Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 61 - 62)

Sau thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, Vùng ĐNB ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước, loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Chỉ riêng TP.HCM, hiện nay có trên 50 trường đại học, cao đẳng và phân hiệu với nhiều ngành đào tạo (năm 1990 trở về trước chỉ có 21 trường), chiếm gần 1/3 tổng số các trường Đại học và cao đẳng trong cả nước với hình thức tổ chức khá đa dạng. Tổng số cán bộ giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố trên 11 nghìn người, hàng năm sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng trên 50 nghìn người. Đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật cũng rất được chú trọng. Trên địa bàn thành phố có 27 trường THCN, hiện có 62.019 học sinh đang theo học với số lượng cán bộ giảng dạy là 1.330 người và 7 trường CNKT, hệ thống dạy nghề, có khoảng 122 trường tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Số ngành đào tạo bao gồm nhiều lĩnh vực: văn hoá - xã hội, thương mại- dịch vụ- du lịch, và phần lớn tập trung ở các ngành kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp, nông - lâm nghiệp- thuỷ sản, xây dựng, giao thông vận tải. TP.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước trong quá trình hiện đại hóa.

Dưới góc nhìn kinh tế, mạng lưới các trường đại học và cao đẳng ở TP.HCM là một loại hình sản xuất đặc biệt vì nó sản xuất ra tri thức mới và nguồn nhân lực hàm chứa tri thức cao.

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng biết gắn kết với thị trường lao động và việc làm, với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM và cả trong phạm vi vùng Nam Trung bộ và Nam bộ. CNH, HĐH của đất nước nói chung, của Vùng ĐNB nói riêng đang đặt ra những yêu cầu cao đối với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cao với ba yếu tố: trình độ - năng lực, phẩm chất đạo đức và sức khỏe.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)