Ngành Thương mại và Du lịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 89 - 91)

Ngành thương mại du lịch có tốc độ phát triển xấp xỉ đạt chỉ tiêu đề ra. Du lịch tiếp tục phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng, thế mạnh cuả địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái. Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Nam đã tập trung quảng

bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, đẩy mạnh du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có. Ngoài hai Di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, ngành du lịch Quảng Nam còn chủ động tổ chức các tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách như du lịch hồ Phú Ninh, suối Tiền, đèo Le, đồi Bồ Bồ, hồ Giang Thơm…; đồng thời cũng tăng cường kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch thông qua các cơ chế thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện nhằm khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch. Nhờ vậy, lượng khách du lịch tăng bình quân 22%/năm doanh thu du lịch tăng bình quân trên 30%. Đã có 88 dự án đầu tư vào phát triển kinh doanh du lịch trong đó 62 dự án đã đi vào hoạt động. Trong năm 2006, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ước đạt 419,33 tỷ đồng, tăng 27,75% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm trên 91% và tăng khá so với tháng trước, riêng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,7%; so với cùng kỳ năm trước các thành phần kinh tế đều tăng mạnh trừ thành phần kinh tế tập thể giảm 5,3%. Từ ngày 12/10 đến 18/10/2006 Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC được diễn ra tại Hội An, đây là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam ra với thế giới. Bên cạnh Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC còn có các hoạt động: triển lãm hình ảnh Du lịch Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quảng Nam, chương trình “Hội An - Đêm hội giao hòa văn hoá” với nhiều hoạt động phong phú nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Dự tính trong năm ngành Du lịch đạt được 1.514.176 lượt khách trong đó khách lưu trú đạt 388.533 lượt tăng 21,30% so cùng kỳ. Khách tham quan ước đạt 1.125.643 lượt, tăng 64,3% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động khách sạn - nhà hàng dự tính đạt được 106,76 tỷ đồng tăng 0,37% so với tháng trước, trong đó khách sạn ước đạt 27,47 tỷ đồng tăng 0,38%, và so với cùng kỳ tăng 13,25%. Tính chung trong năm doanh thu hoạt động khách sạn - nhà hàng ước đạt 937,23 tỷ đồng, tăng 50,3% so với cùng kỳ, hoạt động du lịch lữ hành đạt 33,36 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) của Quảng Nam còn khiêm tốn, giá trị xuất khẩu ước tính đạt 111,42 triệu USD, tăng 27,5% so cùng kỳ, đạt 82% kế hoạch; trong đó xuất khẩu địa phương đạt 63,58 triệu USD, tăng 19,9% so cùng kỳ, đạt gần 74% kế hoạch năm; khối trung ương và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 47,84 triệu USD, đạt gần 96% kế hoạch và tăng 38,83% so cùng kỳ. Các nhóm hàng chính đều có tốc độ tăng cao hơn so cùng kỳ: nhóm hàng thuỷ hải sản ước đạt 24,04 triệu USD, chiếm 22,3% tổng kim ngạch, tăng gần 30% so cùng kỳ, hàng dệt may đạt gần 17 triệu USD tăng 15,8%, hàng giày da ước đạt gần 20 triệu USD, tăng gần 1,5 lần so cùng kỳ. Ngoài ra sản phẩm gỗ đạt 19,20 triệu USD, nguyên liệu giấy đạt 10,23 triệu USD, tăng 23,2% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương đạt 79,20 triệu USD chiếm 75,52% tổng kim ngạch, tăng 6,39% so cùng kỳ. Hàng tư liệu tiêu dùng nhập 26,54 triệu USD chiếm 25,31% tổng kim ngạch, tăng 77,79%; hàng tư liệu sản xuất đạt 78,32 triệu USD, giảm 0,34% so cùng kỳ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 6, giá cả trên địa bàn tiếp tục tục tăng cao, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng. Theo điều tra, chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng tăng 5,74%. Hai nhóm hàng lớn quyết định tốc độ tăng chỉ số giá của tỉnh là lương thực và thực phẩm, trong đó lương thực tăng 0,36%, thực phẩm tăng 0,77% so tháng trước.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w