Nhu cầu thành lập bản đồ ngập lụt

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 70 - 72)

Cũng như một số quốc gia khác, ở nước ta lũ lụt được xem là một trong những thiên tai chủ yếu tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và đời sống. Do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của sự hình thành và hoạt động của bão ở Thái Bình Dương nên thiên tai do bão, lũ, lụt có tính lặp đi lặp lại và hàng năm Việt Nam chịu khá nhiều tổn thất về người và tài sản làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội không chỉ đối với một vài lưu vực nhỏ mà có khi còn tác động đến cả một khu vực tương đối rộng. Trong số các biện pháp tổng thể nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do lũ lụt, bên cạnh các biện pháp công trình thì biện pháp phi công trình cũng được xem là quan trọng, trong đó, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo lũ, lụt. Nếu công tác cảnh báo được thực hiện tốt, dự báo có độ bảo đảm cao, kịp thời và người dân hiểu rõ mức độ lũ, lụt đã và sẽ xảy ra sẽ góp phần quyết định để giảm thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và của người dân.

Bản đồ ngập lụt được thành lập sẽ xác định được các yếu tố như mức độ ngập lụt, diện tích ngập lụt v.v. Từ các thông tin này, có thể tính toán, dự đoán ra những khu vực

có nguy ngập lụt ở các cấp độ khác nhau, nguy cơ lở đất, bị lũ quét cao, ước tính được với lưu lượng mưa bao nhiêu, thời gian bao lâu thì có nguy cơ xảy ra lũ. Từ các dự đoán đó, địa phương sẽ có thể di dời các khu dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc dự báo sớm về các khả năng thiên tai xảy ra, quy hoạch lãnh thổ, v.v.

Bản đồ ngập lụt cho phép nắm được khả năng ngập lụt khi dự báo được diễn biến mực nước ở một vị trí nào đó trong khu vực ngập. Điều này rất cần thiết cho các nhà quản lý khi quyết định xử lý tình huống khẩn cấp. Mục đích xây dựng bản đồ ngập lụt nhằm:

- Cho biết trước diện ngập, mức ngập tại bất kỳ điểm nào trong vùng ngập khi biết được cấp mực nước lũ tại điểm chốt.

- Tạo cơ sở lựa chọn và phối hợp các biện pháp phòng lụt, ngập úng. Như đã biết, quy hoạch phòng ngập úng đô thị bao gồm nhiều biện pháp như đê bao, kè, hồ hoặc hầm chứa nước, đường thoát nước .v.v. đến các biện pháp phi công trình như phân vùng ngập lụt, quy hoạch quản lý sử dụng đất và quy chế xây dựng trong khu vực có nguy cơ ngập úng.

- Trợ giúp thực hiện phân vùng quản lý sử dụng đất trong khu vực thường xuyên ngập úng. Các công trình phòng ngập không thể bảo đảm hoàn toàn để loại trừ nguy cơ ngập úng; quy mô và mức bảo vệ của các công trình đó bao giờ cũng có giới hạn nhất định. Thêm vào đó, hậu quả của việc xây dựng là nhiều khu vực đất tự nhiên như ruộng lúa, đầm trước đây là nơi thấm và trữ nước nay đã và sẽ trở thành các khu vực không thấm nước do đó nguy cơ ngập lụt lại được tăng cường. Cho nên cần nghiên cứu tính toán quy mô các công trình khống chế ngập úng cho phù hợp với cao độ san nền hợp lý.

- Tạo cơ sở nghiên cứu biện pháp phòng ngập trong xây dựng cơ bản. Khi bắt buộc phải chấp nhận việc xây dựng công trình trong vùng có nguy cơ ngập úng thì ngoài biện pháp công trình cần có các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng cường sức chịu đựng của công trình đối với ngập úng. Trong trường hợp như vậy các thông số thủy văn như độ

sâu ngập, thời gian ngập, tốc độ dòng chảy và cả lượng cát bùn là những thông tin rất cần thiết để xác định các giải pháp kỹ thuật tăng cường nói trên.

- Thiết kế các công trình khống chế ngập úng. Việc thiết kế các công trình khống chế ngập như hồ chứa, trạm bơm phải dựa vào nhiều tài liệu nghiên cứu, tính toán thủy văn, thủy lực trong đó bản đồ nguy cơ ngập lụt (NCNL) là tài liệu không thể thiếu. Nó giúp việc đánh giá nguy c thiệt hại trung bình hàng năm và việc phân tích chi phí - lợi ích của những dự án công trình phòng ngập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w