Ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn duy trì được tốc độ phát triển với chuyển biến trong cơ sấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ và từng bước nâng cao hiệu quả sản suất. Sản lượng lương thực có hạt đạt 433 nghìn tấn, tăng 5,5% so với năm trước, là năm được mùa toàn diện.
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ngành trồng trọt đạt trên 2.054 tỷ đồng. Trong đó, giá trị cây trồng hằng năm trên 1.854 tỷ đồng, bình quân đạt 21,3 triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn năm trước trên 3 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt gần 919 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đã công bố hết dịch lở mồm long móng từ ngày 01/10/2006. Tổng đàn gia súc ước đạt 900.530 con tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm 3.526.500 con giảm 10% so với cùng kỳ do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nhiều hộ chuyển sang nuôi các loại con vật nuôi và ngành nghề khác. Tiếp tục triển khai giao khoán cho hộ quản lý và khoanh nuôi bảo vệ rừng 49.000 ha. Diện tích trồng rừng tập trung năm 2006 ước thực hiện 8.340 ha, tăng 7,5%; khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 138.500m3, tăng 7,6% so
với năm 2005. Diện tích nuôi trồng thủy sản 7.245 ha, tăng trên 15% so với năm 2005. Sản lượng khai thác thủy sản ước thực hiện gần 48.590 tấn, tăng 1,2% so với năm 2005. Sản lượng tôm nuôi ước đạt 2.930 tấn, giảm 7% so với năm 2005 do ảnh hưởng bão số 6 làm giảm sản lượng tôm vụ II. Qua đó chúng ta thấy nhìn chung Ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số lao động và đóng góp nhiều nhất cho GDP của tỉnh, trong đó:
Trồng trọt: kết thúc năm nông nghiệp 2006, cả tỉnh gieo trồng được 70.524 ha cây hàng năm các loại, tăng 3,6% so với cùng năm 2005, trong đó: cây lương thực 48.930 ha, tăng 1,4%; cây rau đậu các loại 8.124 ha, tăng 8,0%; cây công nghiệp đạt 4.288 ha, giảm 190 ha. Tuy trong điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, nắng nóng kéo dài ở đầu vụ và ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây thiệt hại trên 2.000 tấn (chủ yếu trên diện tích lúa gieo chưa thu hoạch), song năng suất lúa vẫn đạt khá, bình quân toàn tỉnh đạt 43,05 tạ/ha, tăng 0,92 tạ/ha. Trong đó năng suất lúa các huyện cánh Bắc đạt 54,18 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha; năng suất các huyện cánh Nam đạt 46,48 tạ, tăng 2,95 tạ/ha so năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 432.280 tấn, tăng 5,2% (+21.605 tấn) so với năm 2005, trong đó: thóc đạt 384.114 tấn, tăng 4,7% (+17.236 tấn) và ngô đạt 48.166 tấn, tăng 10,0% (+4.369 tấn).
Chăn nuôi: Đã công bố hết dịch LMLM trên địa bàn toàn tỉnh vào nhữn tháng cuối năm 2006. Việc vận chuyển, buôn bán, giết mỗ và tiêu thụ sản phẩm gia súc trên địa bàn tỉnh trở lại bình thường. Đàn bò tăng mạnh là do có sự hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, khuyến khích phong trào trồng cỏ nuôi bò rộng khắp nên đã kích thích được người nuôi đầu tư mở rộng quy mô. Do dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006, người nuôi thực hiện lệnh cấm ấp nở, nuôi mới gia cầm nên tổng đàn gia cầm giảm mạnh.
Lâm nghiệp: Phần lớn đất ở Quảng Nam là đất lâm nghiệp. Trong 592.500ha đất được sử dụng, 443.900 ha là đất lâm nghiệp, chiếm 75%. 113.000ha được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 19%. Điều này khiến Quảng Nam trở thành tỉnh sản xuất lâm nghiệp hàng đầu trong vùng. Như chúng ta đã thấy, Quảng Nam có diện tích rừng
che phủ lớn hơn các tỉnh khác. Bình Định là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ hai với 202.000ha. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay thành phần ngoài quốc doanh, đất lâm nghiệp lại chủ yếu nằm trong tay khu vực nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Một số nhà tài trợ và chính quyền tỉnh đã chuyển đất cho cộng đồng sử dụng nhằm tạo điều kiện khai thác rừng bền vững thông qua việc áp dụng phương pháp nông lâm kết hợp theo định hướng thị trường. Hiện nay Tỉnh đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng (trồng rừng theo dự án 661, dự án JIBIC, dự án KFW6, dự án WB3, dự án FAO,... và trồng cây phân tán trong nhân dân). Diện tích trồng rừng đến nay khoảng 5.400 ha đạt trên 65% KH năm. Khai thác gỗ rừng trồng 10 tháng năm 2006 ước đạt 115.000 m3, bằng 90% KH năm, tăng 14,2 % (+ 14.500 m3) so với cùng kỳ năm 2005.
Khai thác và nuôi trồng thủy sản: trong năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 61 tàu thuyền bị chìm, 250 tàu thuyền bị hư hỏng; thời gian bám biển của ngư dân ngắn nên sản lượng khai thác thủy sản không cao, ước đạt 1.900 tấn, cộng dồn sản lượng đạt 46.081 tấn, tăng 1,3% (+600 tấn) so với cùng kỳ năm 2005, bằng 98%KH. Tôm nuôi vụ II đến nay đã thu hoạch được 80% diện tích thả nuôi, sản lượng đạt 1.000 tấn, giảm 22,5% (-290 tấn) so với cùng vụ năm 2005. Sản lượng tôm nuôi cả năm đạt 2.930 tấn, giảm 7,02% (-221 tấn) so với năm 2005. Nguyên nhân chính làm giảm sản lượng tôm là do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 475 ha tôm vụ II chưa thu hoạch bị ngập, đã gây thất thoát 360 tấn tôm thịt. Diện tích nuôi cá nước ngọt bị ngập 75 ha gây thất thoát gần 80 tấn cá; khối lượng bờ ao, đầm bị cuốn trôi là 50.600 m3 .