Thiết kế và xây dựng cơ sở toán học bản đồ ngập lụt ở Quảng Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 100 - 101)

Để đảm bảo tính hệ thống giữa các bản đồ, tính chính xác cho bản đồ, cơ sở toán học của bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam được thiết kế và xây dựng như sau:

- Hệ toạ độ: bản đồ ngập lụt được thành lập trên hệ toạ độ VN-2000 với các thông số: E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước; Bán trục lớn (a): 6.378.137 m; Độ dẹp (f): 1/298, 257223563.

- Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o

có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ ngập lụt.

- Tỷ lệ bản đồ: căn cứ vào cấp hành chính và diện tích lãnh thổ bản đồ thể hiện để lựa chọn tỷ lệ bản đồ cho phù hợp. Căn cứ vào diện tích tự nhiên của khu vực này, tỷ lệ bản đồ cần thành lập là 1:400000.

Xây dựng nền cơ sở địa lý

Nền cơ sở địa lý bao gồm các yếu tố: Thuỷ hệ (hệ thống sông, hồ); Hệ thống giao thông; Địa giới hành chính các cấp; Các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội; Ghi chú địa danh: tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác.

Dữ liệu nền cơ sở địa lý được chuyển từ định dạng .dgn sang định dạng .shp bằng phần mềm ArcGis. Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ định dạng .dgn sang lưu vào cơ sở dữ liệu không gian Geodatabase (Personal Geodatabase) phải đảm bảo được tính toàn vẹn dữ liệu và cơ sở toán học của bản đồ (phép chiếu, hệ tọa độ,…).

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w