Những thuận lợi và hạn chế trong tổ chức quản lý tài chính – tài sản và tổ chức vốn góp ban đầu tại các trường đại học, cao đẳng ngoà

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 33 - 37)

sản và tổ chức vốn góp ban đầu tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

2.2.3.1. Những thuận lợi

Hệ thống giáo dục nước ta đang thay đổi nhằm phục vụ và thích ứng với q trình xác lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trung tâm của sự chuyển đổi trong hệ thống giáo dục là việc hình thành các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập. Mặc dù Nhà nước chưa có nhiều hỗ trợ thiết thực, các chính sách khuyến khích chủ yếu chỉ mới ở dạng tuyên bố hoặc quy định trên giấy tờ, việc thực hiện trong cuộc sống còn hạn chế nhưng các trường đại học, cao

đẳng ngồi cơng lập cũng được thành lập và ngày càng phát triển và có

những thuận lợi như sau:

Một là, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục và

đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là hồn tồn đúng đắn.

Hai là, về quản lý tài chính - tài sản: Các trường đại học, cao đẳng

ngồi cơng lập được quyền tự chủ về tài chính – tài sản. Vì vậy, trách nhiệm và tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các trường ngày càng được tăng

cường và khuyến khích phát triển. Phần lớn các cơ sở có khả năng tự trang

trải chi phí hoạt động, trong đó có nhiều trường tạo được tích lũy tương đối khá.

Ba là, hoạt động các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập có bước

phát triển nhất định, là một trong các thành phần kinh tế và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Điều này cho thấy vấn đề sở hữu tư nhân được thừa nhận.

Bốn là, các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập ra đời đáp ứng

cho việc điều chỉnh và cải tiến hệ thống giáo dục Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi kinh tế và hội nhập thế giới, khẳng định tính đúng đắn của chính

sách đa dạng hố các loại hình nhà trường và chủ trương tăng quyền tự chủ

cho tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo. Mặt khác, các trường đại học, cao

đẳng ngồi cơng lập đã góp phần đào tạo nhân lực, tạo thêm cơ hội học tập

cho một bộ phận không nhỏ người dân trong cả nước, giảm bớt sức ép về nhu cầu học tập của nhân dân.

Năm là, các trường đại học, cao đẳng ra đời đã giảm bớt gánh nặng

cho ngân sách nhà nước trong khi vẫn tăng được số lượng lao động qua đào

tạo, từ đó góp phần nâng chất lượng lao động lên một bước. Xét một cách tổng quát, các trường đại học, cao đẳng ngoài cơng lập đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả trong giáo dục và đào tạo.

Sáu là, sự hình thành và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài

công lập đã tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng, một mặt, khích lệ việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập. Như vậy, hệ thống

các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập đã góp phần thúc đẩy việc cải

tiến chất lượng dịch vụ giáo dục đại học, cao đẳng.

2.2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được từ những thuận lợi trên, trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về đầu tư và huy động các nguồn lực, quản lý tài chính để thúc đẩy sự phát triển của các trường đại học, cao

đẳng ngồi cơng lập cịn những mặt tồn tại như sau:

Một là, về chính sách đất đai: Nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng

tham gia đầu tư vào thành lập mới các trường đại học gặp nhiều vướng mắc

về đất đai, khơng có đất để triển khai do quỹ đất “sạch” hầu như không cịn; hoặc khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng (chi phí giải phóng mặt bằng tương đối lớn) nên sau nhiều năm vẫn chưa đủ khả

hội cho lĩnh vực đào tạo trong thời gian qua chưa thực sự phát huy mạnh tác dụng.

Hai là, sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành

được triển khai đều đặn và với tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng do chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành về cơng việc này đều đã xác định, nên

có nhiều vấn đề mang tính liên ngành cần sự phối hợp giải quyết giữa các bộ

nhưng chưa có cơ quan chun tâm lo đề xuất, đơn đốc giải quyết. Do vậy,

các vấn đề chậm được phát hiện, khi đã phát hiện thì chưa được giải quyết rốt ráo và dứt điểm.

Ví dụ: Theo quy định hiện hành, việc ra quyết định cấp đất cho cơ sở giáo dục phải căn cứ vào Quyết định thành lập trường, nhưng Quyết định thành lập trường chỉ được ban hành sau khi đã thẩm định các điều kiện đảm bảo, trong đó có các yêu cầu về cơ sở vật chất nhà trường. Vòng luẩn quẩn này chỉ được giải quyết khi lãnh đạo các địa phương xé rào, ra quyết định

cấp đất để nhà trường xây dựng ngay, khi chỉ mới có văn bản đồng ý về nguyên tắc thành lập trường. Vấn đề này đang là một trong các trở ngại lớn trong việc thành lập các trường tư thục, nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để.

Ba là, chế độ học phí thực hiện theo quy định tại Quyết định số

70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ cách đây gần 10 năm đã khơng

cịn phù hợp, mức thu học phí hiện nay chỉ đảm bảo hoạt động thường xuyên của trường, khơng bù đắp được chi phí tối thiểu cần thiết cho hoạt động đào tạo, hạn chế khả năng huy động nguồn lực từ người học để nâng cao chất

lượng đào tạo.

Bốn là, cơ chế nhà nước xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng để cho cơ sở

ngồi cơng lập thuê, cơ chế nhà nước hỗ trợ ban đầu cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngồi cơng lập mới được ban hành (tháng 11/2007)

nên năm 2007 chưa phát huy được kết quả.

Năm là, trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập là loại hình hoạt động tư nhân, do đó nguồn vốn chủ yếu huy động từ các tổ chức, cá nhân và

đầu tư giáo dục và đào tạo rất lớn. Vì vậy, quy mơ cơ sở vật chất, trang thiết

bị của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Sáu là, về chính sách thuế: Q trình triển khai thực hiện Nghị định số

53/2006/NĐ-CP cho thấy các quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa công bằng và chưa khuyến khích các hoạt

động xã hội hóa.

Ví dụ: Bộ Tài chính đã có Thơng tư số 91/2006/TT-BTC ngày

02/10/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính

phủ về các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập, theo đó các trường ngồi cơng lập được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động và cịn có hàng loạt ưu đãi khác về thuế, giao đất, vay vốn ưu đãi… cho các trường thành lập mới theo các dự án đầu tư. Trên thực tế, hiện nhiều trường đại học, cao

đẳng ngồi cơng lập vẫn đang phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan thuế của địa phương theo thuế suất 28% như đối với một doanh

nghiệp bình thường. Các chính sách ưu đãi khác hầu như chưa được thực hiện.

Bảy là, thu nhập của người lao động trong các trường đại học, cao

đẳng ngồi cơng lập cịn thấp, chưa tương xứng với cơng sức đóng góp của

họ bỏ ra. Điều này khơng khuyến khích người lao động phát huy hết khả

năng, năng lực và gắn bó lâu dài với trường.

Tám là, Vấn đề sở hữu trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng

ngồi cơng lập đang là vấn đề then chốt cần được làm rõ cả về mặt lý luận và trong thực tiễn tổ chức quản lý và phải được hoàn thiện về mặt thể chế, nếu không sẽ dẫn đến những khác biệt quan trọng về mặt quan điểm giữa các nhà quản lý cấp trên và đội ngũ quản lý cấp trường, đồng thời gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Những quy định về chế độ sở hữu trong các trường

đại học, cao đẳng ngồi cơng lập hiện nay chưa có tác dụng thu hút các tổ

Chín là, việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo tài

chính và cơng khai tài chính tại các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập

tuy đã được thực hiện nhưng chưa được chú trọng đúng mức, công tác giám

sát, kiểm tra tài chính tại các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập chưa

được đề cao.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)