Một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác PCLB năm 2011:

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 128 - 134)

a. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN các cấp theo Nghị định số 14/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án, kế hoạch PCLB & TKCN phù hợp sát với tình hình thực tế ở các địa phương, nhất là ở cấp xã, thôn, bản.

b. Củng cố, duy trì lực lượng thường trực; bổ sung phương tiện cứu nạn cứu hộ ở các địa phương, đơn vị, sẵn sàng cơ động ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống. Chuẩn bị tốt công tác dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng cao biên giới, hải đảo, nhưng khu vực dễ bị cô lập và chia cắt giao thông dài ngày khi có thiên tai.

c. Sớm tổ chức công tác đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011.

d. Rà soát, bổ sung phương án hiệp đồng phối hợp các lực lượng vũ trang trên địa bàn (Quân đội, Công an) nhằm bảo đảm ứng phó nhanh khi xuất hiện thiên tai trên diện rộng.

e. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, tổ chức di dời các hộ dân ở những vùng có nguy cơ bị sạt lở vào khu tái định cư.

f. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đối với ngư dân về tình hình thiên tai trên biển; tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ và thông tin, hướng dẫn kịp thời đối với các tàu thuyền đánh bắt cá trên biển nhằm tránh bị thiệt hại khi có bão, ATNĐ.

g. Có kế hoạch phối hợp tuyên truyền, vận động cho nhân dân nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng; thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn cho các phương tiện nghề cá trên biển, các phương tiện giao thông thủy nội địa.

i. Có kế hoạch theo dõi, giám sát việc vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn, nhất là các hồ thủy điện nhằm hạn chế ngập lụt ở hạ du.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm đã được tiến hành có thể rút ra một số kết luận như sau:

Ngày nay, các vệ tinh quan sát Trái đất cho phép cung cấp kịp thời hình ảnh bề mặt khu vực bị ngập lụt trên diện rộng giúp cho việc quản lý thiên tai được thuận tiện. Bằng việc sử dụng ảnh vệ tinh cụ thể ở đây là sự kết hợp giữa ảnh Radar và ảnh Quang học, nghiên cứu đã đưa ra một quy trình công nghệ trong việc xử lý ảnh, đặc biệt là tư liệu ảnh Radar. Ảnh radar là tư liệu mới ở Việt Nam và có kỹ thuật xử lý phức tạp, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận văn đã đưa ra được quy trình xử lý ảnh radar để chiết tách thông tin vùng ngập. Lọc nhiễu trên ảnh Radar là một công đoạn rất quan trọng, nó quyết định phần lớn độ tin cậy của kết quả thu được. Do vậy, vùng ngập sau khi được chiết tách từ ảnh Radar cho độ chính xác cao.

Bên cạnh khâu xử lý ảnh nghiên cứu đã đưa ra phương pháp chiết tách thông tin từ hai loại ảnh này. Đối với ảnh Quang học sử dụng để chiết tách thông tin lớp phủ bề mặt, đối với ảnh Radar để chiết tách thông tin vùng ngập.

Ở đây việc sử dụng công cụ GIS hỗ trợ rất lớn chồng ghép các lớp thông tin và tính toán diện tích vùng ngập một cách nhanh chóng.

Sản phẩm của luận văn là “Bản đồ hiện trạng ngập lụt khu vực tỉnh Quảng Nam 20/11/2010.

Mức độ thiệt hại cây lúa, cây hoa màu và vùng nuôi trồng thủy sản được đánh giá nhờ ứng dụng các phần mềm GIS và phương pháp đánh giá ảnh hưởng thiệt hại ECLAC cho bức tranh tương đối về sự thiệt hại do ngập lụt gây ra đối với ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của khu vực này.

Kiến nghị:

Với ưu điểm của ảnh Radar là khả năng mang lại thông tin về tình trạng ngập lụt ngay tại thời điểm xảy ra lũ lụt. Như vậy cần xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin lớp phủ bề mặt, đặc biệt tại những khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng. Việc sử dụng tư liệu ảnh Quang học mới nhất sẽ mang tính chất hỗ trợ, cập nhật các thông tin thay đổi. Có như vậy quá trình sử dụng tư liệu ảnh viễn thám xây dựng bản đồ đánh giá thiệt hại do lũ lụt gây ra mới được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

Để xác định được mức ngập, diện ngập và thời gian ngập chính xác hơn cần phải có tư liệu ảnh radar đa thời gian chụp tại các thời điểm trước, trong và sau khi ngập.

Cần có thêm kiến thức chuyên gia và các số liệu thống kê để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thực nghiệm.

Vì thời gian làm luận văn và tư liệu có hạn nên tác giả mới chỉ ứng dụng quy trình này tại khu vực tỉnh Quảng Nam, song quy trình này có thể ứng dụng để đánh giá ảnh hưởng thiệt hại do ngập lụt đối với các vùng khác ở Việt Nam.

Nhằm giúp Quảng Nam có điều kiện thực hiện tốt công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong năm 2011 và những năm tiếp theo, kính đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm giải quyết:

- Hỗ trợ kinh phí cho Quảng Nam thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo ổn định các tuyến giao thông huyết mạch thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, nhất là các huyện miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Nam Giang, Tây Giang. Trước mắt hỗ trợ khoảng 130 tỷ đồng xây dựng mới lại Cầu Gò Nổi tại huyện Duy Xuyên.

- Có kế hoạch đầu tư hoặc sớm hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đảm bảo vượt lũ sau:

+ Tuyến Quốc lộ I A và tuyến Quốc lộ 14E cho nâng cấp mở rộng để đảm bảo giao thông quốc lộ qua địa bàn và khắc phục ngập lụt tại một số đoạn Bắc thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình;

+ Tuyến đường Nam Quảng Nam tổn thất rất lớn, tại những vị trí sạt lở cho phép bổ sung kinh phí để kiên cố hóa bền vững công trình.

+ Các tuyến ĐT 608 (đi Hội An-Điện Bàn), ĐT 609 (Điện Bàn-Đại Lộc) thường xuyên ngập sâu khi có mưa lũ, đề nghị hỗ trợ vốn để nâng cấp, cải tạo.

- Quảng Nam đã lập dự án xây dựng 51 khu tái định cư cho hơn 6.200 người ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao (từ 2011-2015) với kinh phí trên 300 tỷ đông, kính đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí kinh phí hằng năm để đảm bảo thực hiện đảm bảo kế hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Bùi Tá Long, 2008, Mô hình hóa môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 441 trang.

[2]. Bùi Tá Long, 2006, Hệ thống thông tin môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 334 trang.

[3]. Chu Hải Tùng, Đặng Trường Giang, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Minh Ngọc: Ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số thông tin về lớp phủ mặt đất. Đặc san của Trung tâm Viễn thám quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 5 tháng 12 – 2008, tr.1 - 14.

[4]. http://www.quangnam.gov.vn

[5]. Nguyễn Xuân Lâm (2003), “Nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan trong ứng dụng công nghệ Viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam, trước hết đối với tài nguyên đất và nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học theo nghị định thư hợp tác Việt Nam- Thái Lan.

[6]. Phạm Văn Cự và Ferdinand Bonn (2006), Giáo trình Viễn thám Radar.

[7]. Nguyễn Xuân Lâm và nnk (2006), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ mục đích giám sát một số thành phần tài nguyên, môi trường tại các khu vực xây dựng công trình thủy điện, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

[8]. Đặng Văn Bào, Đào Đình Bắc, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu (2002), “Bản đồ cảnh báo lũ lụt vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, KHTN & CN, T.XVIII, N0 2, tr.17 - 25.

[9]. Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Trần Thanh Hà (2005), Nghiên cứu tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn trên cơ sở ứng dụng phương pháp địa mạo và Hệ thông tin địa lý, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hă Nội, chuyên san KHTN&CN, số IAP/2005, tr. 63- 70.

[10]. Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám vệ tinh TERRA-MODIS và NOAA trong theo dõi diễn biến cháy lớp phủ thực vật tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hà Nội 12-2004

[11]. Vương Vũ Minh. Kỹ thuật viễn thám và ứng dụng. Nhà xuất bản giao thông nhân dân. Bắc Kinh 1990 (Nguyên bản tiếng Trung Quốc)

[12]. Trang thông tin điện tử Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Việt Nam,

http://www.ccfsc.org.vn

[13]. Trang web tài liệu liên quan về viễn thám

http://gis-clim.blogspot.com/2011/03/remote-sensing-and-gis-vien-tham-va- gis.html

Tiếng Anh

[14]. Marco Lavalle & Trish Wright (2009). Absolute Radiometric and polarimetric calibration of Alos Palsar product, 5-7

[15]. Report Sentinel Asia Emergency Observation in Viet Nam. By Tran Tuan Ngoc – Viet Nam National Remote Sensing Centre, 1-31

[16]. Anderson, J., Hardy, E., Roach, J., & Witmer, R. (1976). A land use and land cover classification system for use with remote sensor data. Washington: Geological Survey Professional Paper 964.

[17]. Li,X. and A.G.O.Yeh (2002), Neural-network-based cellular automata for simulating multiple land use changes using GIS, International Journal of geographical information science, 16(4): 323-343.

[18]. Robbert Misdorp, Hua Chien Thang, Nguyen Xuan Lam…, “Using Remote Sensing Data for Coastal TT – Hue Province, Viet Nam, Providing information for Intergrated Coastal Zone Management.

[19]. López, E., Bocco, G., Mendoza, M., & Duhau, E. (2001). Predicting land cover and land-use change in the urban fringe. A case in Morelia city, Mexico. Landscape and Urban Planning, 55(4), 271–285.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 128 - 134)