Xây dựng kịch bản phòng ngừa

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 120 - 134)

3.5.1. Tình hình thiên tai năm 2010.

Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực miền Trung thường xuyên bị tác động bởi hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó chủ yếu là bão và lũ. Theo thống kê, hằng năm tại tỉnh có 3 đến 4 cơn lũ từ mức báo động II, báo động III trở lên và bị ảnh hưởng từ 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

Thời tiết năm 2010 có diễn biến phức tạp, bất thường, đặc biệt số lượng bão và lũ không nhiều hơn so với những năm qua, chủ yếu tập trung vào trận lũ lụt từ ngày 15 đến ngày 18/11/2010 gây thiệt hại nghiêm trọng về sản xuất nông nghiệp, dân sinh và kinh tế của các địa phương.

Tình hình thiên tai năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tổng hợp như sau:

3.5.1.1. Về bão: có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đôn, tuy không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam nhưng cũng gây ra mưa lũ đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

3.5.1.2. Về lũ: từ tháng 10 đến tháng 11 trên địa bàn tỉnh có 02 đợt lũ, cụ thể như sau:

- Từ ngày 15/10/2010 đến 16/10/2010 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 (Megi) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, đến rất to, tập trung chủ yếu vào các vùng đồng bằng ven biển và một số huyện miền núi. Lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh từ 100-180mm; một số địa phương mưa rất to như: Tiên Phước: 330mm, Đại Lộc: 320mm, Tam Kỳ: 305mm... gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

- Từ ngày 15/11/2010 đến 17/11/2010 do ảnh hưởng kết hợp đới gió đông với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi; một số địa phương

có mưa rất to như: Trà My: 530mm, Tiên Phước: 396mm, Phước Sơn: 358mm, Hiệp Đức: 279mm....

Mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 8.88m, dưới báo động III: 0.12m; trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy, dưới mức báo động III: 0.11m; tại Câu Lâu, Hội An, trên mức báo động III; sông Tam Kỳ trên mức báo động II. Đợt lũ này gây thiệt hại nghiêm trọng về hệ thống công trình đường giao thông như sạt lở, bồi lấp, hư hỏng cầu cống, kênh mương...

3.5.1.3. Về lốc, sét: từ tháng 02 đến tháng 09 năm 2010 có tổng cộng 10 đợt lốc, sét, tập trung nhiều nhất ở các huyện Đông Giang, Nông Sơn, Đại Lộc, Phước Sơn, Bắc Trà My, Duy Xuyên, Điện Bàn… làm chết 05 người, 08 người bị thương và nhiều nhà cửa, cơ quan trường học bị hư hỏng, hàng trăm ha rau màu bị thiệt hại đáng kể

3.5.2. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão năm 2010.

Để chủ động đối phó với thảm họa do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn về người, tài sản nhân dân và Nhà nước, trước mùa mưa bão năm 2010, Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCLB & TKCN năm 2009, triển khai nhiệm vụ công tác PCLB năm 2010 với các nội dung chủ yếu như sau:

- Tiến hành củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp; rà soát, bổ sung trang thiết bị và phương án PCLB & TKCN cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Thực hiện tốt công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và thiên tai để kịp thời ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ”; sẵn sàng đối phó với thiên tai với tư tưởng chỉ đạo “ phòng chống là chủ yếu, khắc phục là quan trọng’’.

- Các đơn vị vũ trang trên địa bàn (công an, quân đội) có kế hoạch hiệp đồng cụ thể, duy trì thường xuyên lực lượng, phương tiện để sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai với lực lượng thường trực khoảng 1.200-1.500 cán bộ, chiến sỹ. Ngoài ra Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều đội xung kích với tổng số 1.460 đoàn viên thành niên tham gia công tác PCLB, TKCN trên địa bàn tỉnh.

- Các ngành, địa phương, đơn vị nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 808/CT-TTg ngày 07/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về công tác PCLB & TKCN năm 2010; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống lụt bão và TKCN năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị số 2215/CT- BNN-TCTL ngày 13/7/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét ở các địa phương miền núi và Tây nguyên; Chỉ thị số 1250/CT-BNN- TCTL ngày 29/4/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2010.

-Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 2003/KH-UBND ngày 18/6/2010 của UBND tỉnh về việc kiểm tra công tác PCLB & TKCN; Kế hoạch số 2662/KH-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh về việc huy động lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên tham gia giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt; Công văn số 2563/UBND-KTN ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển; Công văn số 2756/UBND-KTN ngày 16/8/2010 về việc triển khai một số biện pháp phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất ở miền núi tỉnh Quảng Nam.

- Phổ biến rộng rãi cho các địa phương và nhân dân các mức báo động mới trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn và Tam Kỳ theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

- Chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với UBND các cấp tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm tại 71 điểm xung yếu, ở khu vực miền núi, những nơi dễ

bị chia cắt trên địa bàn tỉnh, bao gồm: mỳ tôm: 7.850 thùng; muối: 112 tấn; gạo: 1.706 tấn; xăng dầu: 1.224.000 lít; dầu hỏa: 110.600 lít. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 41 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương còn vận động nhân dân tự dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo giải quyết trong khoảng 10 ngày.

- UBND các cấp rà soát, xây dựng kế hoạch sơ tán, di dời dân cụ thể ở những nơi xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai, chủ yếu theo hình thức xen ghép.

- Trước mùa mưa bão, theo Kế hoạch số 2003/KH-UBND ngày 18/6/2010, UBND tỉnh đã thành lập 02 Đoàn công tác do Sở Nông nghiệp & PTNT và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành tổ chức đi kiểm tra công tác PCLB & TKCN, an toàn các hồ chứa nước, nhất là các hồ thủy điện có quy mô lớn (như A Vương, Sông Tranh 2, ĐăkMi 4). Hầu hết các công trình xây dựng cơ bản thi công dở dang trong tỉnh đều được các đơn vị triển khai thực hiện tốt các phương án bảo vệ an toàn nhất là đối với các hồ chứa nước như An Tây, Hóc Hạ, Vĩnh Trinh, Nước Zút...

- Xây dựng quy chế phối hợp vận hành các hồ chứa nước, nhất là các hồ thủy điện nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và hạn chế ngập lụt ở vùng hạ du. Theo đó giữa BCH PCLB tỉnh và Nhà máy thủy điện A Vương đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp ngay trước mùa mưa bão.

3.5.3. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai.

Qua đợt mưa lũ tháng 10 và tháng 11 năm 2010, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam đã kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó với thiên tai như sau:

- Theo dõi, nắm bắt kịp thời diễn biến thời tiết, thiên tai và đã ban hành 23 công điện chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp đối phó với thiên tai.

- Phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của tàu thuyền ở ngoài khơi; thường xuyên thông báo và hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú bão an toàn. Hầu hết những trường hợp tàu, thuyền bị sự cố trên biển được Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo dõi chặt chẽ và tổ chức ứng cứu kịp thời.

- Về công tác di dời, sơ tán dân: Trước mùa mưa lũ, đã tổ chức di dời 197 hộ dân ở vùng có nguy cơ cao bị sạt lở đất đến các khu tái định cư. Ngoài ra, trong đợt mưa lũ từ ngày 15 đến ngày 18/11/2010 đã tổ chức sơ tán 4.075 hộ dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Hệ thống thông tin liên lạc, điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong nhân dân đã được tổ chức xử lý kịp thời các sự cố do thiên tai gây ra, không để bị gián đoạn dài ngày.

3.5.4. Công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Sau thiên tai, UBND tỉnh cũng đã có Công văn số 4078/UBND-KTN ngày 24/11/2010 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra; đồng thời cử nhiều đoàn công tác đi kiểm tra tình hình, chỉ đạo và giúp đỡ các địa phương, đơn vị khắc phục các hậu quả của thiên tai.

3.5.4.1. Về dân sinh

- Tổ chức di chuyển số dân sơ tán trở về nơi ở cũ, kịp thời tổ chức đi thăm viếng, hỗ trợ cho các gia đình có người bị chết, bị thương và nhà ở bị sập.

- Tại huyện Nam Trà My, chính quyền địa phương tích cực tìm địa điểm để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị sập nhà do sạt lở núi; đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trên 150 triệu đồng để nhân dân xây dựng nhà ở mới sớm ổn định cuộc sống.

3.5.4.2. Về nông nghiệp

Các địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống rét hại bảo vệ đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ giống cho nhân dân tiếp tục sản xuất, khôi phục lại diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở, bồi lấp.

3.5.4.3. Về giao thông

- Khẩn trương thi công cầu tạm Paley thay thế cầu Gò Nổi trên tuyến đường 610B bị sập, đảm bảo việc đi lại cho 33.000 dân của 03 xã Gò Nổi thuộc huyện Điện Bàn. Hiện nay tỉnh đã chỉ đạo ngành giao thông tiến hành lập dự án xây dựng lại cầu mới với kinh phí khoảng 130 tỷ đồng và đang tìm nguồn để thực hiện.

- Tuyến Quốc lộ 14E, 14D được tổ chức khắc phục nhanh và sau gần một tuần, giao thông đi lại bình thường.

- Các tuyến tỉnh lộ ĐT 614, 615, 616, 617, 618... đã được ngành giao thông tỉnh triển khai khắc phục các vị trí hư hỏng, đảm bảo giao thông bình thường.

- Riêng tuyến đường Nam Quảng Nam trên địa phận huyện Nam Trà My do khối lượng sạt lở quá lớn, các đơn vị thi công còn tích cực đang tiếp tục thực hiện công tác khắc phục hậu quả.

- Các tuyến đường giao thông nông thôn cũng đã được chính quyền địa phương khẩn trương chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng tổ chức xử lý các đoạn bị sạt lở, bồi lấp, đảm bảo đi lại cho người dân.

3.5.4.4. Về thủy lợi.

- Đối với các hệ thống kênh mương thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, các địa phương đã huy động nhân dân và các lực lượng thực hiện nạo vét, sửa chữa đảm bảo dẫn nước phục vụ sản xuất.

- Đối với các đập bổi bị cuốn trôi, đã được nhân dân tổ chức đắp trở lại, đồng thời khắc phục tạm các công trình thủy lợi kiên cố bị hư hỏng, đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2010-2011.

3.5.5. Một số bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh. thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Qua nhiều năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, Quảng Nam rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

3.5.5.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác PCLB tại các địa phương

Đây là yếu tố có tính chất quan trọng đến hiệu quả của công tác PCLB, giảm nhẹ thiên tai. Thực tế đã cho thấy, mặc dầu công tác cảnh báo, dự báo của các cơ quan chức năng kịp thời, chính xác, phương án phòng chống được cụ thể, nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trong công tác phòng chống thiên tai thì hiệu quả sẽ không cao.

Để công tác PCLB & TKCN có hiệu quả cao, phải lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở. Khi xảy ra bão, lũ sự hỗ trợ, giúp nhau của những người cùng xóm, thôn, bản là kịp thời và hiệu quả nhất, các lực lượng chính quy chỉ mang tính chất hỗ trợ khi thiên tai ở phạm vi rộng và mức độ lớn.

3.5.5.2. Sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội:

Thiên tai, bão lụt thường xảy ra trên diện rộng và thiệt hại lớn. Vì vậy cần phải xem đây là công việc của cả hệ thống chính trị tại địa phương, trong đó vai trò chỉ huy, chỉ đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương có vị trí hết sức quan trọng.

- Việc huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là nhân tố hết sức cần thiết, tạo nên sức mạnh tổng hợp đảm bảo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đạt hiệu quả cao.

- Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai phải được thực hiện thường xuyên ở nhiều đối tượng khác nhau, nhằm chuyển biến nhận thức và tăng cường ý thức chủ động xử lý các tình huống do thiên tai gây ra, tránh việc ỷ lại, trông chờ vào cấp trên. Có như vậy công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai mới kịp thời, hiệu quả.

3.5.5.3. Thực hiện tốt phương châm 5 tại chỗ:

- Đối với một địa phương có điều kiện địa hình tự nhiên phức tạp như Quảng Nam, khi thiên tai xảy ra có nhiều vùng lũ lên nhanh, bị ngập sâu, bị cô lập, chia cắt, giao

thông đi lại khó khăn. Vì vậy việc quán triệt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) theo tinh thần chỉ đạo của TW đối với Quảng Nam có ý nghĩa rất lớn, phương châm này được xuyên suốt trong công tác chỉ đạo phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai từ tỉnh xuống địa phương. Tuy nhiên qua thực tiễn, ngoài việc quán triệt phương châm 4 tại chỗ trong công tác PCLB tỉnh Quảng Nam còn bổ sung thêm phương châm “quản lý tại chỗ”, phương châm này sẽ giúp cho các địa phương ngăn chặn, hạn chế tai nạn chết người do bất cẩn khi đi lại khi xuất hiện thiên tai bão, lũ.

- Trong công tác hậu cần tại chỗ, việc dự trữ lương thực và các mặt hàng thiết yếu tại chỗ trong mùa mưa bão đối với Quảng Nam là hết sức cần thiết. Ngoài các kho dự trữ của Nhà nước, việc huy động sức dân tự lo dự trữ tại gia đình là quan trọng nhất; đồng thời khuyến khích các thôn, bản đóng góp xây dựng các kho dự trữ tự quản. Nhờ làm tốt công tác này, những vùng thường xuyên bị thiên tai tại Quảng Nam đảm bảo lương thực cho dân từ 7 đến 10 ngày, thậm chí có nơi đến gần 01 tháng sau khi bị cô lập.

3.5.6. Một số vấn đề tồn tại.

Nhìn chung công tác PCLB & TKCN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 120 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w