nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng với khối lượng đồ sộ của thông tin bắt buộc hoạt động của con người phải tăng tốc, phải được nâng cấp để bắt kịp sự biển đổi này.

- Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạng kinh tế tri thức (knowledge-based economy), nhất là ở các quốc gia phát triển. Tuy nhiên đây lại là điều rất khó khăn đối với các nước kém phát triển để có thể bắt kịp. Do vậy khoảng cách cách biệt vốn có giữa nước giàu và nước nghèo trên thế giới lại có điều kiện mở rộng hơn.

Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia, lãnh thổ chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động đông đúc, thị trường tiêu thụ... nhưng trong giai đoạn hiện nay chính là tri thức (knowledge) lại có ý nghĩa hết

sức lớn lao, tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia, lãnh thổ một cách vững chắc, lâu dài.

- Xu thế toàn cầu hoá (globalization) và sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của mạng internet hầu như bao phủ khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta. Điều này khiến cho các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới ngày càng trở nên gần gũi với nhau hơn, khái niệm “Global village” (ngôi làng trái đất) xuất hiện và ngày càng phổ biến trong cuộc sống nhân loại. Các tổ chức quốc tế và khu vực như WTO, EU, AFTA, ASEAN, NAFTA... thu hút nhiều quốc gia, lãnh thổ cùng tham gia, nhưng qua đó sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn nhiều. Và tất nhiên ưu thế hầu như bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ nào có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn.

Từ bối cảnh trên cho thấy, quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của nước ta cũng như Vùng ĐNB đang phải đối đầu với nhiều thách thức của thời đại, trong đó thách thức về chất lượng nguồn nhân lực là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Nguồn nhân lực ngày nay đòi hỏi phải thông minh, có tính linh hoạt cao, có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, có khả năng sáng tạo, có khả năng làm việc với nhiều người, có tính độc lập v.v... Kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước công nghiệp mới trên thế giới cho thấy chính một nền giáo dục phát triển sẽ đáp ứng được việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đây là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO cuối năm 2006 đang mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong phát triển thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài; tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế trong sự phân công lao động xã hội toàn cầu. Vùng ĐNB cũng nằm trong xu hướng đó và chiến lược phát triển KT - XH của Vùng với ưu tiên hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là đối với doanh nghiệp trên quan điểm lấy hiệu quả và lợi thế so sánh làm thước đo, gắn chặt với phân công lao động trong vùng, trong nước và quốc tế. Chính vì vậy yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB trong giai đoạn này là: Thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ ngang bằng với tốc độ của khu vực công nghiệp và xây dựng, tạo điều kiện để khu vực

dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn sau năm 2010. Trong nội bộ ngành, cần có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ hiện đại, tăng tỷ trọng các ngành thâm dụng kỹ thuật cao, chất xám và giá trị gia tăng cao. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng ĐNB đến năm 2020, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế phát triển trong vùng như TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương sẽ có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên phạm vi toàn vùng.

Cơ cấu kinh tế của Vùng ĐNB giai đoạn 2011 - 2020 sẽ chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm mà các tỉnh, thành phố trong vùng có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác trong cả nước. Liên kết, hợp tác với nhau giữa các tỉnh trong vùng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trên cơ sở hình thành rõ nét những động lực, mũi nhọn, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tạo chuyển biến về phân công lao động xã hội, trong đó tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành và lĩnh vực tạo ra sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ xuất khẩu.

Đối với cơ cấu ngành kinh tế, tập trung chuyển dịch sang các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

Thay đổi mô hình tăng trưởng, từ tăng trưởng kinh tế dựa vào các yếu vốn và lao động chuyển sang dựa vào sử dụng công nghệ cao tạo ra, nâng cao năng suất lao động, từ đó tìm kiếm những hướng đi mới, những phương thức kết hợp có hiệu quả nhằm phát huy cao độ lợi thế so sánh và khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của vùng trong hội nhập.

Cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp chuyển đổi theo hướng phát triển nhanh những ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, và dịch vụ) và ngay trong khu vực nông nghiệp có sự chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân. Tập trung phát triển các

ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn, giảm phát triển các ngành thâm dụng lao động giản đơn, các ngành thâm dụng tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Mặt khác, tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành mũi nhọn, gồm: (1) cơ khí chế tạo, (2) điện tử - tin học – viễn thông, (3) công nghiệp hóa chất và dược phẩm, (4) ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành y dược. Đối với các tỉnh còn lại như Bình Phước, Tây Ninh, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ tới vẫn là phát triển các ngành cần nhiều lao động, có tiềm năng tài nguyên, nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Vùng ĐNB sẽ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển nông nghiệp, hình thành khu nông nghiệp kỹ thuật cao. Đối với khu vực dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ mới, cao cấp. Phát triển khu vực dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ sản xuất phát triển không chỉ cho vùng mà còn cho cả nước, đủ sức cạnh tranh với các khu vực khác. Phát triển các ngành dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiể, thương mại (dịch vụ thương mại quốc tế), dịch vụ vận tải và kho vận quốc tế, dịch vụ viễn thông và giá trị gia tăng, công nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 123 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)